VÀO LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
Hiện tại, Blockchain là một trong những giải pháp công nghệ được quan tâm nhất để giải quyết một số vấn đề trong ngành ngân hàng và lĩnh vực thanh tốn. Tuy nhiên, ngân
hàng và các cơng ty FinTech sẽ phải đối mặt với một số thách thức trước khi Blockchain có thể được ứng dụng một cách đầy đủ như là một phương thức khả thi để tăng cường sự tin tưởng từ công chúng.
2.2.1. Trải nghiệm người dùng (User experience)
Đối tượng sử dụng Blockchain là toàn bộ các chủ thể trong xã hội có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng. Khi đó sẽ bao gồm hai đối tượng chính và các đặc điểm
đi kèm khác nhau để tạo nên cách thức họ sử dụng dịch vụ. Khách hàng cá nhân sẽ có trình
độ văn hóa, độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Khách hàng doanh nghiệp khác nhau về đặc
điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, phạm vi và thị trường hoạt động. Làm sao để
người dùng khơng cần phải học q nhiều, có thể sử dụng được ngay là bài toán cần giải quyết. Do vậy, yêu cầu sản phẩm phải dễ sử dụng cho đại bộ phận người dùng, an tồn, chi phí thấp được đặt lên hàng đầu.
2.2.2. Niềm tin của người dùng
Việc chuyển từ phương thức tiết kiệm - đi vay truyền thống sang sử dụng sàn ứng dụng Blockchain, tức là chuyển đổi từ hình thức tập trung sang phi tập trung. Khi đó, các hợp đồng riêng (private contruct) chuyển thành hợp đồng của cả cộng đồng. Điều này có nghĩa là, niềm tin được chuyển từ một chủ thể thành một cộng đồng trong ứng dụng đó.
Khó có thể thuyết phục các khách hàng chuyển tài sản lên Blockchain ở thời điểm hiện tại, nhất là khi nền tảng chưa đủ mạnh để tạo ra những cuộc cách mạng cho nền kinh tế. Khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống. Khách hàng sẽ đặt cho các công ty Blockchain câu hỏi, tài sản của họ có được đảm bảo khơng? Dù thế nào, trình độ cơng nghệ
2.2.3. Thách thức về các qui định pháp lý liên quan đến Blockchain.
Một vấn đề đặt ra đối với công nghệ Blockchain là việc không chắc chắn về mặt quy
định. Hiện tại khơng có tiêu chuẩn hoặc một tổ chức trung tâm giám sát/quản lý các ứng dụng công nghệ Blockchain nào. Việt Nam hiện chưa công nhận tiền mật mã, các loại tiền điện tử và cũng chưa có chính sách liên quan đến nền tảng cơng nghệ tài chính mới. Đây là
rào cản khiến các Startup Việt chưa thể rộng đường phát triển. Nhiều doanh nghiệp nước ngồi cũng e ngại tìm đến Việt Nam để đầu tư và hoạt động vì lý do này.
Do vậy cần thiết phải có một số hình thức quản lý đối với phương thức cơng nghệ này. Tuy nhiên tất cả các bên đều sẽ phải thật cẩn trọng trong việc xác định “quyền quản lý” - đơn vị quản lý, nội dung quản lý, quản lý như thế nào, mức độ và phương thức quản lý để giảm thiểu và quản lý được rủi ro nhưng vẫn tạo được động lực cho sự phát triển các ứng dụng mới của Blockchain. Việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, điều ước liên quan đến công nghệ Blockchain được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp nhận sẽ mất nhiều thời gian và hợp tác của nhiều bên liên quan.
Một tín hiệu tích cực là ngày 21/8/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại
tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Một trong các mục tiêu của Đề án là các đề xuất chính sách và pháp luật khơng được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế và Dân sự, Bộ Tư pháp thời gian trình Chính phủ về khung pháp lý có thể vào tháng 8/2018.
2.2.4. Thách thức về thông tin đầu vào
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả
các nút trong hệ thống. Nếu ngân hàng sử dụng Blockchain như một cơ sở dữ liệu thì các thơng tin đi vào cơ sở dữ liệu phải có chất lượng cao. Những dữ liệu trên Blockchain phải cực kì đáng tin, nên các thơng tin đưa vào cơ sở phải chính xác ngay từ đầu. Vậy nếu người
dùng đưa thông tin sai lệch vào hệ thống thì cả Blockchain coi như vơ giá trị. Từ đó đặt ra thách thức về yếu tố con người cũng là một hạn chế.
2.2.5. Thách thức về cơ sở nền tảng
Tốc độ phát triển của công nghệ chuỗi khối ở thời điểm hiện tại được so sánh với Internet cuối những năm 1990. Kỳ vọng từ thị trường, các nhà đầu tư và các nhà phát triển phần mềm Blockchian rất lớn nhưng nền tảng vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ở thời kỳ đầu.
Có nhiều vấn đề mà cơng nghệ này chưa giải quyết được hồn toàn. Những nền tảng
cho phép thực hiện nhiều lý tưởng của con người vẫn cịn đang trong giai đoạn mới hình thành, chưa đạt được sự kỳ vọng về tốc độ xử lý, khả năng lưu trữ dữ liệu, khả năng tính tốn dữ liệu như các tập đồn cơng nghệ trung gian như Google, Facebook,...
2.2.6. Thách thức đối với việc tích hợp nền tảng cơng nghệ Blockchain với các hệ thống hiện tại.
Trong những năm tới, các ngân hàng sẽ chuyển từ một hệ thống của nhiều ngân hàng
với nhiều sổ cái (với tất cả các cuộc đối chiếu liên quan, các bên thanh toán bù trừ trung gian, kiểm toán,.) sang một hệ thống đơn giản hơn của nhiều ngân hàng nhưng ít hơn sổ kế tốn mà tính tự điều chỉnh là tự động. Các bên thanh tốn bù từ trung gian có thể khơng cịn cần thiết nữa và các nhà quản lý sẽ có quan điểm thời gian thực về các vị trí và rủi ro trong ngành. Nhưng sự chuyển đổi nếu thực sự xảy ra, sẽ mất một thời gian dài và lý do đơn giản là cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện tại được xây dựng với chi phí hàng chục tỷ USD. Để có thể thay đổi và cải tiến cần thời gian để thử nghiệm, tính tốn hiệu quản đem lại so với chi phí bỏ ra.
Như đã từng xảy ra với giao thức công nghệ Ripple, hiện tại các đơn vị phát triển công nghệ Blockchain vẫn chưa giải quyết được việc làm thế nào để cho các cơng nghệ Blockchain có thể tích hợp khơng chỉ với hệ thống ngân hàng và thanh tốn hiện tại mà cịn
kết nối với nhau. Để giải quyết được việc này, cần phải có sự hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan khác nhau và sẽ tổn thất nhiều thời gian.
2.2.7. Thách thức đối với việc phòng chống các rủi ro liên quan đến hành vi trộmcắp cắp
danh tính
Do tất cả các giao dịch thanh tốn dựa trên nền tảng Blockchain đều được thực hiện thông qua mạng internet nên có thể xảy ra những rủi ro đối với hành vi trộm cắp danh tính, tài khoản của người dùng hoặc lập những tài khoản giả để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Đối tượng mà hanker hướng tới chính khơng phải là nền tảng công nghệ Blockchain,
bởi chúng bết đây là một nền tảng vững chắc dường như bất khả xâm phạm nên mất nhiều thời gian và cơng sức. Cách thức chúng hank đó là khai thác tối ta sở hở của chính người dùng. Hầu hết tin tặc đều tấn cơng vào người dùng bằng các chiêu trị khác nhau để ăn cắp mã kích hoạt rồi dùng mã kích hoạt mở tài khoản và thực hiện giao dịch chuyển tiền sang tài khoản rác của họ. Phần đơng người dùng chưa có cách lưu trữ thơng tin an tồn. Các vụ tấn công thu lời nhiều nhất sẽ nhằm vào các dịch vụ lưu trữ mã kích hoạt của một lượng lớn người dùng.
Các hanker sẽ tiến hành trộm tiền qua ba bước: lấy mã kích hoạt, rửa tiền và chuyển
đổi sang tiền mặt. Để lấy trộm được mã kích hoạt người dùng bọn chúng tìm cách xâm nhập vào các tài khoản trên internet như tài khoản email, tài khoản các mạng xã hội từ đó lục lọi thơng tin và tìm cách tấn cơng vào ví tiền của người dùng. Như vậy, điều khiến khách hàng mất tiền ở đây chính là sự thiếu hiểu biết về cách thức bảo vệ tài khoản của mình hoặc sự sơ hở của chính các sàn giao dịch, các dịch vụ lưu trữ mã kích hoạt chứ khơng
phải là ở nền tảng cơng nghệ Blockchain. Vì thế cách tốt nhất để bảo mật tài khoản vẫn là tìm hiểu và chú trọng hơn đến bảo mật tài khoản của cá nhân mình.
2.2.8. Thách thức về khả năng mở rộng qui mô
Một trong những vấn đề đặt ra để phổ biến và ứng dụng cơng nghệ Blockchain một cách rộng rãi đó là làm sao giải quyết được các vấn đề liên quan đế tốc độ giao dịch, quá trình xác minh với các giới hạn về dữ liệu (Mạng lưới Ethereum mỗi ngày phải gồng mình
xử lí đến hơn 1 triệu giao dịch; Ethereum sẽ phải cải thiện gấp 100 lần để có thể hỗ trợ cho các ứng dụng phân quyền với hàng triệu người dùng).
Blockchain chưa chín muồi, chưa đủ lớn, nhưng khơng có nghĩa là chúng ta chưa cần dùng.
Ngược lại, đây là cơ hội lớn để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước khác, các công ty phát triển ứng dụng phi tập trung ngoại.
Ket luận chương 2
Kết quả nghiên cứu chương 2 đề tài như sau:
- Tác động của công nghệ Blockchain đến các dịch vụ Ngân hàng tại Việt nam: rút ngắn thời gian, chi phí cho hoạt động định danh khách hàng, thanh toán liên ngân hàng và hỗ
trợ nền tảng cho vay ngang hàng.
- Các thách thức đặt ra nếu áp dụng công nghệ Blockchain vào hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam: thách thức từ việc tích hợp vào cơ sở hạ tầng của chúng ta và cũng đến từ những điểm hạn chế của Blockchain.
Kết quả nghiên cứu là nền tảng cho việc đề xuất giải pháp đối với Các cơ quan chức năng và Hệ thống ngân hàng để từng bước xây dựng, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng áp dụng cơng nghệ Blockchain.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THÍCH ỨNG TRƯỚC LÀN SĨNG CƠNG NGHỆ BLOCKCHAIN