3.1 .Tổng quan về tỉnh Phú Thọ
4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng trong thu hút đầu tƣ du lịch tỉnh Phú Thọ
4.2.1 Quan điểm thu hút đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ
Dựa trên quy hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hƣớng đến năm 2030 đã xác định quan điểm phát triển du lịch của tỉnh và đánh giá về thực tế du lịch Phú Thọ thời gian qua, tác giả đề xuất quan điểm thu hút đầu tƣ với du lịch Phú Thọ thời gian tới nhƣ sau:
- Phát triển du lịch Phú Thọ theo chiều sâu và có chất lƣợng: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhƣng cần cần đƣợc quy hoạch có bài bản, tạo đƣợc đặc trƣng hấp dẫn, gắn du lịch với thƣơng mại, các dịch vụ k m theo phải có chất lƣợng để thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Phát triển du lịch nhân văn và tự nhiên với việc lấy du lịch nhân văn làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, kh ng định và phát triển bền vững thƣơng hiệu “du lịch về cội nguồn”. Đồng thời, tăng cƣờng liên kết du lịch giữa Phú Thọ và các tỉnh để hình thành chuỗi liên kết có hiệu quả và tạo đƣợc sản phẩm du lịch mới.
- Tiếp tục đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng du lịch
- Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ du lịch: về hành lang pháp lý thơng thống, cơ chế chính sách thuận lợi, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức và phát huy vai tr của chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý các doanh nghiệp nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch: Kêu gọi sự tham gia từ mọi thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội cho đầu tƣ du lịch, tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.
- Đầu tƣ vào hoạt động marketing cho địa phƣơng một cách bài bản và có định hƣớng, tạo đƣợc thƣơng hiệu cho tỉnh Phú Thọ.
4.2.2 Mục tiêu thu hút đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ
Mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020 của Phú Thọ cũng gắn với mục tiêu thu hút đƣợc đầu tƣ du lịch bởi tính kết quả giữa phát triển du lịch và thu hút đầu tƣ. Dựa vào các căn cứ dự báo bao gồm:
- Mục tiêu tổng quát: Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch
- thƣơng mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lƣợng, đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng đƣợc sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh Phú
Thọ... Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nƣớc tạo tiền đề để đến năm 2030 du lịch Phú Thọ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Mục tiêu cụ thể:
Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng
hạ tầng du lịch then chốt, đồng bộ và đƣa vào khai thác đƣợc 5 trung tâm du lịch:
+ Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng) là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch tồn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn.
+ Thanh Thuỷ là trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí;
+ Hạ Hồ là trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa với các điểm du lịch: Đầm Ao Châu, Vân Hội, Đền Mẫu Âu Cơ...
+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dƣỡng - thể thao Tam Nông (Dream City) là trung tâm nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí thể thao.
Tại trung tâm du lịch Việt Trì, phát triển thành phố Việt Trì thành địa bàn trọng điểm du lịch cả nƣớc, thành phố lễ hội và khu du lịch quốc gia Đền Hùng.
Khách du lịch
- Năm 2015 đón đƣợc 6 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế và 7,25 triệu lƣợt khách nội địa (trong đó có 6,5 triệu lƣợt khách tham quan trong ngày và 744 nghìn khách lƣu trú); đạt mức tăng trƣởng bình quân của khách lƣu trú 17,4%/năm, trong đó khách quốc tế 14,4%/năm.
- Năm 2020 đón đƣợc 10 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lƣợt khách nội địa (trong đó có 7,0 triệu lƣợt khách tham quan trong ngày và 1,2 triệu khách lƣu trú); đạt mức tăng trƣởng bình quân của khách lƣu trú 9,85%/năm; khách quốc tế 10,7%/năm.
Tổng thu từ du lịch:
-Năm 2015 đạt khoảng 49,8 triệu USD (1.020 tỷ VND theo giá gốc năm 2010).
-Năm 2020 đạt khoảng 90,5 triệu USD (1.865 tỷ VND theo giá gốc năm 2010).
Giá trị gia tăng GDP du lịch:
- Năm 2015, GDP du lịch đạt 27,4 triệu USD (tƣơng đƣơng 564,3 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,05% tổng GDP khối dịch vụ và 2,28% GDP toàn tỉnh, tăng trƣởng trung bình đạt hơn 17,8%/năm.
- Năm 2020, GDP du lịch đạt 54,3 triệu USD (tƣơng đƣơng 1.118,6 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,77% tổng GDP khối dịch vụ và 2,68% GDP tồn tỉnh, tăng trƣởng trung bình đạt khoảng 14,7%/năm.
Số lượng cơ sở lưu trú:
- Năm 2015 có tổng số 3.220 buồng lƣu trú với khoảng 12% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.
- Năm 2020 có tổng số 3.800 buồng lƣu trú với khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.
Về chỉ tiêu việc làm:
Năm 2015 tạo việc làm cho khoảng 20,6 ngàn lao động (trong đó 5,15 ngàn lao động trực tiếp), năm 2020 là 30,4 ngàn lao động (trong đó 7,6 ngàn lao động trực tiếp).
Sản phẩm du lịch:
Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh xung quanh việc khai thác các di sản vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vƣơng; Bên cạnh đó phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, thể thao gắn với VQG Xuân Sơn, nƣớc khống nóng Thanh Thủy.…
4.2.3 Định hướng thu hút đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ
Để thu hút đầu tƣ du lịch, cần thiết phải xác định một số định hƣớng có tính nhất qn, xun suốt để triển khai thực hiện. Các định hƣớng chính cần xác định bao gồm: định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch; định hƣớng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; định hƣớng phát triển thƣơng hiệu Phú Thọ.
- Về phát triển sản phẩm du lịch:
+ Phát triển sản phẩm đặc trƣng: Du lịch gắn với văn hóa truyền thống là sản phẩm du lịch đặc trƣng nhất của du lịch Phú Thọ là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân. Du lịch gắn với tham quan tự nhiên, nghỉ dƣỡng là vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, vùng nƣớc khống nóng Thanh Thuỷ...
+ Phát triển các sản phẩm du lịch khác: Một số loại hình du lịch gắn với sinh thái khác nhƣ vui chơi giải trí, dã ngoại, thể thao cuối tuần, du lịch trang trại, làng
nghề, nông thôn... Du lịch công vụ, gắn với sự kiện (MICE) nhƣ thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ... Đầu tƣ các loại hình dịch vụ k m theo nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch nhƣ các địa điểm vui chơi giải trí, ẩm thực, trung tâm mua sắm…
- Về cải thiện môi trường đầu tư:
Tác giả đề xuất các định hƣớng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng minh bạch, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhƣ sau:
+ Tiếp tục cải cách về thủ tục hành chính cơng + Đổi mới cơng tác xúc tiến đầu tƣ
+ Hỗ trợ ngân sách và các ƣu đãi cho các dự án đầu tƣ du lịch
+ Nâng cao chất lƣợng nhân lực ngành du lịch và trình độ quản lý của nhân lực cao cấp.
- Về phát triển thương hiệu Phú Thọ:
+ Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Phú Thọ, thu hút đầu tƣ vào du lịch Phú Thọ đƣợc tiến hành có trọng tâm, trọng điểm và hƣớng vào tiềm năng, thế mạnh của các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
+ Tiếp tục liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong cả nƣớc + Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Phú Thọ cần đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn.
+ Xúc tiến quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu du lịch Phú Thọ trên phạm vị trong nƣớc và quốc tế.
4.3.Các giải pháp Marketing địa phƣơng nhằm thu hút đầu tƣ du lịch cho tỉnh Phú Thọ
Các nhóm giải pháp mà tác giả đƣa ra cho chủ thể thực hiện là chính quyền địa phƣơng và các biện pháp marketing mà địa phƣơng thực hiện đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo đƣợc ấn tƣợng để thu hút sự đầu tƣ của các doanh nghiệp về với Phú Thọ.