Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 64 - 68)

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Nguồn: [17,64] [15, 89]

Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất khẩu đi 52 nước và lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị phần xuất khẩu sang Đức là 16,7%, Mỹ 15,8%; Ý 10,4%; Pháp 7,9%. Xuất khẩu cà phê Việt Nam đi các nước ASEAN hiện nay cịn hạn chế (chỉ chiếm 2,7%).

Nói chung, cà phê Việt Nam có thể được coi là có sức cạnh tranh trên quốc tế về sản lượng, sản lượng thu hoạch cà phê trung bình của Việt Nam cao hơn mức bình quân trên thế giới [12, 57]. Về giá thành, ở Việt Nam là khoảng 650-700 USD cho l tấn cà phê; ở Ấn Độ là 1.412 USD; Colombia là 2.118 USD và ở Indonesia là 922 USD. Để đảm bảo chất lượng xuất khẩu Uỷ ban tiêu chuẩn đã soát xét các tiêu chuẩn TCVN 4193-86 (Tiêu chuẩn Việt Nam) 1998 và ban hành tiêu chuẩn mới TCVN 4193-93 cho cà phê nhân đồng thời xây dựng phương pháp xác định độ ẩm của cà phê nhân và hàm lượng cafein [19, 67].

Tương tự như đối với gạo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi các hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT và yêu cầu một số công đoạn chế biến cà phê cần phải được chú ý là:

i) Việc thu hoạch hạt cà phê;

ii) Q trình phơi khơ hạt thường được thực hiện dưới mặt đất, ảnh hưởng tới mùi vị cà phê;

iii) Nước không được thay thế kịp thời trong qui trình xử lý ẩm hoặc hạt cà phê không được chế biến kịp thời làm cho hạt cà phê kém mùi vị. iv) Kiểm tra độ ẩm trong quá trình bảo quản và vận chuyển cà phê để ngăn ngừa mốc;

v) Bao gói sản phẩm phải được tối ưu hoá...

Theo khảo sát của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, giá sơ chế cà phê hạt thường chiếm 15-20% giá bán cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam.

Ngay từ đầu những năm 1980 ngành cà phê Việt Nam đã quan tâm việc xây dựng tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm của mình. Được sự phối hợp của Tổng cục Tiêu chuẩn chất lượng, Trường Đại học Bách Khoa, Vụ Khoa học kỹ thuật (nay là Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm), tham khảo các tiêu chuẩn sản phẩm cà phê của ISO và một số nước như Indonesia, Brazin... Ban xây dựng tiêu chuẩn cà phê thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam (nay là Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) đã xây dựng những tiêu chuẩn về cà phê nhân, tiêu chuẩn bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển... và được Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước phê duyệt ban hành chính thức là Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) vào năm 1986. Trong tiêu chuẩn cà phê nhân đã đề cập đến dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng một số

kim loại nặng Pb, Cu... Năm 1990 Ban tiêu chuẩn lại xây dựng thêm về phương pháp đánh giá chất lượng cà phê tách. Năm 1993 Tiểu ban Tiêu chuẩn lại soát xét lại TCVN 4193-86 bổ sung sửa đổi và được ban hành TCVN 4193-93 về cà phê nhân. Các phương pháp đo độ ẩm cà phê nhân, xác định hàm lượng cafein cũng được xây dựng trong khoảng thời gian trên. Như vậy, sản phẩm cà phê của Việt Nam đã được xây dựng hồn chỉnh đảm bảo được vệ sinh mơi trường đối với khách hàng.

Mặc dù hệ thống tiêu chuẩn của cà phê Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh, nhưng chất lượng cà phê chưa cao do q trình chăm sóc, thu hái, phơi, sấy, chế biến và đóng gói chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng. Chẳng hạn, việc thu hái còn lẫn nhiều quả xanh. Phơi: nhiều gia đình nơng dân do hái về một lần quá nhiều, không đủ sân xi măng để phơi, phải phơi trên sàn đất, dẫn đến cà phê có mùi đất (earthy) khi thử nếm cà phê thu hái xanh cho mùi ngái (grassy) cà phê chế biến ướt xát tươi, nước chế biến không thay kịp thời, hoặc không kịp chế biến, để ủ cà phê lên men nên nước cà phê có mùi hôi (Foul, Stinking, unclear, Rotten). Vệ sinh cơng nghiệp trong các xưởng chế biến cịn yếu. Một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là độ ẩm (thuỷ phần % moisture) của cà phê trong bảo quản, vận chuyển. Độ ẩm cà phê nhân theo yêu cầu là phải dưới 13%. Độ ẩm cao có thể dẫn đến cà phê trong bao bị đổ mồ hơi (Sweat) và có thể hình thành mốc. Ngồi ra vấn đề bao bì cũng cần được quan tâm, dùng bao bì sạch và theo yêu cầu hiện nay bao bì đựng thực phẩm khơng có hơi mùi dầu máy khi dệt bao...

Vấn đề lớn nhất để nâng cao chất lượng cà phê hiện nay là ngăn ngừa hình thành nấm mốc. Một trong những dự án được cung cấp nguồn tài chính từ quỹ chung cho hàng hố (CFC: Common fund For commodies) của tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) là ngăn ngừa việc hình thành nấm mốc để nâng cao chất lượng cà phê. Tầm quan trọng các vấn đề này là cà phê có thể nhiễm mycotoxyn đặc biệt là nhiễm ochratoxyn A (OTA). Một số thí nghiệm trên lồi vật với liều lượng cao OTA gây ra Nephrotoxin (tổn hại thận) và Carcinogenesis (tạo khối u) trên heo, chó và chuột. Trong hội nghị về ochratoxyn năm 1996 nhiều nhà khoa học báo cáo về sự sản sinh ochratoxyn ở một số mẫu cà phê có xuất xứ khác nhau. Nhiều báo cáo cho hay rằng rang thậm chí chiết xuất cà phê cũng khơng khử được hoàn toàn loại khuẩn độc tố này.

Ngoài những tác động đã đề cập trên đây, cịn có một tác động mơi trường tiềm tàng từ việc mở rộng diện tích đất trồng cà phê, được xem như là kết quả của việc bùng nổ trồng và canh tác cà phê. Cùng với việc mở rộng diện tích cà phê, rừng bị mất ngày càng tăng. Ở nhiều tỉnh miền núi của Việt Nam (như Đắc Lắc và Lâm Đồng) đã có xu hướng chuyển đi từ việc trồng chè và các loại cây khác sang trồng cà phê, nhiều khu rừng đã bị chặt phá vì mục đích này. Những cư dân địa phương đã tính trước được việc sản xuất cà phê sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng lại khơng tính được tác động mơi trường tiềm tàng của việc làm này là có thể gây lụt lội tới một diện tích rộng lớn tại các khu đất trũng, xói mịn đất và cạn kiệt nguồn nước của việc phát triển ồ ạt hoạt động canh tác và sản xuất cà phê.

Một tác động nữa đối với môi trường của cây cà phê là vấn đề sử dụng nước cho việc tưới tiêu. Đây là vấn đề môi trường mới phát sinh trong một vài năm gần đây do hạn hán kéo dài ở vùng Tây Nguyên. Hầu hết lượng nước dùng cho tưới tiêu cho cà phê là nước ngầm từ dưới lòng đất. Khảo sát gần đây cho thấy trữ lượng nước ngầm ở Đắc Lắc đang sụt giảm nghiệm trọng. Nếu tiếp tục sử dụng nguồn nước này cho cây cà phê thì trong thời gian tới nguồn nước ngầm ở đây sẽ cạn kiệt ảnh hưởng đến đời sống dân cư và phát triển của hệ sinh thái rừng Tây Nguyên. Không đủ nước để tưới tiêu dẫn đến việc phải phá bỏ một số vườn cà phê và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Như vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể gặp phải những rào cản kỹ thuật (TBT), phương pháp sản xuất và chế biến (PPM), Vệ sinh an toàn thực phẩm CODEX, SPS.

(4) Rau quả

Trong một vài năm trở lại đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Năm 2001 đạt 330 triệu USD (gấp 3,5 lần năm 1996), mức cao nhất từ trước đến nay. Chủng loại rau quả nhiệt đới của ta khá phong phú gồm gia vị, hoa, rau, quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w