NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Tác động của công nghệ blockchain đến ngành NH việt nam trong tương lai giải pháp để thích nghi khoá luận tốt nghiệp 725 (Trang 91 - 94)

CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.2.1. Các quy định hiện hành

Hiện nay, các quy định văn bản pháp luật ở Việt Nam mới chỉ đề cập đến một lĩnh vực hoạt động của các công ty Fintech là khâu thanh toán; và một số chức năng của “tiền kỹ thuật số” là giao dịch; thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của Fintech, “tiền kỹ thuật số” nói riêng và cơng nghệ mới trong thời kỳ cách mạng 4.0 nói chung khơng chỉ dừng lại ở khâu thanh tốn mà nó sẽ đi sâu vào khía cạnh hệ thống tài chính - ngân hàng, định hình lại cách thức hoạt động của nền kinh tế.

3.2.1.1. Lĩnh vực Fintech

Theo thống kế của Vụ thanh tốn, hiện Việt Nam có 25 đơn vị Fintech được cấp giấy phép. Thông tư 39 NHNN cho phép các đơn vị Fintech, mà NHHH gọi là “trung gian thanh toán”, được thực hiện cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, và hỗ trợ chuyển tiền, chuyển mạch tài chính, bù trừ và ví điện tử. Khn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng cho lĩnh vực thanh toán, các nhánh hoạt động khác của Fintech chưa có khung pháp lý điều chỉnh, do vậy hoạt động của

các doanh nghiệp Fintech hiện tại đang diễn ra “tự phát” mà khơng có sự can thiệp hay quản lý từ các cơ quan chức năng (ví dụ như việc cung ứng ví tiền ảo...).

3.2.1.2. Hoạt động định danh khách hàng điện tử

Đối với q trình xác minh danh tính khách hàng KYC của ngân hàng, quy định hiện

hành buộc khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để xử lý. Nếu quá trình này được xử lý

Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh tốn NHNN: “Nói đến Fintech là nói đến cơng nghệ, mà cái đầu tiên vướng ở tất cả các ngân hàng mà chúng tối biết chính là KYC điện tử. Nếu khơng làm được e-KYC, dù là phát triển trên mạng, nhưng với quy định hiện nay phải gặp mặt trực tiếp để xử lý, thì có thể chục nghìn người hập hồ sơ vào lĩnh vực ngân hàng, nhưng

chỉ hàng trăm, nghìn người được xử lý bằng cách gặp mặt. Chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và không thể phát triển được”.

3.2.1.3. Lĩnh vực tiền kỹ thuật số

a. Quy định

Trong lĩnh vực tiền ảo, NHNN đã trình Chính phủ ban hình Nghị định 80/2016/NĐ-

CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình

sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp

vào Bộ luật Hình sự.

Theo đó, Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ- CP) quy định về phương tiện thanh tốn như sau:

• “Khoản 6: Phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ

thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh tốn khác theo quy định của

NHNN;

• Khoản 7: Phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp là các phương tiện khơng thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này”.

• Cùng với đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “Phát hành, cung ứng và sử dụng

Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác khơng phải là phương tiện thanh tốn hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán bị cấm tại Việt Nam.

b. Chế tài xử lý

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-

CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành,

cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng.

Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện

thanh tốn khơng hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị

truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

c. Nguyên nhân cấm tiền kỹ thuật số

Lý do, mà Chính phủ và NHNN đưa ra những quy định trên đến từ rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo, cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo,...) vì đa số tiền ảo (Bitcoin) có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO),

đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn ra phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an tồn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

3.2.2. Kiến nghị hành lang pháp lý

Không phải tất cả các đồng tiền kỹ thuật số (tiền ảo) đều ẩn danh và không chịu sự quản lý của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào. Một số nền tảng Blockchain hoạt động không

cần phải sử dụng Token (đồng tiền kỹ thuật số của nền tảng đó). Điển hình như đồng Ripple

(XRP), tất cả các chủ thể tham gia nền tảng Blockchain Ripple đều phải đăng ký KYC đối với tổ chức đối tác của Ripple và tổ chức quản lý có thể kiểm tra, giám sát các giao dịch. Và công nghệ xCurrent Ripple mà các Ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới hiện đang

sử dụng phổ biến đều không cần dùng đến XRP mà họ chỉ sử dụng nền tảng công nghệ Ripple cho mục đích giao dịch, thanh tốn. Chính phủ, NHNN, các cơ quan liên quan cần thay đổi cái nhìn về tiền kỹ thuật số, chúng ta có thể kiểm sốt được hoặc hồn tồn tạo ra được một nền tảng Blockchain cho hệ thống tài chính nội địa để sử dụng.

Chúng ta khơng nên quản lý tiền số một cách đơn giản là cấm, sau đó xử lý các hành

vi vi phạm. Trong quá trình chờ các văn bản pháp luật mới theo kế hoạch, nên quản lý tiền số bằng các biện pháp phù hợp với kinh tế thị trường. Chẳng hạn coi tiền số là một tài sản “ảo” phù hợp với quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự và quản lý chặt chẽ đối với mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh, mua bán tiền số. Đặc biệt là quản lý bằng công cụ thuế. Đơn cử như tại quốc gia phát triển Mỹ, tiền mã hóa đã được cơng nhận như một loại hàng hóa và phải chịu thuế cũng như tuân thủ các quy định liên quan đến giao dịch hàng hóa hiện nay. Hay tại Nhật Bản, nước này đã ban hành luật quy định về tiền ảo, coi đây là phương tiện thanh tốn, quản lý giao dịch tiền ảo thơng qua sàn giao dịch, phát hành tiền ảo ban đầu ra cơng chúng (IPO) có kiểm sốt và đăng ký.

Một phần của tài liệu Tác động của công nghệ blockchain đến ngành NH việt nam trong tương lai giải pháp để thích nghi khoá luận tốt nghiệp 725 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w