Hệ thống nhãn hiệu sinh thái toàn cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 107 - 114)

Hệ thống dán nhãn hiệu sinh thái đƣợc chính phủ tài trợ Ở nước phát triển

- Dấu sinh thái: Nhật Bản

- Sự lựa chọn vì mơi trường: Canada - Mơi trường NF: Pháp

- Thiên nga trắng: Các nước Bắc Âu

- Các nước Ôxtrâylia, Áo, Hà Lan và New Zealand cũng đã bắt đầu các chương trình đánh nhãn hiệu sinh thái.

Ở các nước đang phát triển:

- Biểu tượng sinh thái: Hàn Quốc - Dấu sinh thái: Ấn Độ

- Nhãn hiệu xanh: Singapore

Các kế hoạch nhãn hiệu tƣ nhân (Phi chính phủ)

- Hệ thống chứng nhận Khoa học (trước đây được biết đến như là Chữ thập xanh): Mỹ

- Con dấu xanh: Mỹ

- Sự lựa chọn tốt vì mơi trường: Thụy Điển Nguồn: [20, 348]

Phụ lục 2: Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch đối với động thực vật (SPS)

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn đối với động thực vật (SPS) đề cập đến các biện pháp khác nhau được các chính phủ sử dụng để đảm bảo rằng thực phẩm cho người và động vật phải được an tồn khơng bị nhiễm bẩn, có độc tố và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho con người khỏi các côn trùng hoặc bệnh tật do các loại động thực vật mang theo.

Nguyên tắc áp dụng của hiệp định:

- Các biện pháp áp dụng để bảo vệ con người và động thực vật phải dựa trên các chứng cứ khoa học thơng qua các q trình phân tích rủi ro. - Các biện pháp SPS có thể chỉ được áp dụng tới mức mà chúng là cần thiết đối với việc bảo vệ cuộc sống của con người và động thực vật; - Chúng không được tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc phi lý giữa các quốc gia thành viên khi họ có các điều kiện tương đương, tức là chấp thuận các quá trình và phương pháp khác với phương pháp mình sử dụng nếu kết quả đạt được như nhau;

- Các quốc gia thành viên được khuyến khích thiết lập các biện pháp trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chế và các khuyến nghị quốc tế để hài hoà với các biện pháp vệ sinh an toàn động thực vật được quốc tế thừa nhận;

- Các quốc gia thành viên của WTO thực hiện hoặc duy trì các biện pháp nghiêm ngặt hơn nếu các biện pháp này được dựa trên các chứng minh khoa học hoặc là nếu chúng là kết quả của những quyết định rõ ràng dựa trên các đánh giá rủi ro thích hợp;

- Nguyên tắc phân vùng, tức là phân loại các vùng không là đối tượng điều chỉnh của hiệp định trong phạm vi quốc gia;

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với một loại sản phẩm có xuất xứ khác nhau;

- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng hệ thống quy định nào gây cản trở ít nhất đối với các hoạt động trao đổi thương mại, song vẫn đem lại những kết quả đáp ứng được mục tiêu chung như các hệ thống quy định khác.

Phụ lục 3: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT)

Hiệp định TBT tập trung vào hai nội dung chính: chuẩn mực kỹ thuật và tiêu chuẩn từ khâu đóng gói, dán nhãn mác hay nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đến các thủ tục kiểm tra quy cách của sản phẩm theo những chuẩn mực này.

Về khía cạnh mơi trường, Hiệp định TBT địi hỏi phải dung hồ được hai mục tiêu trái ngược nhau: vừa bảo đảm cho các nước có quyền tự do bảo vệ an ninh quốc gia, sức khoẻ con người và môi trường, vừa không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại. Phạm vi điều chỉnh mới của Hiệp định không chỉ dừng lại ở quy định đối với sản phẩm mà cịn liên quan tới quy trình và phương pháp sản xuất (PPM).

Chính vì vậy, các bên tham gia hiệp định phải có trách nhiệm ở cả ba cấp độ: xây dựng và áp dụng các quy định kỹ thuật; thành lập các cơ quan đo lường tiêu chuẩn hoạt động tuân theo luật ứng xử đúng mực; và cấp chứng nhận sản phẩm đúng quy cách. Cả ba giai đoạn này phải tôn trọng các quy tắc của hiệp định dù chúng do các tác nhân địa phương, nghiệp đoàn hay tư nhân đảm nhận.

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn:

- Các thủ tục đánh giá sự phù hợp không nên được xây dựng và áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu theo các điều kiện kém ưu đãi hơn những quy định áp dụng cho các sản phẩm của nước nhập khẩu;

- Nên cung cấp cho các nhà cung cấp nước ngồi khi họ có u cầu thơng tin về thời gian giải quyết và các tài liệu yêu cầu để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm mà họ muốn xuất khẩu.

- Bất cứ loại phí nào áp dụng cho các nhà cung cấp nước ngoài phải tương đương như các loại phí áp dụng cho sản phẩm có nguồn gốc nội địa; - Nơi đặt cơ quan đánh giá sự phù hợp và việc lấy mẫu thử khơng được tạo khó khăn bất tiện cho nhà cung cấp nước ngoài;

- Các thủ tục đánh giá sự phù hợp phải có quy định về việc xem xét các khiếu nại trong quá trình thực hiện.

Phụ lục 4: Uỷ ban về Luật thực phẩm (Codex)

Uỷ ban về Luật thực phẩm (Codex) là một cơ quan thuộc Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc/ Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO) có trách nhiệm biên soạn các tiêu chuẩn, các luật thực thi, các hướng dẫn và đề xuất để hình thành nên Bộ Luật thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius). Codex đang phát triển các nguyên tắc phân tích rủi ro của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe con người. Tiền đề của những nguyên tắc này là bản đánh giá c ác thực phẩm biến đổi gen trước khi đưa ra thị trường, được triển khai trên cơ sở nghiên cứu cụ thể và bao gồm một đánh giá các tác động trực tiếp (từ việc đưa thêm gen vào), các tác động khơng lường trước được (có thể xuất hiện do kết quả của việc đưa thêm gen mới vào). Những nguyên tắc này đang trong giai đoạn đầu phát triển và dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 7/2003. Các nguyên tắc của Codex không nhằm ràng buộc đối với các quy định của quốc gia, nhưng được dùng để tham khảo riêng trong Hiệp định về vệ sinh thực phẩm WTO và có thể được dùng để tham khảo trong trường hợp có tranh chấp thương mại.

Phụ lục 5: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt trọng yếu: HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point)

HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm sốt trọng yếu. Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng (tức là nó khơng có mối nguy khơng thể chấp nhận cho sức khoẻ). Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xảy ra trong q trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra. Thơng qua việc kiểm sốt những rủi ro thực phẩm chủ yếu, như chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học, hoá học và vật lý, những nhà sản xuất có thể đảm bảo tốt hơn cho cho người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ an toàn cho tiêu dùng. Với sự giảm bớt mối nguy thực phẩm, việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng sẽ được củng cố.

Có 7 nguyên tắc dùng làm cơ sở cho cho hệ thống HACCP:

• Hướng dẫn phân tích những mối nguy

• Xác định những điểm kiểm sốt trọng yếu (CCPs) - mỗi CCP là một bước mà việc kiểm sốt có thể áp dụng và cần thiết để ngăn chặn hoặc loại trừ một mối nguy an tồn thực phẩm hoặc giảm bớt nó đến mức độ cần thiết • Thiết lập những ranh giới tới hạn (một ranh giới tới hạn là một tiêu chuẩn cần phải phù hợp cho mỗi CCP)

• Thiết lập một hệ thống kiểm tra việc điều khiển của CCPs • Thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệ thống kiểm tra chỉ ra một CCP đặc biệt khơng nằm dưới sự kiểm sốt

• Thiết lập những thủ tục kiểm tra xác định hệ thống HACCP đang làm việc hiệu quả

• Thiết lập tài liệu dẫn chứng liên quan tới tất cả các thủ tục và các biên bản thích hợp với những nguyên tắc này và ứng dụng của chúng

Những lợi ích của giấy nhứng nhận HACCP bao gồm:

• Hệ thống duy trì cân đối kế tốn để ngăn ngừa hệ thống hỏng hóc

• Tn theo các yêu cầu điều tiết, các công ty được chứng nhận ít đụng độ những vấn đề với người điều chỉnh

• Giảm bớt việc đặt vào nghĩa vụ pháp lý, giấy chứng nhận có thể được sử dụng như chứng chỉ sự chuyên cần xứng đáng

• Cải thiện những cơ hội xuất khẩu và tiếp cận đến thị trường đòi hỏi giấy chứng nhận như là một điều kiện của việc tiếp nhận

• Nâng cao độ tin cậy của người mua

• Giảm bớt tính thường xun của kiểm tốn khách hàng

• Lợi thế cạnh tranh đối với những cơng ty khơng được chứng nhận

• Nâng cao hình ảnh cơng ty. Nguồn: [26, 75]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w