vào năm 2010 [1, 27].
Bảng 2.6: Xuất khẩu thủy sản thời kỳ 1997-2003 (Triệu USD)Năm Năm
Kim ngạch
Nguồn: [15, 87], [1, 5]
Mặc dù thuỷ sản là mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích đặc biệt là người tiêu dùng ở các nước phát triển, tuy nhiên, đây là sản phẩm có yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và mơi trường. Bởi vì:
- Thuỷ sản chứa đựng những nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo cho người. Theo thống kê của Mỹ, trong các trường hợp ngộ độc do thực phẩm thì có tới 10% vụ do thuỷ sản gây ra [28, 19]. Do đó, việc đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho sản phẩm thuỷ sản là yếu tố quyết định cho việc phát triển thương mại thuỷ sản.
- Phát triển thương mại thuỷ sản, phát triển đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản tác động tiêu cực đối với mơi trường sinh thái. Do đó việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi và sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản là một trong những vấn đề được các nước xuất khẩu thuỷ sản hết sức quan tâm.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản là chất lượng sản phẩm, được thể hiện qua 3 nhóm chỉ tiêu là:
- Tính khả dụng: Bao gồm các chỉ tiêu về màu sắc, mùi, vị, cơ cấu và các thành phần đạm, mỡ, khoáng... phản ánh mức độ dinh dưỡng của sản phẩm.
- Tính trung thực về kinh tế: Được xác định qua khối lượng, kích cỡ, chủng loại, ghi nhãn...
- An tồn vệ sinh: Quy định các chỉ tiêu có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng và giới hạn được phép có trong thuỷ sản. Riêng nhóm chỉ tiêu này các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của các nước đã thực hiện kiểm sốt nghiêm ngặt để đảm bảo an tồn về sức khoẻ cho người tiêu dùng.
An toàn vệ sinh được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- An toàn: Dư lượng kim loại nặng (Hg, Pb, Cd): dư lượng thuốc trừ sâu; dư lượng kháng sinh và các độc tố sinh học có trong sản phẩm phải nhỏ hơn mức giới hạn cho phép.
- Vệ sinh: Yêu cầu về tổng số vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh (E. Coli Staphiloccus, Salmonella, Shigela, Vibrio, Cholera,...) dưới mức giới hạn hoặc khơng được có trong sản phẩm.
Các tổ chức quốc tế và các thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính trên thế giới như FAO, EU, Nhật Bản, Mỹ... đều yêu cầu rất khắt khe về đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản và các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, loại trừ các mối nguy dẫn đến mất an toàn vệ sinh thuỷ sản.
Thị trường EU: Hiện nay EU có 72 văn bản luật quy định các vấn đề
liên quan đến an toàn vệ sinh thuỷ sản. Một nước xuất khẩu thuỷ sản (nước thứ 3)muốn xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản vào cộng đồng cần đáp ứng được 3 điều kiện tương đương: 1. Tương đương về Luật lệ kiểm sốt chất lượng an tồn vệ sinh thủy sản; 2. Tương đương về năng lực của cơ quan kiểm sốt an tồn vệ sinh thuỷ sản, trong đó quan trọng nhất là năng lực kiểm sốt q trình; 3. Tương đương về điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở sản xuất thuỷ sản bao gồm từ khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến thuỷ sản [26, 34].
Thị trường Mỹ: Yêu cầu nước nhập khẩu phải có một cơ quan thẩm
quyền duy nhất có đủ năng lực kiểm sốt q trình sản xuất thuỷ sản. Các xí nghiệp đăng ký xuất thuỷ sản vào Mỹ đều phải xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP [2, 21].
Trong những năm qua, để đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm hải sản, ngành thuỷ sản đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trước năm 1994, Việt Nam chỉ đạt không quá 1,5% hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU. Đến nay Việt Nam đã lần lượt vượt qua 3 rào cản của EU. EU cũng đã công nhận Việt Nam đảm bảo độ tin cậy trong kiểm sốt dư lượng đối với thuỷ sản ni (Quyết định 159-2/2000) [11, 45]. Ngoài ra thuỷ sản của Việt Nam cũng được các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ơxtrâylia chấp nhận. Đến hết năm 2003 đã có thêm 45 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đưa tổng số doanh nghiệp được công nhận lên 177 doanh nghiệp trong tổng số 332 cơ sở. Số các đơn vị có Code vào
châu Âu là 100 (với 62 doanh nghiệp đã công nhận trước đây, 32 doanh nghiệp vừa được công nhận thêm từ 3/7/2003 và 6 doanh nghiệp mới được EU bổ sung trở lại) [3, 71]. Có 161 doanh nghiệp được Cục Quản lý chất lượng thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận cho xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nước này [3, 71]. Bộ Thuỷ sản đang triển khai thực hiện chứng nhận doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Trung Quốc theo quy định mới về nhập khẩu thuỷ sản của nước này, trong đó phần lớn là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định SPS của WTO mà Trung Quốc cam kết thực hiện. Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân một số tỉnh đã ban hành quyết định nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, chế biến tôm bơm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo kiểm tra và thiết lập đường dây nóng để thu thập và xử lý thông tin. Đã nghiên cứu đề xuất chất thay thế kháng sinh Chloramphenicol và Nitrofurans cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Công tác quản lý mơi trường và phịng ngừa dịch bệnh được tăng cường với sự phối hợp của các viện, trung tâm nghiên cứu của Bộ Thuỷ sản với các địa phương. Dự báo kịp thời những xu hướng dịch bệnh cho ngư dân.
Công tác quản lý chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm có những cải thiện đáng kể. Đến nay đã có 100 doanh nghiệp được cơng nhận trong danh sách của EU (tăng 310% so với năm 2000) [3, 71].
Chủ trương khuyến khích đánh bắt thuỷ sản xa bờ và đầu tư tàu thuyền và phương pháp đánh bắt hiện đại đã hạn chế được sự suy giảm tài nguyên biển, bảo tồn sinh vật biển và các lồi cá con. Phương pháp ni trồng được giám sát kịp thời nên môi trường nuôi trồng phần nào được cải thiện. Theo thông tấn xã Việt Nam ngày 21/10/2003, nhiều ngư dân ở Cà Mau đã đầu tư vốn để khơi phục lại diện tích rừng đước bị mất nhằm bảo vệ môi trường đất ngập mặn đồng thời nâng cao hiệu quả của sản xuất tôm [14, 15].
Đối với các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ngành thủy sản, việc áp dụng HACCP là nội dung bắt buộc. Tuy nhiên, việc áp dụng HACCP trong các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu cịn mang nặng tính hình thức, đối phó với các thị trường nhập khẩu, với cơ quan kiểm tra. Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ việc áp dụng thực sự HACCP tại cơ sở và thực sự coi HACCP là biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng & VSATTP đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất, từ đó dẫn đến nhiều lô hàng bị hủy bỏ hoặc bị trả về do không đạt yêu cầu. Theo Bộ thủy sản, trong năm 2001, đã có 44 lơ hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo về chất lượng
(trong đó có 34 lơ bị phát hiện nhiễm chất chloramphenicol; 7 lơ hàng bị Văn phịng thú y Thuỵ Sĩ phát hiện có dư lượng chloramphenicol và oxytetracylin với khối lượng thống kê chưa được đầy đủ là 359,76 tấn). Số lô hàng này được thông báo của 31 doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Hà Lan (8 lô), Pháp (9 lô), Đức (5 lô), Thuỵ Sĩ (7 lô). Hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ cịn đáng lo ngại hơn: có tổng số 340 lô bị cảnh báo... [11, 46].
So với các năm trước, khi nhiều lô hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Ôxtrâylia bị từ chối bởi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Trong năm 2003, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu đã chú trọng tới yếu tố môi trường nhằm nâng cao khả năng tiếp cận. Chất lượng hàng xuất khẩu của ta đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường như thực phẩm, thuỷ sản, nông sản, rau quả. 6 tháng đầu năm 2003 có 95 lơ hàng của ta đã bị phía đối tác cảnh báo về vi phạm quy định vệ sinh an tồn thực phẩm (Hoa Kỳ 56 lơ, EU 25 lô, Nhật Bản 14 lô) [3, 71]. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm số lô hàng bị cảnh báo không đáng kể, phần lớn hàng thuỷ sản xuất khẩu của ta vào thị trường Hoa Kỳ đã đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh của khách hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng chế biến đã có sự đổi mới cơng nghệ, tn thủ các yêu cầu về vệ sinh, an tồn và mơi trường.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng việc xuất khẩu hải sản của Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về VSATTP. Bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định của nước nhập khẩu, vấn đề phát triển thuỷ sản hiện nay đang đối mặt với các vấn đề môi trường cấp bách trong nước. Thứ nhất, là làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn (rừng đước) và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ở đây. Trong một thập kỷ qua, mối đe doạ lớn nhất cho cây đước là việc nuôi tôm. Trong hơn năm thập kỷ qua, Việt Nam đã mất đi ít nhất 200.000 ha rừng đước (diện tích hiện tại là 156.608 ha) [3, 25]. Những hậu quả của việc đánh mất rừng đước là làm bờ biển bị xói mịn và ngập lụt, làm thay đổi mô thức tưới tiêu tự nhiên, làm cho nước mặn tiến sâu vào các dịng sơng và làm mất chỗ náu của nhiều loài thuỷ sinh, đe dọa nghiêm trọng đến bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh lương thực. Ngoài ra mất rừng đước cịn làm xấu đi mơi trường nuôi trồng thuỷ sản, giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản, làm mất đi cơ hội kiếm sống của cư dân nghèo do mất nơi cư sinh của cua con, cá măng, cá phèn, sao biển… Tại Thái Lan ước tính cứ mỗi kg tơm sản xuất ra,
ngư trường giảm mất 434g cá do sự chuyển đổi nơi cư trú. Ở Malaysia, ngư dân cho biết thu nhập của ngư dân đã giảm đi một phần sáu so với 2-3 năm trước đây khi chưa nuôi trồng tôm trên quy mô lớn. Ở vùng Chokoria của Bănglađét, ngư dân cho biết sản lượng đánh bắt giảm 80% từ khi rừng đước bị phá và đê được đắp để khoanh vùng nuôi tôm [14, 23].
Thứ hai, khoảng 96% các dải san hô ngầm của Việt Nam hiện đang bị
đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người như các biện pháp đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, khai thác thủy sản q mức hoặc tình trạng ơ nhiễm [10, 66]. Đặc biệt, mất rừng đước, môi trường sinh sống của san hô, cỏ biển bị thu hẹp và đe doạ do bị đất cát khoả lấp. Trầm tích có thể bao bọc và giết chết san hơ, các dưỡng chất hố học có thể làm nảy sinh và tăng trưởng các giống lồi khác thay vì san hơ và cỏ biển.
Thứ ba, mở rộng diện tích mi trồng thuỷ sản ở những vùng trồng cây
lương thực làm nhiễm mặn và phèn hố đất trồng, ơ nhiễm nước, đất. Nhiễm độc thuỷ ngân và các kim loại nặng ở những vùng nuôi tôm đang gia tăng. Hiện nay chỉ kiểm soát được dịch bệnh 10% diện tích ni trồng thuỷ sản [3, 26]. Ngày càng có nhiều sự cố cho thấy sản lượng nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề do tình trạng ơ nhiễm nước. Những lo ngại về ô nhiễm môi sinh bao gồm: môi trường thuỷ sản bị ô nhiễm dai dẳng; khả năng tồn đọng các cặn bã trong các tổ chức sống trong tự nhiên và các hải sản; độc hại đối với các lồi khơng nằm trong diện mục tiêu bảo vệ; tác động lên các chất lắng sinh hoá địa; những vấn đề gắn với chất dinh dưỡng được làm giàu; và ảnh hưởng có thể đối với sức khoẻ của lao động trong trang trại [14, 25]. Có những quan ngại ngày càng tăng rằng các hố chất dùng để ni tơm có thể tạo nên hiện tượng nhờn kháng sinh trong các tổ chức vi lượng, một số trong đó có hại cho con người hoặc cho lợi ích của con người. Những hố chất khác sử dụng trong ni trồng thuỷ sản đã được biết hoặc nghi vấn sinh ung thư, gây đột biến hoặc phát triển dị thường. Các giống loài hoang dã hoặc con người sống lân cận các trang trại ni tơm có thể bị ảnh hưởng ở mức nguy hiểm từ các hố chất đó.
Thứ tư, ni tơm trên cát làm ơ nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm,
gây ảnh hưởng đến nuôi trồng các loại cây khác và nguồn nước ngọt cho dân cư. Đến lượt nó, ơ nhiễm nước ngầm lại ảnh hưởng đến năng suất tôm và chất lượng tôm. Khảo sát gần đây của Bộ Thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế cho thấy việc khắc phục sự cố môi trường do việc mở rộng diện tích ni tơm là khó khăn và tốn kém nhiều tiền bạc [3, 27].
Thứ năm, chế biến thuỷ sản đang gây áp lực đối với môi trường và chất
lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay, nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 200 tấn/ngày [3, 30]. Thiết bị và cơng nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho mơi trường. Có tới 50% số nhà máy khi xây dựng không đánh giá tác động môi trường, bố trí đặt khơng đúng vị trí nên phải di dời hoặc khơng hoạt động được. Chất thải của quá trình chế biến không được xử lý triệt để (đầu, xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn/năm. Số liệu điều tra năm 2002 cho thấy, cứ 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá fillet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đông lạnh > 4 tấn, riêng đối với chế biến nước mắm bã chượp ước tính khoảng 0,3 tấn/1 tấn sản phẩm. Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ơ nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thuỷ hải sản (TCVN 5945-1995) như BOD5 vượt từ 10 –30 lần, COD từ 9-19 lần. Nitơ tổng số từ xấp xỉ bằng tiêu chuẩn đến cao hơn 9 lần) [3, 31].
Thiệt hại kinh tế: Trong 3 thập kỷ gần đây (từ 1960 đến 1995), ở
Quảng Ninh và Hải Phịng đã có khoảng 40 ngàn ha rừng ngập mặn bị biến mất. Hiện cả hai tỉnh này còn khoảng 15.700 ha rừng ngập mặn. Ước tính thiệt hại do việc khơng thể thu lợi được từ diện tích rừng ngập mặn bị mất (như thuỷ sản, lâm nghiệp và chống xói lở) cỡ khoảng 10-32 triệu USD mỗi năm [14, 30]. Nếu tính thiệt hại do việc mất rừng ngập mặn của cả nước (chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long) theo cả nguồn lợi bị mất cộng với thiên tai, hàng năm số này khoảng 500 triệu USD [3, 33]. Số thiệt hại này người dân sinh sống ở vùng nuôi tơm phải chịu vì các đầm ni tơm lớn là của dân cư vùng khác đến khai phá.
Như vậy, mặc dù xuất khẩu thuỷ sản đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn nhưng tác động môi trường, xã hội của lĩnh vực kinh doanh này là rất lớn. Nếu khơng có những biện pháp khắc phục thì hiệu quả kinh tế sẽ rất thấp. Bên cạnh đó, những thách thức mơi trường trong ni trồng, chế biến thuỷ sản là những bất lợi đối với hàng thuỷ sản nước ta tiếp cận thị