Cơ sở kinh doanh du lịc hở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 62)

Cơ sở 1. Cơ sở lƣu trú du lịch 2. Cơ sở ăn uống

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015,2016, 2107 của Sở thương mại-du lịch Phú Thọ và Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của tỉnh Phú Thọ

Có thể thấy sự chênh lệnh giữa số lƣợng các cơ sở kinh doanh du lịch, với số sở ăn uống nhiều gấp nhiều lần cơ sở lƣu trú. Theo thống kê, năm 2017, số cơ sở lữ hành là 23 cơ sở. Điều này cho thấy xu hƣớng các doanh nghiệp đang tập trung vào đầu tƣ lĩnh vực ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm sẽ mang lại doanh thu nhiều hơn các lĩnh vực khác nhƣ lữ hành hay lƣu trú – là những ngành nghề mà Phú Thọ rất cần đầu tƣ để phát triển du lịch.

Với lƣợng khách du lịch đến với Phú Thọ những năm gần đây đạt mức 7-8 triệu lƣợt khách và có xu hƣớng tăng, tốc độ tăng trƣởng trung bình hơn 10% (Theo tổng cục thống kê tỉnh Phú Thọ). Tuy nhiên, lƣợt khách nhiều nhƣng thời gian lƣu trú của khách du lịch ở lại Phú Thọ lại rất thấp, kéo theo doanh thu của hoạt động lƣu trú không cao.

Theo khảo sát, các doanh nghiệp du lịch đánh giá về sản phẩm du lịch của Phú Thọ nhƣ sau: (Theo phụ lục số 05)

- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ, mờ nhạt, thiếu sự đa dạng chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn cho du khách; chƣa xây dựng đƣợc tuyến du lịch hồn chỉnh mang tính đặc sắc, độc đáo. Chất lƣợng sản phẩm du lịch thấp, chƣa có nhiều khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các

doanh nghiệp có thƣơng hiệu. Cho nên các doanh nghiệp lữ hành thƣờng kinh doanh thêm một lĩnh vực khác song song với hoạt động lữ hành nhƣ ăn uống, vận tải…để đảm bảo doanh thu.

- Ngoài thời gian lễ hội của giỗ tổ vua Hùng, Phú Thọ khơng có những đặc trƣng hấp dẫn khác để thu hút khách du lịch, hay khi đến đây, khách chỉ ở lại trong ngày và về hoặc di chuyển đến những tỉnh khác do tỉnh chƣa có những điểm đến hấp dẫn, dịch vụ du lịch đi k m nhƣ: nhà ở lƣu trú, ẩm thực, trung tâm thƣơng mại, khi vui chơi… chƣa có.

- Chất lƣợng sản phẩm chƣa tốt: Các doanh nghiệp cho rằng, cơng tác quản lý của chính quyền địa phƣơng ở các điểm đến này chƣa thực sự triệt để về tổ chức, trật tự, văn hóa ứng xử, quản lý giá cả, chất lƣợng sản phẩm… hay chất lƣợng dịch vụ ở những nơi này chƣa đồng bộ, đang mang tính tự phát.

- Du lịch cộng đồng ít, mơ hình xã hội hóa nhằm tận dụng nguồn lực từ ngƣời dân địa phƣơng chƣa đƣợc tận dụng và liên kết để tạo đƣợc hiệu quả trong phát triển du lịch.

- Tour du lịch chƣa đƣợc gắn kết: Phú Thọ đƣợc các doanh nghiệp nhìn nhận

là có rất nhiều điểm đến tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác, trong khi đó cơng tác quản lý tour lại chƣa hiệu quả khi kết nối các điểm đến trong tỉnh để hạn chế khó khăn về khoảng cách do các điểm cách xa nhau.

Những đánh giá của các địa phƣơng cũng phản ảnh thực trạng việc thực thi của chính quyền địa phƣơng trong việc phát triển các điểm đến du lịch, tạo ra hình ảnh ấn tƣợng của địa phƣơng nhằm thu hút khách du lịch và nhà đầu tƣ. Có thể thấy rằng, tiềm năng của Phú Thọ đƣợc các doanh nghiệp đánh giá rất tiềm năng nhƣng đang c n nhiều vấn đề về chất lƣợng dịch vụ, tính ổn định của lƣợng khách du lịch, sự đa dạng trong sản phẩm du lịch thấp, sản phẩm đang rất đơn điệu chƣa có nhiều nổi bật và thu hút. Vì vậy các doanh nghiệp chƣa tìm thấy đƣợc lợi thế của Phú Thọ để quyết định đầu tƣ mà chỉ tập trung vào những hoạt động nhỏ lẻ nhƣ ăn uống, giải trí, mua sắm…

Cơ sở hạ tầng đƣợc xem là những yếu tố cấu thành nên điều kiện tiền đề, bao gồm cả yếu tố cứng là cơ sở vật chất, giao thơng…các yếu tố mền là trình độ nhân lực, cơ sở phát triển du lịch,…là yếu tố đƣợc các nhà đầu tƣ xem xét khi quyết định đầu tƣ, bởi sự thuận tiện của giao thông sẽ dễ dàng phát triển du lịch trong việc kết nối tour, liên kết vùng thu hút khách du lịch; cơ sở vật chất hiện đại tạo hình ảnh tốt tới khách du lịch và các nhà đầu tƣ du lịch.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã huy động tổng số vốn trên 69 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm để đầu tƣ kết cấu hạ tầng, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km đƣờng, hồn thành 7 cầu lớn. Hạ tầng đơ thị, khu cụm công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, tạo diện mạo mới, góp phần đƣa thành phố Việt Trì sớm trở thành đơ thị loại I... Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ kiên cố hóa trƣờng học đạt 85,6% (bình qn vùng Tây Bắc là 73%). Kinh phí đầu tƣ từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%; quy mô đào tạo tăng 35,5% so nhiệm kỳ trƣớc. Hoạt động du lịch có bƣớc phát triển khá, kết cấu hạ tầng du lịch đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ. Tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần; lƣợng khách đến tham quan, du lịch và thực hành tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng hàng năm đạt 6 - 7 triệu lƣợt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm. (Theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến 2030)

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ chƣa nhiều về số lƣợng, chất lƣợng chƣa cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cao cấp của khách du lịch kém. Trong số 271 cơ sở lƣu trú tính đến năm 2015, mới chỉ có 1 khách sạn 4 sao, 9 khách sạn 2 sao, 19 khách sạn 1 sao, 2 khách sạn 4 sao và 5 sao khác do Tổng công ty du lịch Sài G n và Tập đoàn Mƣờng Thanh đang đầu tƣ, theo tiến độ phải đến cuối năm 2017 mới có thể đƣa vào sử dụng (Theo cục thống kê tỉnh Phú Thọ). Các cơ sở kinh doanh khác đa phần đều nhỏ lẻ, tiện nghi, thiết bị chỉ ở mức trung bình. Số điểm vui chơi và sinh hoạt văn hóa c n ít và chất lƣợng tiện nghi, thiết bị khơng cao.

Có sự chênh lệch lớn về hiệu suất sử dụng theo mùa, công suất sử dụng cơ sở vật chất vào khoảng thời gian ngoài mùa du lịch, lễ hội trung bình chỉ bằng khoảng 1/5 so với thời gian diễn ra các lễ hội. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh ở khu vực nƣớc khống nóng Thanh Thủy, cơng suất sử dụng chỉ cao vào các ngày cuối tuần và mùa đông. Chênh lệch hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất quá cao là biểu hiện của sự phát triển khơng bền vững ở khía cạnh này và hiệu quả của việc khai thác, liên kết tour tuyển ở các vùng trong tỉnh.

Do sự phân bố tài nguyên, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ thời gian qua đã hình thành ba cụm du lịch tập trung:

- Cụm thành phố Việt Trì và phụ cận. - Cụm thị trấn Hạ H a.

- Cụm thị trấn La Phù.

Trong đó cụm thành phố Việt Trì với hƣớng phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch MICE là trọng tâm phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và đang từng bƣớc trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng và cả nƣớc.

Bên cạnh đó, hệ thống khu, điểm du lịch cũng đã đƣợc hình thành trong hệ thống quốc gia và vùng nhƣ:

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.

- Khu du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn. - Khu du lịch Văn Lang, thành phố Việt Trì.

-Khu Du lịch nghỉ dƣỡng nƣớc khống nóng Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy.

- Khu du lịch đầm Ao Châu, huyện Hạ H a.

- Khu du lịch Bạch Hạc-Bến Gót, thành phố Việt Trì.

Tuy nhiên do điều kiện kinh tế c n khó khăn, khả năng đầu tƣ c n hạn chế nên một số tuyến, điểm du lịch mặc dù đƣợc quy hoạch xác định có tiềm năng lớn trên địa bàn nhƣ điểm du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn),

điểm du lịch thác và Chiến khu l ng chảo Minh H a (thuộc huyện Yên Lập)... nhƣng vẫn chƣa đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch hoặc khai thác nhƣng c n manh mún. Đây là một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.

Hoạt động đầu tư du lịch của tỉnh Phú Thọ

Tổng số vốn đƣợc địa phƣơng đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006-2012 là 210 tỷ đồng; trong đó dự án đầu tƣ vào hạ tầng: Khu du lịch Văn Lang là 85,6 tỷ đồng, dự án đƣờng vào khu du lịch Ao Châu - Hạ H a là 29,5 tỷ đồng, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là 44 tỷ đồng, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng là 26 tỷ đồng, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch nƣớc khống nóng Thanh Thủy là 25 tỷ đồng. (Theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến 2030). Việc đầu tƣ cho các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm đƣợc tăng cƣờng hơn từ các năm 2012 trở lại đây, với một số cơng trình quy mơ và tạo điểm nhấn nhƣ: Hồ cơng viên Văn Lang, các siêu thị Big C, Vincom Plaza, quảng trƣờng Hùng Vƣơng....

Các khu du lịch đã có dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp :

- Khu du lịch nƣớc khống nóng Thanh Thủy: Dự án khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù của Công ty cổ phần Ao Vua, dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dƣỡng của Công ty TNHH Sông Thao…các dự án đều đang triển khai, chƣa hoàn thành nên các hạng mục đƣa vào khai thác chiếm tỷ lệ thấp.

- Khu du lịch Vƣờn quốc gia Xuân Sơn: Dự án của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng đã xây dựng 02 nhà sàn, đƣờng vào hang và cải tạo hang Thổ Thần.

- Các khu du lịch chƣa có dự án triển khai: Khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Bạch Hạc-Bến Gót, khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng, khu du lịch đầm Ao Châu.

- Có 3 khu du lịch (Đền Hùng, nƣớc khống nóng Thanh Thủy, Vƣờn quốc

gia Xuân Sơn) đã đƣa vào khai thác một số hạng mục phục vụ khách du lịch nhƣ: thăm quan di tích, dịch vụ tắm khống nóng, ăn, nghỉ, thăm và khám phá hang động...

Nhìn chung cơng tác đầu tƣ đã đƣợc chính quyền quan tâm, tuy nhiên do kinh tế c n khó khăn, khả năng đầu tƣ c n thấp so với nhu cầu (3000 tỷ) nên hiệu quả đầu tƣ chƣa cao. Lĩnh vực đầu tƣ đƣợc tỉnh nhắm đến tập trung vào phát triển các điểm đến mới nổi, đầu tƣ các dịch vụ mua sắm…Với các chính sách đầu tƣ nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ sẽ có xu hƣớng đầu tƣ vào các lĩnh vực này nhằm tận dụng những lợi thế sẵn có mà địa phƣơng đầu tƣ.

Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực sẽ quyết định trình độ, tính chun nghiệp và sự phát triển của ngành du lịch. Khi đầu tƣ, nguồn nhân lực là một yếu tố mà nhà đầu tƣ phải cân nhắc khi quyết định về ngành nghề sẽ đầu tƣ. Điều này đ i hỏi địa phƣơng phải chuẩn bị rất tốt về con ngƣời để tạo lợi thế cạnh tranh với các địa phƣơng khác nhằm thu hút đầu tƣ. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, yêu cầu nhân lực phải có chun mơn, trình độ ngoại ngữ rất cao để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ lữ hành.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã đƣợc tỉnh Phú Thọ quan tâm, chú trọng: Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành tại các trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Cao đ ng nghề Phú Thọ, Trung cấp Văn hóa-Du lịch… Chƣơng trình đào tạo nghề du lịch từng bƣớc đƣợc hồn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Thực trạng số lƣợng và trình độ lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 nhƣ sau :

Bảng 3.3. Thực trạng số lượng và trình độ lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2010-2017 Chỉ tiêu Tổng số lao động Lao động tại các cơ sở lƣu trú Lao động tại các cơ sở ăn uống Lao động tại các cơ sở lữ hành Trình độ lao động (lƣu trú lữu hành) Đại học và trên Đại học Cao đ ng và Trung cấp Lao động phổ thông Tổng số lao động

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,2017 của Sở thương mại-du lịch Phú Thọ và Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,2015,2016,2017 của tỉnh Phú Thọ

Có thể thấy lao động tại các cơ sở lƣu trú và ăn uống khá đa dạng, qua khảo sát thực tế nhân lực lữ hành có trình độ cao đ ng, đại học c n nhân lực tại các cơ sở ăn uống chủ yếu là lao động phổ thông.

Đội ngũ quản lý ở phần lớn các cơ sở kinh doanh lƣu trú, ăn uống, dịch vụ khác trình độ đa dạng nhƣng kiến thức nền tảng ít chuyên sâu về du lịch, chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm và một số đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, hầu hết chƣa hài l ng với chất lƣợng nhân lực của địa phƣơng, nguồn nhân lực du lịch đang có các tồn tại sau: (Theo phụ lục số 05)

- Khó tìm kiếm đƣợc nhân lực cho các lĩnh vực nhà hàng, lữ hành ở trong tỉnh

- Các doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu khi tuyển dụng.

- Nhân lực thiếu sự cam kết gắn bó do lƣơng, các chế độ chƣa cao và tiềm năng thị trƣờng để ngƣời lao động theo nghề

- Đội ngũ nhân lực chia thành hai cấp: nhân lực cấp thấp và nhân lực cấp cao. Trong đó, nhân lực cấp thấp thiếu chun mơn trong lĩnh vực lữ hành, kỹ năng, nhận thức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; trình độ ngoại ngữ của nhân lực cấp cao c n hạn chế, kỹ năng quản lý chƣa đúng tầm.

- Nguồn cung nhân lực du lịch từ đại học Hùng Vƣơng lớn nhƣng chất lƣợng

đào tạo chƣa thực sự có chất lƣợng, thiếu thực hành gắn với thực tế.

Điều này cũng lý giải vì sao hoạt động lữ hành của Phú Thọ lại phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Cùng với đó, chất lƣợng dịch vụ đang đƣợc các doanh nghiệp đánh giá là chƣa chuyên nghiệp, c n thấp so với các địa phƣơng khác.

3.2.3. Chính quyền địa phương

Việc xây dựng và hồn thiện mơi trƣờng đầu tƣ của chính quyền đƣợc thực hiện dựa trên nội dung các nhóm yếu tố của marketing – mix địa phƣơng. Dƣới đây là bảng đánh giá thực trạng thực hiện marketing địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ du lịch của chính quyền địa phƣơng đƣợc tổng hợp từ các phát biểu của các doanh

nghiệp về các cơ chế, chính sách, thực thi và kiểm sốt trên các phƣơng diện: cung sản phẩm địa phƣơng, giá cả, phân phối, truyền thông và quảng bá.

Bảng 3.4. Thực trạng thực hiện marketing địa phương của chính quyền

Các hoạt động marketing địa phƣơng I. Sản phẩm 1. Cơ sở hạ tầng phục vụ các điểm du lịch 2. Các cơ chế, thể chế, chính sách về đầu tƣ du lịch

3. Về phát triển nguồn nhân lực cho du lịch

4. Cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành

5. Cơ chế, chính sách quản lý các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w