Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 33 - 36)

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.3.5 Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Kiểm sốt rủi ro tín dụng là việc thực hiện các biện pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tối đa tổn thất RRTD và khơng để ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn từ hoạt động tín dụng

Kiểm sốt RRTD giúp đảm bảo an tồn cho khoản tín dụng được cấp, đồng thời theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay khơng. Hơn nữa đây cũng là cơ sở giúp ngân hàng thành lập cơng tác kiểm sốt nội bộ. Để thực hiện tốt công tác kiểm sốt RRTD ngân hàng cần làm những cơng việc sau:

• xếp hạng tín dụng nội bộ:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khác h hàng

theo ngành nghề, quy mơ, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm: HTXHTD nội bộ giúp ngân hàng đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ và xây dựng quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn cho hoạt động của ngân hàng. HTXHTD nội bộ cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng

+ Phải được xây dựng trên hệ thống thông tin dữ liệu của từng khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, quy mơ, tính chất sở hữu, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, năng lực quản trị điều hành

+ Thường xuyên theo dõi đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của khách hàng để kịp thời điều chỉnh chính xác kết quả phân loại nợ, có các biện pháp quản lý đối với các khoản nợ xấu, để giúp ngân hàng trong việc giám sát thu hồi nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng

+ Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy định phân loại khách hàng, hệ thống chỉ tiêu và trọng số của từng chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm xếp hạng theo sự biến động của thị trường

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

- Chính sách tín dụng là nền tảng trong việc quản lý tín dụng có hiệu quả, chính sách tín dụng đặt mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ tín dụng trong

cơng tác cho vay và danh mục đầu tư. Chính sách tín dụng được xây dựng một cách

khoa học xuyên suốt sẽ giúp ngân hàng duy trì được các tiêu chuẩn tín dụng, tránh

được những mức rủi ro quá mức đánh giá đúng các cơ hơi kinh doanh

- Chính sách tín dụng phù hợp khi ngân hàng lựa chọn hay xác định cho mình các mục tiêu của hoạt động kinh doanh tín dụng đó là lợi nhuận, an tồn và lành

mạnh

- Để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp thì cần phải làm tốt các điều sau

+ Xác định quy mơ tín dụng: xác định tỉ trọng của các khoản tín dụng

+ Xác định các khoản mục tín dụng, hạn mức tín dụng, thời gian ưu đãi tín dụng, kì hạn trả nợ

+ Quyền phán quyết và mức phán quyết: Quyền phán quyết thuộc về thành viên của ban điều hành. Người có chức vụ càng lớn thì quyền phán quyết càng cao vì nó liên quan đến trách nhiệm của người đưa ra mức phán quyết

+ Những nguyên tắc tiếp cận đánh giá và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố

+ Những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đối với tất cả các khoản vay, trình tự, thủ tục giải quyết một hồ sơ vay vốn của ngân hàng

+ Chính sách cạnh tranh, marketing: Ngân hàng quản g bá điều kiện vay vốn nhằm giúp khách hàng vay vốn hiểu đúng, giám sát việc triển khai thực hiện của CBTD, thông tin ngược lại cho ngân hàng bằng các đề xuất, kiến nghị sửa chữa, hồn thiện chính sách tín dụng của ngân hàng

+ Xác định mức lãi suất cho vay phù hợp

Ngoài ràng buộc về pháp lý điều chỉnh, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có bảo đảm tiền vay bằng tài sản, m ua bảo hiểm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp khơng địi được nợ ngân hàng có quyền xử lý TSĐB để thu hồi nợ. TSĐB thường rất đa dạng như: bất động sản, chứng khốn, hàng hóa, thậm chí cả tài sản vơ hình như bằng phát minh sáng chế.. .vì thế thẩm định và đánh giá TSĐB là hết sức quan trọng. Cán bộ tín dụng cần có hiểu biết rộng để đánh giá đúng giá trị của tài sản và dự báo được xu thế biến động giá trị của nó theo thời gian

Dự phịng tổn thất tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản vay sẽ được phân loại theo 5 nhóm Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: trích lập 0% Nhóm 2: Nợ cần chú ý: trích lập 5% Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn: trích lập 20% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: trích lập 50% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn : trích lập 100% Số tiền cụ thể được xác định bằng công thức

R=max { 0,(A-C)} * r

Trong đó A: Số tiền dự phịng cụ thể phải trích lập

A: Số dư nợ gốc của khoản vay C: Giá trị khấu trừ của TSĐB r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Ngồi việc trích lập dự phịng cụ thể theo các nhóm nợ, ngân hàng cần phải trích lập dự phịng chung với tỉ lệ 0,75% giá trị khoản vay với các nhóm nợ từ 1 đến 4. Cũng theo quyết định này, ngân hàng được chủ động trong việc phân loại và xếp hạng các khoản vay vào nhóm nợ thích hợp trên cơ sở đánh giá của mình, đây là cơ sở của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà các ngân hàng đang tiến hành

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w