1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong q trình cơng nghiệp hố và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường. Một số vấn đề do hậu quả của cơ chế tập trung để lại như chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng, chính sách hợp tác hố... Một số khác phát sinh do quá trình tự do hố thương mại nhanh chóng. Cụ thể: các nguy cơ thiên tai như lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi trường như ơ nhiễm khơng khí do sử dụng các nhiên liệu có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến mưa a xít, ơ nhiễm nguồn nước do khí thải cơng nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đáp ứng yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cũng là một vấn đề được Trung Quốc coi trọng. Bởi vì nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc nhạy cảm với môi trường.
Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 được thể hiện một cách rõ nét trong Chương trình nghị
sự 21 (1993). Một số nội dung quan trọng liên quan đến thương mại và môi trường của chiến lược này là phát triển bền vững nông nghiệp, bền vững đa dạng sinh học, bền vững thương mại. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối liên hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật với dân số, tài nguyên và môi trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời cịn để lại cho đời sau mơi trường sinh thái và tài ngun để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần [16, 687-688].
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các chính sách thương mại và chính sách mơi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu hạn chế suy thối mơi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường để mở rộng xuất khẩu, quản lý lưu thông trong nước. Cụ thể:
- Quản lý xuất nhập khẩu. Quy chế quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc quy định danh mục hàng hố xuất khẩu có ảnh hưởng đến mơi trường như hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch. Chẳng hạn, danh mục cấm xuất khẩu quy định 4 nhóm hàng là xương hổ, động vật hoang dã chưa hoặc đã qua chế biến, sừng tê giác, thuốc phiện và chất gây nghiện, chất nổ; 68 mặt hàng đã qua sử dụng, 54 mặt hàng quản lý bằng giấy phép. Quy định về danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc cũng rất cụ thể gồm 18 nhóm hàng và 644 mặt hàng [6, 47]. Quy chế cũng quy định những đối tượng được phép xuất nhập khẩu. Quy chế này còn quy định hạn ngạch một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhạy cảm đối với môi trường như nông sản, thuỷ sản, hoá chất…
- Kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm. Để quản lý xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, Trung Quốc ban hành quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu. Các quy định trong lĩnh vực này gồm (i) Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch (ii) Hàng liên quan đến an tồn vệ sinh và có u cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm, kiểm dịch (iii) Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất lượng (iv) Các quy định về vệ sinh y tế tại cảng, cửa khẩu. Danh mục những mặt hàng thuộc diện kiểm nghiệm, kiểm dịch được quy định khá cụ thể và chi tiết.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, cơng nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000…., đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh (green food) đã được áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách “Hộp xanh” và “Hộp vàng” trong nơng nghiệp. Đối với nhóm nơng sản được hưởng chính sách Hộp xanh, Nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách Hộp vàng, Nhà nước chuyển trợ cấp ở khâu lưu thơng sang các khâu liên quan đến q trình sản xuất, chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật ni, phân bón, năng lượng.
Ngồi ra, Chính phủ Trung Quốc cịn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành trong vấn đề bảo vệ mơi trường…
Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và mơi trường của Trung Quốc tương đối đầy đủ và tồn diện. Tuy nhiên tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và những người thực thi chính sách về mơi trường còn yếu kém, quá coi trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối với Trung Quốc.
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ quan tâm của các nƣớc đối với các biện pháp
nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng trong xuất khẩu
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Nhãn sinh thái
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP)
PPM
Bao bì đóng gói Cơng cụ kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp Đổi mới công nghệ
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế
Ghi chú: x x x - Rất chú trọng; x x - Chú trọng; x- Ít chú trọng 1.4.4. Bài học đối với Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các nước về việc nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn mơi trường nhằm mở rộng thương mại quốc tế, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
- Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia trên cơ sở các yêu cầu quốc tế và đặc thù trong nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin, khả năng tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch.
- Đẩy mạnh đàm phán quốc tế nhằm hội nhập sâu hơn vào các tổ chức thương mại và mơi trường để có thể tham gia rà sốt hiệp định, xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và tận dụng quyền nhận xét các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, giải quyết các tranh chấp thương mại và môi trường trong buôn bán quốc tế. - Đầu tư đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản để hạn chế ơ nhiễm trong q trình sản xuất, loại bỏ độc tố và dư lượng vi sinh trong sản phẩm. Tuân thủ các quy trình vận chuyển, bảo quản, đóng gói để
nâng cao yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Giải pháp này, một mặt làm giảm giá thành sản xuất, mặt khác nâng cao chất lượng do đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về bao bì đóng gói, an tồn vệ sinh, quy trình chế biến. - Từng bước áp dụng các phương pháp sản xuất sạch, phát triển nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi giống cây con theo hướng năng suất cao và bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi trường của sản phẩm.
- Đào tạo nguồn nhân lực.
- Phối hợp giữa các cơ quan trong việc ban hành, thực thi, giám sát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp các vấn đề về thương mại và môi trường là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để tranh thủ kỹ thuật, chun gia và kinh phí.
- Sử dụng các cơng cụ kinh tế để hạn chế việc sử dụng và khai thác quá mức các nguồn lợi môi trường.
- Xây dựng các luật về môi trường đối với sản phẩm như Luật bao bì đóng gói, Luật nhãn sinh thái, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm…
CHƢƠNG II
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂMQUA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH MƠI TRƢỜNG QUA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH MƠI TRƢỜNG CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
2.1.1. Đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003
Xuất khẩu hiện nay là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam, chiếm hơn 50% GDP (năm 2003) [1, 2]. Tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều năm là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách như tăng việc làm, xố đói, giảm nghèo, thúc đẩy q trình chuyển sang kinh tế thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Trong thời gian qua, xuất khẩu đã đạt được những thành tựu sau đây: - Tăng trưởng xuất khẩu đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP. Tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1991-2003 cao hơn tốc độ tăng GDP hơn 2,5 lần. Tỷ trọng xuất khẩu trên GDP tăng từ 21% năm 1991 lên 53% năm 2003.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 – 2003
Năm
1991 1991 1992
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nguồn: [17, 67] [1, 5]
Cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực: tăng dần tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp. Tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 13,5% năm 1992 lên 43% năm 2003. Giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khống sản (từ 33,4% năm 1991 xuống 26,7% năm 2003; giảm mạnh tỷ trọng nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ sản (từ 52,2% năm 1991 xuống 29,4% năm 2003). Điều này thể hiện chất lượng tăng trưởng của xuất khẩu đã có cải thiện đáng kể phù hợp với mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố hướng về xuất khẩu, chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam do Chính phủ đề ra và xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003 (%)Cơng nghiệp nặng Cơng nghiệp nặng và khống sản Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Nông, Lâm, Thuỷ sản
Nguồn: [17, 62, 64]
- Số lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (có kim ngạch hàng năm trên 100 triệu USD) khơng ngừng tăng. Năm 1991, ta mới có 04 mặt hàng như vậy. Đến năm 2003, đã tăng lên thành 11, trong đó có những mặt hàng chủ yếu là hàng chế biến liên tục xuất hiện và khẳng định dần vị trí trong cơ cấu xuất khẩu.
Bảng 2.3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 1996-2003Mặt hàng Mặt hàng Dầu thô (ngàn tấn) Dệt may (triệu USD) Giày dép (tr. USD) Thuỷ sản (tr. USD)
Gạo (ngàn tấn) Cà phê (ngàn tấn) Điện tử, máy tính (tr. USD) Thủ cơng mỹ nghệ (tr. USD) Hạt tiêu (ngàn tấn) Hạt điều (ngàn tấn) Cao su (ngàn tấn) Rau quả (tr. USD) Than đá (ngàn tấn) Chè (ngàn tấn) Lạc (ngàn tấn) Nguồn: [17, 64], [15, 127]
- Chủ trương đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực thâm nhập các thị trường mới đã được thực hiện triệt để. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Tỷ trọng của khu vực châu Á đã giảm từ 77% vào năm 1991 xuống còn 47,6% vào năm 2003 nhờ nỗ lực khai thông các khu vực thị trường mới, đặc biệt là châu Âu (năm 2003 chiếm 21,7%), Bắc Mỹ (22,8%) [1, 4].
Bảng 2.4: Tỷ lệ phân bố xuất khẩu của Việt Nam năm 1995 – 2003 (%)Thị trƣờng Thị trƣờng Châu Á ASEAN Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Châu Âu EU Đơng Âu Châu Mỹ Mỹ Châu Phi Châu Đại Dƣơng Ơxtrâylia Nguồn: [17, 67], [1, 5]
2.1.2. Một số vấn đề đặt ra liên quan đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam dƣới giác độ môi trƣờng
Từ thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua có thể đưa ra một số nhận xét ban đầu về những thách thức môi trường trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như sau:
- Cơ cấu hàng hố xuất khẩu Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, tăng dần tỷ trọng hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế. Tuy nhiên hàng xuất khẩu thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, trong đó các mặt hàng nhạy cảm về môi trường như nông sản, thuỷ sản, lâm sản chiếm gần 30%. Đây là nhóm hàng có nguồn gốc đa dạng sinh học mà việc khai thác chế biến có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên không tái tạo.
- Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay thì đại bộ phận là các mặt hàng nguyên liệu thô và tái tạo từ thiên nhiên thuỷ sản, dầu thô, gạo, cà phê, rau quả mà việc khai thác chế biến đang gặp phải các giới hạn về cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác đánh bắt và giới hạn về môi trường như làm thu hẹp diện tích rừng, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như gạo, đồ uống, cà phê, rau quả, thuỷ sản, khống sản... đang gặp phải những rào cản về mơi trường rất lớn liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm như tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm, q trình chế biến, chất lượng hàng hố, nhãn mơi trường, bao bì đóng gói. Trước u cầu cấp thiết về bảo vệ mơi trường toàn cầu, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng cao, đặc biệt là đối với thực phẩm, các tiêu chuẩn nhập khẩu đặt ra đối với các nước ngày càng cao hơn và nghiêm ngặt hơn đối với các mặt hàng nêu trên. Đây là thách thức môi trường rất lớn đối với Việt Nam trong việc mở rộng thương mại quốc tế.
- Nhiều mặt hàng chế biến đang có kim ngạch ngày càng tăng như dệt may, giày da, nước giải khát, chế biến thuỷ sản... Tuy nhiên với công nghệ như hiện nay, trong tương lai Việt Nam có thể gặp phải những hạn chế về mơi trường khi nhiều nước áp dụng tiêu chuẩn quá trình sản xuất và chế biến hoặc quy định đối với vịng đời sản phẩm. Cơng nghệ sản xuất của nước ta về một số mặt hàng như cà phê, thuỷ sản, than đá, dệt may, giày da còn lạc hậu so với các nước cơng nghiệp hố. Tình trạng này khơng những tác động tiêu cực đến