tích tài chính khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1 Công tác đánh giá khách hàng cá nhân
Mục tiêu: Thực hiện công tác đánh giá KHCN qua những thông tin được cung cấp đã
có xác thực cũng như các nguồn thông tin khác để đưa ra nhận xét hách quan về khả năng trả nợ đúng hạn khách hàng.
Biện pháp:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ, thơng tin có xác thực của cơ quan
làm việc, chính quyền địa phương, ngân hàng, cơ quan thuế... và tuân thủ theo đúng thủ tục, quy định về cho vay KHCN.
+ Cán bộ quản lý KHCN cần xem xét thẩm định kỹ thực tế hồ sơ chứng minh thu
nhập và các hồ sơ có liên quan khác, đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng khách hàng giả mạo hồ sơ, xác minh thu nhập không phù hợp gây ảnh hưởng đến q trình xem xét phê duyệt khoản cấp tín dụng.
+ Đẩy mạnh cơng tác xác thực, đánh giá tính phù hợp của mức thu nhập từ các
nguồn thu nhập của khách hàng.
+ Chủ động đánh giá tính ổn định, thường xuyên của nguồn thu nhập từ hoạt động
kinh doanh hoặc cổ tức (tối thiểu phải được nhận 3 kỳ liên tục trước thời điểm vay
vốn) để xác định nguồn thu nhập đó là nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng khi tính vào nguồn trả nợ.
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Mực tiêu: Công tác thẩm định khách hàng được thực hiện nghiêm túc, chính xác, đạt
hiệu quả cao nhằm đảm bảo an tồn cho các khoản vay.
Biện pháp:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, tài liệu chứng minh
mục đích sử dụng vốn vay, nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, của NHNN và BIDV.
+ Nhanh chóng chuẩn hóa chính xác thông tin khách hàng để thuận lợi hơn cho
việc tra cứu thông tin khách hàng khi cần, kết hợp liên kết với các ngân hàng trên cùng địa bàn để nắm bắt, cập nhật thơng tin khách hàng nhanh chóng, hiệu quả nhất
+ Từ những thông tin trên, chuyên viên lập tức tiến hành phân tích và đánh giá
thông tin khách hàng. Đặc biệt chú ý đến những nội dung sau: năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng , năng lực tài chính, thẩm định phương án đề nghị vay vốn, thẩm định bảo đảm tiền vay trong quá trình phân tích. Cơng việc này cần thực hiện nghiêm túc, chính xác, nhanh gọn và đảm bảo tiết kiệm chi phí bởi những chuyên viên có kinh nghiệm, năng lực, trách nhiệm cao.
3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Mục tiêu: Đào tạo ra được một đội ngũ nhân viên chất lượng cao phục vụ cho q trình
phân tích đánh giá tài chính KHCN đạt hiệu quả tốt hơn nữa.
Biện pháp:
+ Đối với chi nhánh:
Tổ chức các lớp đào tạo, các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề, các khóa học ngắn hạn để chuyên viên có điều kiện tham gia và học tập.
Tổ chức những buổi họp bàn cho các cán bộ trẻ có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm về công tác cho vay cũng như kiến thức mới trong nghiệp vụ như : khả năng thẩm định, đánh giá khách hàng nhằm nâng cao kinh nghiệm thực tế cho cán bộ.
- Tổ chức sát hạch, kiểm tra, đánh giá trình độ của cán bộ tín dụng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
+ Đối với cán bộ công nhanh viên:
- Chuyên viên cho vay cần phải am hiểu về nghiệp vụ của chính mình đồng thời phải có những kiến thức nhất định về các nghiệp vụ liên quan như: kế tốn, thẻ, ngân quỹ,... để có thể giải quyết tốt các cơng tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Cán bộ tín dụng cần am hiểu rõ pháp luật cũng như có khả năng dự đốn, đánh giá triển vọng của các vấn đề kinh tế, xã hội để đảm bảo an tồn trong cơng tác cho vay và có khả năng đánh giá, dự đốn sự phát triển cũng như triển vọng của các vấn đề kinh tế.
- Các chuyên viên có ý thức tự học, tự nghiên cứu và làm viêc độc lập vì khả năng giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội rất quan trọng.