NGÂN HÀNG VỀ CƠNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Cơng nghệ chuỗi khối - Blockchain, ra đời cách đây khoảng 10 năm và trở nên nổi tiếng với tư cách là công nghệ nền tảng cho rất nhiều ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như chứng khốn, thanh tốn, tài trợ thương mại, định danh khách hàng điện tử,.. .Ngày càng có nhiều Ngân hàng và các tổ chức đầu tư vào nền tảng công nghệ này.
Biểu đồ 1: Số tiền Ngân hàng đầu tư vào Blockchain dự kiến sẽ tăng
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Aite Group
Blockchain được coi là cơng nghệ điển hình của cuộc Cách mạng Cơng nghiệp lần thứ 4 với khả năng có thể thay đổi cơ bản ngành dịch vụ ngân hàng - tài chính trong những năm sắp tới.
Cơng nghệ Blockchain có nhiều ưu điểm nổi bật như: Đảm bảo tính minh bạch nhờ khả năng lưu trữ thơng tin, dữ liệu giao dịch trong các chuỗi khối được liên kết chặt chẽ,
được xác thực nhanh chóng trên tồn hệ thống; Tính tin cậy cao nhờ tính năng khơng thể sửa đổi thông tin, dữ liệu đã lưu trong các khối lưu trữ, giúp giảm thiểu rủi ro gian lận trong
giao dịch; khơng cần dựa vào bên trung gian thứ ba tín nhiệm để ghi nhận và xác thực giao dịch, qua đó giảm bớt chi phí, độ trễ của giao dịch; Tính bảo mật được đảm bảo nhờ việc sử dụng cặp khóa bí mật (private key) và khóa cơng khai (public key) trong phương thức hoạt động.
Với những ưu điểm, lợi thế đó thì cơng nghệ Blockchain được sử dụng để tạo ra rất nhiều ứng dụng, sản phẩm. Có những sản phẩm ẩn danh - phi tập trung bị kẻ xấu khai thác điểm yếu để tạo thuận lợi cho các giao dịch phi pháp như Bitcoin. Nhưng cũng có các sản phẩm tận dụng lợi thế từ nền tảng phân cấp, an toàn, bảo mật để hỗ trợ việc thanh toán như
Ripple, Civic.. .Vấn để quan trọng nằm ở cách nhìn nhận của xã hội, của cơ quan quản lý và các chủ thể sử dụng.
3.1.1. Nâng cao nhận thức của Hệ thống ngân hàng về cơng nghệ Blockchain
Blockchain là một nền tảng cơng nghệ, nó có thể thay thế một số dịch vụ của Ngân hàng (như cho vay ngang hàng P2P Lending sẽ tác động tới mảng cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình, tiểu thương.) thơng qua các cơng ty Fintech; hoặc nó sẽ cải tiến các dịch vụ của ngân hàng hiện có hoạt động nhanh hơn, giảm chi phí, bảo mật tốt hơn. Vậy nền tảng Blockchain vừa sẽ là công cụ để các đối thủ của Hệ thống ngân hàng truyền thống xử dụng; vừa sẽ là công cụ Hệ thống ngân hàng sử dụng để thay đổi, phát triển bản thân.
Công nghệ Blockchain được kỳ vọng mang lại những thay đổi tích cực, hứa hẹn mang tới một kỷ nguyên số cho các hoạt động tài chính - ngân hàng, có khả năng thay đổi các quy trình nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch của các dịch vụ, giảm thiểu chi phí vận hành và mang lại độ bảo mật cao cho hoạt động ngân hàng. Mặc dù việc triển khai rộng rãi cơng nghệ này hiện tại cịn đối diện với nhiều thách thức, trở ngại, trong đó có những quan ngại về khả năng mở rộng quy mơ của blockchain, khả năng tương thích với các hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện có, cũng như tính pháp lý của thơng tin trong khối dữ liệu, của hợp đồng thông minh và những rủi ro kèm theo nó...
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng cần theo sát xu hướng biến động của công nghệ Blockchain, tìm hiểu, nghiên cứu để nhận thức rõ ảnh hưởng của Blockchain tác
động tới hoạt động của ngân hàng mình. Chủ động học hỏi, trao đổi với các tổ chức, ngân hàng trong khu vực và trên thế giới để có một cái nhìn tổng quan hơn về cơng nghệ này. Khi Blockchain tiếp tục làm thay đổi cấu trúc thị trường tài chính, các ngân hàng sẽ cần phải tập trung vào việc thay đổi mơ hình kinh doanh. Một số phương thức trung gian trở nên lỗi thời, các ngân hàng thương mại phải học cách cởi mở hơn cùng liên kết với nhau hoặc kết hợp với các công ty Fintech tạo ra một hệ sinh thái Blockchain riêng nội địa, nơi có thể trao đổi - kiểm tra thông tin, giao dịch tiền tệ với nhau để phát triển bền vững.
3.1.2. Nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng về Hệ thống Blockchain
Theo các quy định hiện tại về tiền mã hóa (sẽ nói rõ hơn trong mục 3.2) thì Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo, Bitcoin,... là phương thức thanh toán, giao dịch... Lý do được đưa ra là chúng ta chưa hiểu rõ về loại tiền này; hệ thống
cơ sở hạ tầng chưa cho phép; tính ẩn danh của Bitcoin có thể sẽ là cơng cụ cho hoạt động phi pháp và tiền ảo bị sử dụng để lôi kéo người dân vào hoạt động đa cấp. Vấn đề có thể nhìn thấy ở đây là sự hạn chế về năng lực quản lý của các cơ quan chức năng. Khi các ngân
hàng trên thế giới đang bước sang “Thế hệ thứ 2, 3 của công nghệ Blockchain” thì chúng ta vẫn loay hoay về tiền điện tử. Tiền mã hóa là dung mơi, chất bơi trơn cho cơng nghệ Blockchain hoạt động, nếu chúng ta muốn sử dụng cơng nghệ Blockchain thì các cơ quan chức năng nên có cái nhìn đa chiều hơn về tiền kỹ thuật số.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực Blockchain tại Việt Nam ở khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành ngân hàng - tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần dành cho lĩnh vực Fintech nói chung và Blockchain nói riêng một sự quan tâm lớn hơn. Chính phủ, NHNN và các Bộ ngành liên quan cần nắm bắt thơng tin thực
tiễn để phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, những rủi ro, thách thức có thể gặp phải, từ đó xây dựng khn khổ pháp lý và quản lý phù hợp đối với từng lĩnh vực.
Việt nam cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm từ đó chúng ta mới biết được cơng nghệ có thích hợp với Hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không. Chúng ta không
thể đứng chờ thế giới thành công rồi chúng ta mới áp dụng và khi đó chúng ta ln đi sau thế giới. Vì khi chúng ta áp dụng vào Việt Nam thì thế giới đã chuyển sang một bước phát triển khác.