Xây dựng chính sách và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 25 - 27)

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.3.2 Xây dựng chính sách và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

> Chính sách quản trị rủi ro

Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị RRTD. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động thức tạp, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có một chính sách rõ ràng đó là ‘kim chỉ nam’ cho hoạt động tín dụng. Một chiến lược rõ ràng, chính xác đảm bảo cho bản thân ngân hàng có thể linh hoạt trong phịng ngừa và xử lý RRTD có thể xảy ra

Để xây dựng một chính sách quản trị RRTD hợp lý cần dựa trên các căn cứ sau

Thứ nhất, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định, nên khi xây dựng chính sách quản trị rủi ro, ngân hàng cần phải xem xét tới tác động của các yếu tố như tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, đặc điểm, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cần cấp tín dụng cũng như mức độ cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng

Thứ hai, căn cứ vào quy định của các cơ quan quản lý

Với các chính sách và văn bản pháp quy đã được ban hành, các ngân hàng cần phát triển theo hướng chủ động kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình

Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là chính sách do Hội đồng quản trị ban hành. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng.

Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất trong tồn bộ tổ chức, tạo cơ sở cho việc điều hành kinh doanh một cách chủ động và phải được lập dựa trên các căn cứ sau:

- Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động và vốn chủ sở hữu - Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước, nó ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng của

thị trường

- Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất cũng như trình độ của cán bộ nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên

những khu vực nhất định

- Căn cứ vào những dự báo, phân tích rủi ro là những yếu tố mang tính kỹ thuật trong việc đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngồi nước,

điển hình là những phân tích về lạm phát, lãi suất, tỷ giá

Thứ tư, căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD

Nguyên tắc 1: chiến lược quản trị RRTD

Nguyên tắc 2: tuân thủ các quy tắc tín dụng đã đề ra

Nguyên tăc 3: ngân hàng cần có một bộ phận quản trị riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác, hay nói cách khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận ra các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro của ngân hàng

Nguyên tắc 4: thực hiện nguyên tắc ‘ hai tay, bốn mắt’, trong hoạt động quản trị RRTD

Nguyên tắc 5: thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm

Nguyên tắc 6: quản lý RRTD được tiền hành đối với toàn bộ danh mục cho vay cũng đối với mỗi khoản cho vay riêng ẩn

Nguyên tắc 7: quản lý RRTD cần được xem xét trong mối quan hệ với các rủi ro khác

Nguyên tắc 8: quản trị RRTD cần đồng thời thực hiện với các công việc như xác định, định lượng, giám sát và quản trị RRTD cũng như thực hiện dự phòng rủi ro để bù đắp khi có tổn thất xảy ra

Nguyên tắc 9: nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về. Chi phí cho cơng tác quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ hoạt động đó

> Chiến lược quản trị RRTD

Neu các giai đoạn khác cách thức tiến hành chủ yếu là định lượng mang tính kỹ thuật nghiệp vụ thì khâu ra quyết định tín dụng mang tính định tính, phụ thuộc vào chính sách và khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Trong giai đoạn này, ngân hàng có bốn lựa chọn

• Avoid: Tránh hay loại bỏ rủi ro. Đối với những khoản vay, đối tượng

hay lĩnh vực cho vay có tính rủi ro cao, ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Việc lựa chọn chiến lược loại bỏ khơng có nghĩa là ngân hàng sẽ từ chối khoản vay mà có thể cho vay một phần ít rủi ro của lĩnh vực hay đối tượng đó

• Transfer: Chuyển giao rủi ro. Ngân hàng sẽ chuyển giao rủi ro mà

mình có thể gặp phải cho các đối tượng khác như ngân hàng khác hay công ty bảo hiểm bằng việc yêu cầu công ty bảo hiểm đảm bảo khoản vay hay sử dụng các công cụ phái sinh đặc biệt là hợp đồng quyền chọn

• Accept: Chấp nhận rủi ro. Rủi ro luôn hiện hữu trong mỗi khoản vay,

nên đối với những khoản vay có mức độ rủi ro nhỏ, ở trong giới hạn cho phép của ngân hàng thì ngân hàng hồn tồn có khả năng sử dụng chiến lược chấp nhận rủi ro. Tất nhiên, để có thể hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro, các ngân hàng cần trích lập rủi ro cho nhũng khoản vay này

• Reduce: Hạn chế hay kiểm soát rủi ro. Ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro

nhưng không phải là tồn bộ rủi ro, đối với những khoản vay có rủi ro cao ngân hàng

sẽ hạn chế bằng cách buộc đối tượng cho vay phải có tài sản đảm bảo và tăng cường

các cơng tác kiểm sốt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w