ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY
Nhìn chung việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn mơi trường có thể ảnh hưởng đến thương mại ở những khía cạnh sau:
1.3.1. Tác động tích cực
(1) Thuận lợi trong việc tiếp cận thị trƣờng
Q trình tự do hố thương mại tồn cầu đang thúc ép các quốc gia hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản thương mại để hàng hoá và dịch vụ được di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia, tạo nên sự tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ thì các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ngày càng có vai trị quan trọng trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề mơi trường tồn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhu cầu người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với mơi trường ngày càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các nước ngày càng trở nên phổ biến và bắt buộc. Trước tình hình đó, các sản phẩm thân thiện với mơi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn so với các sản phẩm khơng tn thủ các u cầu nói trên. Thực tế cho thấy cơng ty áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt như ISO 14000, HACCP... dễ được khách hàng tiếp nhận hơn, uy tín cao hơn.
Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong nhiều trường hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hãng. Tuy nhiên, những công ty cũng như sản phẩm của họ có chứng nhận mơi trường như chứng chỉ ISO 14000, nhãn sinh thái có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận các thị trường khó tính.
Trong tương lai, sẽ đến một thời kỳ mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với mơi trường là thực sự khách quan, việc có chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14001 chẳng hạn sẽ là một lợi thế đáng kể trong đấu thầu quốc tế và quốc gia, tạo uy tín và vị thế của cơng ty trên thị trường quốc tế, tăng khả năng thâm nhập thị trường [7, 50].
Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường sẽ đưa đến cơ hội cải thiện đáng kể tình trạng quản lý chung của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, uy tín, mối thiện cảm của các nhà chức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
(3) Làm thuận lợi hoá việc đàm phán quốc tế về các hiệp định thƣơng mại và môi trƣờng
Vấn đề môi trường ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, khu vực cũng như tồn cầu. Những vịng đàm phán gần đây trong WTO cũng như các tổ chức thương mại khu vực, các hiệp định thương mại song phương cho thấy rằng các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề thương mại và mơi trường thường gắn liền với lợi ích của các quốc gia. Trong thực tế, việc xem xét tới yếu tố môi trường đã tăng cường vai trò của các tiêu chuẩn trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế gần đây. Việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong các cuộc đàm phán như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc đưa ra nghị quyết về các vấn đề liên quan đến thương mại và mơi trường. Các tiêu chuẩn mơi trường có thể sử dụng như là một chỉ số của sự cam kết và mong muốn của đất nước đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý môi trường tốt hơn trong số các tổ chức doanh nghiệp của các nước này. Lợi thế của phương pháp tiếp cận này có sức thuyết phục cao và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc
gia [30, 21].
(4) Làm thuận lợi quá trình tự do hố thƣơng mại
Vì các tiêu chuẩn và quy định mơi trường là các tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng theo nguyên tắc thoả thuận nên các tài liệu này sẽ phục vụ cho việc thống nhất quan điểm của các nước trong cách tiếp cận của họ đối với nhãn sinh thái, quản lý mơi trường và đánh giá chu trình sống. Nhận thức và cách tiếp cận thống nhất này sẽ giúp gỡ bỏ nhanh hơn các hàng rào trong thương mại và như vậy nó sẽ hỗ trợ cho q trình thương mại tự do.
(5) Đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi
Ở phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường thường được ưu đãi về lãi suất trong vay vốn ngân hàng, mở rộng hoạt động, được các cổ đơng quan tâm. Chính phủ nhiều nước cũng đã có nhiều chính sách và biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có chiến lược về mơi trường rõ rệt. Ở bình diện quốc tế việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như các tiêu chuẩn mơi trường cũng được các tổ chức tài chính quốc tế ưu đãi về tài chính. Những dự án về mơi trường thường nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính như IMF, WB. Chẳng hạn như với việc cam kết thực hiện Hiệp định Montreal, nhiều quốc gia đang phát triển đã nhận được những ưu đãi về tài chính thơng qua các quỹ đa phương được xây dựng để giúp các quốc gia đang phát triển loại bỏ việc sử dụng ODS [25,
14].
1.3.2. Tác động tiêu cực
(1) Tạo ra rào cản trong thƣơng mại quốc tế
Việc sử dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn và quy định mơi trường trong thương mại quốc tế nhằm khuyến khích những sản phẩm thân thiện với mơi trường có thể tạo nên rào cản thương mại phi thuế quan trong tương lai. Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hồn tồn có thể xảy ra trong tương lai khi mà các khu vực mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, việc vượt qua rào cản này có thể là một
thách thức lớn lao đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều năm tới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi đang còn thiếu nhiều các điều kiện để đáp ứng yêu cầu các nhà nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy rằng các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về môi trường đối với sản phẩm một mặt giúp gỡ bỏ các hàng rào trong thương mại. nhưng mặt khác nó có thể là rào cản tiềm ẩn trong thương mại mà các nước phải tính đến.
(2) Hạn chế khả năng cạnh tranh
Những cuộc tranh chấp thương mại liên quan đến các quy định và tiêu chuẩn môi trường gần đây cho thấy nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp và chính sách mơi trường để hạn chế nhập khẩu cũng như là một phương thức để tăng cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chỗ đứng trên thị trường, ngay cả khi chưa có áp lực gay gắt từ khách hàng nước ngoài. Như vậy, các biện pháp mơi trường có thể được sử dụng một cách tiềm tàng như một công cụ Marketing ở cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ các điều kiện để áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hố của mình. Thực tế này là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc áp dụng các biện pháp mơi trường có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh.
(3) Thách thức đối với các nƣớc đang phát triển
Thứ nhất, các cơng ty của các nước đang phát triển khơng có hệ thống
quản lý tại chỗ có thể có những khó khăn đáng kể trong việc áp dụng các hệ thống quản lý phức tạp hơn.
Thứ hai, trong khi ở những nước phát triển thông tin về các quy định
và luật pháp áp dụng có thể nhận được thông qua các kênh thông tin được sử dụng tốt, thì các cơng ty ở những nước đang phát triển có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn trong việc thu thập thơng tin đầy đủ về tồn bộ các quy định và pháp luật phải áp dụng.
Thứ ba, trong khi ở các nước phát triển việc phân tích và đánh giá mơi
trường được yêu cầu thường xun thì các cơng ty ở những nước đang phát triển có thể phải chịu chi phí đáng kể trong đánh giá tác động môi trường.
(4) Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
Những khó khăn mà các DNVVN phải đối mặt trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trước hết là thiếu các nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thơng tin, khó có khả năng chịu được các chi phí có liên quan đến việc xây dựng và chứng nhận. Thứ hai, Các DNVVN khó đạt được sự giảm bớt các chi phí cho việc đầu tư vào môi trường sinh lãi. Thứ ba, Các DNVVN thiếu cơ sở hạ tầng, khả năng vật chất sẵn có cho thiết bị mơi trường bị giới hạn. Thứ tư, Các DNVVN khó đạt được đầu vào với giá cạnh tranh. Thứ năm, Các DNVVN khó đảm bảo rằng nguyên liêu thô được sản xuất theo các chuẩn cứ môi trường. Thứ sáu, Chi phí thử nghiệm, giám định và kiểm định có thể là rất cao [29, 9].