Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 29 - 33)

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.3.4 Đo lường rủi ro tín dụng

a) Đo lường RRTD bằng việc sử dụng các chỉ số đánh giá RRTD của ngân hàng • Tình hình nợ q hạn

Số dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ---------------------

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà có một phần hoặc tồn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi vay đã quá hạn thanh toán. Đây là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lành mạnh của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng biết được số NQH trong tổng dư nợ của ngân hàng, từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế

Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = --------------------

Dây là chỉ tiêu mà bất cứ nhà quản trị ngân hàng nào cũng quan tâm, nó phản ánh trung thực tình hình nợ xấu, giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tốt xấu của danh mục khoản vay đã cấp. Khi tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc RRTD cao

• Tình hình rủi ro mất vốn

Dự phịng rủi ro đã trích lập Tỷ lệ dự phịng rủi ro = --------------------------------------

Dư nợ cho kỳ báo cáo

Dự phịng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xẩy ra được ngân hàng dự báo trước cho những khách hàng có khả năng khơng trả được nợ theo cam kết. Do đó quỹ dự phịng được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi rủi ro thực sự xảy ra. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phịng được trích lập càng nhiều, cho thấy chất lượng tín dụng khơng tốt

Số tiền mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ mất vốn = --------------------------------------------

Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực sự của ngân hàng, lượng mất vốn là số tiền ngân hàng thực sự phải trích lập và các nguồn khác để bù đắp. là khoản cho vay mà theo ý kiến chủ quan của ngân hàng là khơng có khả năn g thu hồi

• Mức độ tập trung tín dụng

- Mức độ tập trung tín dụng theo thời gian: Là tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng phân theo các hình thức tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong danh mục đầu

tư tín dụng. Mức độ tập trung này càng cao thì rủi ro càng thấp Dư nợ ngắn hạn Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn = ----------------------- Tổng dư nợ Dư nợ dài hạn Tỷ trọng dư nợ tín dụng dài hạn = ------------------------ Tổng dư nợ - Mức độ tập trung thep đối tượng khách hàng

Dư nợ của 1 KH

Tỷ trọng dư nợ TD đối với một khách hàng = -------------------------

Tổng dư nợ Dư nợ của 1 nhóm KH Tỷ trọng dư nợ TD đối với một nhóm khách hàng =----------------------------------------------

Tổng dư nợ

b, Đo lường rủi ro tín dụng bằng các mơ hình

> Mơ hình điểm số Z

Mơ hình này phụ thuộc vào: chỉ số các yếu tố tài chính của người vay -X, tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong q khứ, mơ hình được mơ tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 +1,0X5 Trong đó:

X1: tỷ số vốn lưu động rịng/tổng tài sản

X2: tỷ số lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản X

X3: tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4: tỷ số thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn

X5: tỷ số doanh thu/tổng tài sản

Tỷ số Z càng cao, thì người vay có xác xuất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao 1,8 < Z < 3: Không xác định

Z > 3: Khách hàng khơng có khả năng vỡ nợ

Bất kỳ cơng ty nào có điểm số Z < 1,8 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao

> Mơ hình KMV

Để tiến hành quản trị RRTD, ngân hàng trước tiên cần đặt ra 3 câu hỏi: - Tỷ lệ khách hàng không trả được nợ

- Số dự nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ ?

- Số tiền ngân hàng thực sự mất khi khách hàng không trả được nợ và đã trừ đi TSĐB là bao nhiêu?

Trả lời cho các câu hỏi trên, nhà quản trị ngân hàng đã lượng hóa chúng qua các thơng số

PD - Probability of Default : xác suất khách hàng không trả được nợ

EAD - Exposure At Default: số dư nợ còn lại của khách hàng tại thời điểm

vỡ nợ

LGD - Loss Given Default: tổn thất của ngân hàng nếu khách hàng không

trả được nợ

EL - Expected Loss: rủi ro dự kiến xảy ra

Với mỗi kỳ hạn xác định, EL được tính tốn dựa trên cơng thức sau:

EL = PD * LGD

Trong đó:

PD là xác suất trung bình (%) các khách hàng trong cùng một xếp hạng rủi ro

không trả được nợ trong một khoảng thời gian nhất định, PD là một hàm của: hạng tín dụng của khách hàng, thời hạn của khoản vay, mức độ vỡ nợ dự kiến, chu kỳ kinh tế

EAD là số dư nợ ước tính của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả

được nợ. EAD phụ thuộc vào: Loại hình tín dụng, hạn mức tín dụng, kế hoạch trả nợ của khách hàng và kỳ hạn khoản vay

LGD là số % của dư nợ còn lại của khách hàng mà ngân hàng sẽ không thu hồi

được nếu vỡ nợ xảy ra

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

% có khả năng bị mất tính trên số dư nợ cịn lại của khách hàng là một hàm số của: Giá trị tài sản đảm bảo, các tài sản khác có thể dùng để trả nợ của khách hàng, thời điểm vỡ nợ (vỡ nợ ở giai đoạn đầu hay cuối của khoản vay, lúc khách hàng vỡ nợ ở thời kỳ mạnh hay yếu, chu kỳ kinh tế, chính sách phục hồi nội bộ của khách hàng

Như vậy, thông qua các biến số LGD, EAD, PD , ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của khoản vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất của khoản cho vay thì sẽ mang lại nhiều ứng dụng trích lập RRTD một cách chính xác hay phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình tín dụng chứ khơng chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đông nam á khoá luận tốt nghiệp 643 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w