ISO 14060
ISO 9000 là tập hợp một cách có hệ thống những kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đặt ra. Bộ ISO 9000 qui tụ các kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất),
thường mất rất nhiều thời gian, khắc phục được sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn quốc gia đồng thời bổ sung đầy đủ cho các yêu cầu về sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bảo trì, tái chế, tăng lợi nhuận và cải tiến được việc kiểm sốt các q trình chủ yếu, thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt. Bên cạnh đó, đối với một số sản phẩm ở những thị trường nhất định, việc chứng nhận phù hợp ISO 9000 là một yêu cầu bắt buộc, quyết định việc có hay khơng giá trị XNK, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế...
Hệ thống quản lý chất lƣợng với mục đích đăng ký ISO 9000 có những u cầu sau:
- Tạo ra các cơ cấu quản lý - Xác định các yêu cầu
- Nhất trí và chính thức hố các quy trình - Thực hiện nội kiểm tốn
Tồn bộ hệ thống quản trị chất lƣợng có ba phần:
1. Lập kế hoạch và chính sách: Đây là trách nhiệm của ban quản trị
cấp cao. Ban quản trị cấp cao phải nhất trí quyết định việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức.
2. Quản lý các qui trình: Ban quản trị trung gian có trách nhiệm giải
thích các chính sách chất lượng và triển khai các quy trình có thể làm việc được để mọi người tuân theo.
3. Nhiệm vụ: Đặt ra các nhiệm vụ cho các nhân công sẽ tn theo các
quy trình lập ra các chính sách và cho các nhân cơng thể hiện tiềm năng sản xuất của tổ chức. Các ghi chép và kiểm toán chất lượng sẽ liên kết ba phần trên đây của Hệ thống quản lý chất lượng ghi lại các giao dịch kinh doanh chủ yếu và được liên kết bởi nội kiểm toán/ngoại kiểm toán.
Phụ lục 8: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của Nhật Bản
Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark: Để được đóng dấu Ecomark,
sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: Việc sử dụng các sản phẩm đó khơng gây ơ nhiễm mơi trường hoặc có nhưng rất ít; Việc sử dụng các sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho mơi trường; Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi tường hoặc gây hại rất ít; Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ mơi trường ngoài các cách kể trên;
Luật vệ sinh thực phẩm: Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả
các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng ở Nhật Bản. Hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại đều chịu quy định giống nhau theo luật và được chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để sản xuất và chế biến thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản.
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - JIS: Hệ thống tiêu chuẩn JIS được
áp dụng đối với các sản phẩm cơng nghiệp và khống sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông sản khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hố và dán nhãn các nơng lâm sản (JAS). Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ để xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hố do Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp và Thương mại cấp.
Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS: Luật Tiêu chuẩn nông
nghiệp Nhật Bản JAS quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc nghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các thực phẩm chế biến
Phụ lục 9: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của Hoa Kỳ
Một số luật cơ bản: Luật kiểm soát các chất độc hại; Luật liên bang về
các chất trừ sâu, nấm và côn trùng; Luật về xuất nhập khẩu các chất cần kiểm soát; Luật về bao bì và nhãn phù hợp; Luật về kiểm tra các sản phẩm trứng; Luật liên bang về nhập khẩu sữa; Luật liên bang về kiểm tra sản phẩm thịt; Luật về nhập khẩu chè; Luật về bảo vệ chất lượng thực phẩm, Luật Cơng cộng về bảo vệ các lồi động thực vật hoang dã, Luật về chống khủng bố sinh học…
Quy định quản lý của Mỹ đối với thuỷ sản: Các quy định quản lý về
an toàn và vệ sinh đối với việc chế biến và nhập khẩu cá và sản phẩm cá (21 CFR phần 123) yêu cầu rằng tất cả các thực phẩm biển được chế biến phù hợp với tất cả các nguyên tắc của HACCP lẫn các yêu cầu vệ sinh của Nhà Nước. Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm theo quy định quản lý đó xác định rằng cá và sản phẩm cá được nhập khẩu thoả mãn các yêu cầu đó. Để chứng tỏ sự phù hợp, các nhà xuất khẩu có thể nhập khẩu từ nước có Hiệp định phù hợp hoặc tương ứng với Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) bao gồm cả cá và sản phẩm cá (chính phủ của nước ngồi vận hành hệ thống quản lý đối với an toàn thuỷ sản đảm bảo rằng các sản phẩm được xuất khẩu thoả mãn u cầu an tồn có liên quan của Mỹ). Nếu như khơng có các hiệp định như vậy tồn tại, các nhà xuất khẩu cần phải thực hiện "các bước khẳng định" của riêng mình để xác định rằng các sản phẩm được chế biến phù hợp với các quy định quản lý của FDA
Đối với hàng nơng sản: Ngay từ 1933, Mỹ đã có đạo luật "Điều chỉnh
nơng nghiệp" (Agricultural Adjustment Act of 1933) và sau đó điều chỉnh nhiều lần, cho phép Tổng thống được áp dụng phí và hạn ngạch với hàng nơng sản nhập khẩu, gây tổn hại tới chương trình nơng sản trong nước của Bộ Nơng nghiệp Mỹ. Thí dụ: Làm thị trường trong nước không ổn định, giá cả tăng vọt v.v.. Mục tiêu họ để ra là ổn định và hỗ trợ giá nông sản trong nước, đảm bảo thu nhập cho nông dân; đảm bảo nguồn lương thực trong nước và nguồn sợi các loại, cân đối và đầy đủ cho nhu cầu trong nước. Quốc hội Mỹ còn quy định chế độ trợ giá tối thiểu cho một số nông sản chủ yếu, kể cả nông sản dễ hư hao.
Về nhập khẩu thịt. Mỹ còn quy định cụ thể về kiểm tra tiêu chuẩn chất
lượng thịt được nhập vào Mỹ. Đồng thời cịn có quy định "có đi có lại" về tiêu chuẩn thịt cho nhập giữa Mỹ và nước bạn hàng. Nghĩa là nước kia quy định tiêu chuẩn chất lượng thịt cho Mỹ xuất sang họ thế nào thì Mỹ cũng sẽ áp dụng những quy định tương tự như vậy với nước ấy [2,15]
Phụ lục 10: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của EU
Quy định liên quan đến hàng thuỷ sản: Hiện nay ngoài hệ thống
HACCP, EU sử dụng 2 quy định dưới đây để kiểm soát hàng thuỷ sản. Quy định 91/493/EEC xác định những tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm từ cá và Quy định 91/492/EEC xác định những tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm từ động vật thân mềm và 2 mảnh. Những quy định trên xoay quanh vấn đề vệ sinh thực phẩm trong các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến người tiêu thụ. Dựa vào các quy định đó, Uỷ ban châu Âu xác định chất lượng hàng thuỷ sản nhập vào EU từ một nước thứ ba.
Nhãn sinh thái (Ecolabel): Nhãn sinh thái là những dấu hiệu chứng
nhận tính bảo vệ mơi trường của sản phẩm. Có nhiều hệ thống cấp bậc nhãn sinh thái, ví dụ như hệ thống EU Ecolabel áp dụng trên toàn châu Âu, hay Netherlands Milieukeur một hệ thống dựa trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.
Các tiêu chuẩn mơi trường: Có hai tiêu chuẩn mơi trường phổ biến,
dựa trên cơ sở tự nguyện mà các nhà sản xuất có thể áp dụng: ISO 14001 và EMAS. Cả hai đều dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về quản lý chất lượng sản phẩm. ISO 14001 xuất hiện tháng 10/1996 đề cập hệ thống quản lý việc bảo vệ môi trường của sản phẩm. EMAS ra đời năm 1995 chỉ áp dụng trong phạm vi EU.
Đóng gói, ghi nhãn sản phẩm: Những luật về mơi trường quy định vật
liệu đóng gói phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độc tố. Ví dụ như túi nhựa trong hộp carton phải đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. EU đã ban hành danh sách những vật liệu plastic có thể dùng làm bao bì. Quy định 94/62/EC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng những vỏ hộp, thùng carton, bao bì thải. Các nước thành viên EU (trừ Ailen, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) đã nhất trí phấn đấu đạt mức tái sử dụng 50-65% lượng rác thải từ bao bì, vỏ hộp.
Phụ lục 11: Các vụ tranh chấp thƣơng mại liên quan đến quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng đƣợc giải quyết theo cơ chế của WTO (1) Các tranh chấp đƣợc giải quyết thông qua đàm phán song
phƣơng:
Cộng đồng châu Âu - Mức độ tối đa gây ô nhiễm (aflatoxins) trong thực phẩm
Một số nước (Mỹ, Achentina, Ôxtrâylia, Brazil, Dămbia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Senegal và Thái Lan) trong bản tường trình lên uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ đã bày tỏ mối quan ngại về tác động hạn chế tiềm tàng của các quy tắc mà EU đề xuất về quy định mức độ tối đa chất aflatoxins có trong lạc, một số loại hạt khác, sữa và các sản phẩm khác. Họ chỉ ra rằng đề xuất đưa ra hàm lượng chất aflatoxin nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới đã không được dựa trên đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ cho người tiêu dùng EU mà lại đe doạ cho hàng xuất khẩu của họ.
Mặc dù Cộng đồng châu Âu vẫn duy trì quan điểm rằng khơng có sự thống nhất ở cấp quốc tế ở mức tối đa chất aflatoxin trong thực phẩm và rằng, Khi đưa ra đề xuất của mình EU cũng đã tham khảo ý kiến của các uỷ ban khoa học và đã đồng ý sửa đổi mức độ đưa ra trong dự thảo các quy định đối với phần lớn các loại thực phẩm liên quan trong bản đệ trình của mình.
Hàn Quốc - Hạn chế nhập khẩu gia cầm
Thái Lan đã chỉ ra rằng “ tiêu chuẩn khơng vi khuẩn “ có thể được đưa vào trong các sửa đổi dự kiến cho Đạo luật thực phẩm của Hàn Quốc có thể tác động nghiêm trọng đến việc xuất khẩu thực phẩm đông lạnh của họ. Sau khi xem xét các điểm được đưa ra và các mối quan ngại của Thái Lan, các nhà chức trách của Hàn Quốc đã quyết định giữ nguyên tiêu chuẩn không vi khuẩn chỉ áp dụng cho hàng thị để tiêu dùng ngay, không áp dụng tiêu chuẩn này với thịt cần chế biến và nấu nướng thêm.
Cộng hoà Liên bang Tanzania-Lệnh cấm của Cộng đồng châu Âu đối với nhập khẩu cá từ cộng hồ Liên bang Tanzania, Kenya, Uganda và Mơzămbích.
Cộng hồ Liên bang Tanzania khiếu nại rằng Cộng đồng châu Âu đã viện lý do bảo vệ sức khoẻ cấm nhập khẩu các sản phẩm cá đã qua chế biến, cá đông lạnh và cá tươi từ nước này cũng như từ các nước Kenya, Uganda và Mơzămbích, Cộng đồng châu Âu cho rằng lệnh cấm là cần thiết trước nguy cơ lan truyền bệnh dịch tả từ sản phẩm có chứa nước. Tuy nhiên, cộng đồng châu Âu đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm này sau khi có các cuộc tham vấn với các bên có thẩm quyền từ các nước xuất khẩu trên khi nhận được sự đảm bảo an toàn thoả đáng.
(2)Tranh chấp đƣợc giải quyết trên cơ sở phán quyết của Ban Hội thẩm và Ban Phúc thẩm:
Cộng đồng châu Âu - Các biện pháp liên quan đến thịt và các sản phẩm từ thịt (hocmôn)
Cơ quan Phúc thẩm, cơ quan phê chuẩn bản phán quyết của Ban Hội thẩm thành lập để xem xét khiếu nại của Mỹ chống lại lệnh cấm nhập khẩu của cộng đồng châu Âu với thịt có sử dụng Hocmoon, theo bản tuyên án này thì lệnh cấm trên khơng thể biện minh được, vì tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến loại thịt như vậy thừa nhận rằng việc tiêu dùng thịt khơng có hại cho sức khoẻ. Trong tình huống này, EC chỉ có thể áp dụng các biện pháp hà khắc hơn nếu chứng minh được nhu cầu phải áp dụng các biện pháp đó trên cơ sở khoa học có đánh giá rủi ro. Tuy nhiên EC chưa hề tiến hành đánh giá như vậy.
Sau khi có thơng báo về quyết định này, EC quyết định tiến hành đánh giá rủi ro để có thể biện minh về lệnh cấm trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, đã có bất đồng giữa các bên tranh chấp về ”khoảng thời gian hợp lý’ để thực thi phán quyết trong đó bao gồm cả nghĩa vụ tiến hành đánh giá rủi ro. Một trọng tài đã được chỉ định theo đúng thủ tục tố tụng. Trọng tài này đã quyết định rằng “khoảng thời gian hợp lý cho Cộng đồng châu Âu để thi hành phán quyết và các đề xuất của cơ quan giải quyết tranh chấp là 15 tháng kể từ ngày 13-2-1998”
Vì EC khơng thể áp dụng các biện pháp thực thi phán quyết trong 15 tháng, Đại Hội đồng đã cho phép Mỹ được ban hành các lệnh trừng phạt. Các lệnh này được đưa ra với hình thức tăng thuế nhập khẩu với một số sản phẩm
từ các nước thành viên EC với tổng kim ngạch hàng năm lên tới 116,8 triệu USD-tương đương với mức tổn thất thương mại mà Mỹ đánh giá là do hậu quả của lệnh cấm. Các biện pháp do Mỹ đưa ra sẽ được xét lại sau khi EC hồn thành đánh giá rủi ro
Ơxtrâylia - Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu cá hồi
Cơ quan phúc thẩm đồng ý với phán quyết của Ban Hội Thẩm được thành lập để xem xét khiếu nại của Canada đối với các biện pháp cấm nhập khẩu của Ơxtrâylia đối với cá hồi đơng lạnh và cá hồi tươi từ Canada vì lệnh cấm này khơng dựa trên chứng cứ khoa học và được duy trì mà khơng có đánh giá rủi ro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Thƣơng mại (2004), Báo cáo tình hình hoạt động thương mại
Việt Nam năm 2003, Hà Nội.
2. Dƣơng Thanh An (2002), “Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và
thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng của chúng tới hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ,
Hà Nội.
3. Đinh Văn Thành (2004), Báo cáo hiện trạng môi trường của ngành
thương mại Việt Nam năm 2003, Hà Nội.
4. Hội đồng phân tích kinh tế (2000), Vòng đàm phán thiên niên kỷ,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồng Tích Phúc (2002), Cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách nhập khẩu hàng hố nhằm bảo vệ môi trường nước ta phù hợp với các điều ước quốc tế về môi trường, Hà Nội.
6. Lê Thiền Hạ (2003), Các vấn đề môi trường liên quan đến quan hệ
thương mại Việt Nam Trung Quốc và các biện pháp xử lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Hà Nội
7. Liên hợp quốc (2001), Tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt
Nam,
Hà Nội.
8. Ngân Hàng thế giới (1999), Xanh hố cơng nghiệp, Hà Nội.
9. Ngân hàng thế giới (2001), Việt Nam đẩy mạnh đổi mới để tăng