NHNN với vai trò là ngân hàng của ngân hàng, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, NHNN cần phải có những biện pháp và chính sách như sau:
Thứ nhất, xây dựng CSTT lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và đáng
tin cậy. Kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng như chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá, cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các cơng cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có những biến động xảy ra trong nước và quốc tế.
Thứ hai, cần phát triển hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng,
phối hợp với các tổ chức quốc tế để có thể dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thơng qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD. Đồng thời chủ động trong việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với nhu cầu thực của nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ
điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn.
Thứ tư, đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng
cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch hồn tồn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. NHNN và Bộ Tài chính cần sớm xây dựng các cơ chế và chính sách về minh bạch hóa và cơng khai các thơng tin của các tổ chức tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia vào thị
2
trường chứng khoán, mặt khác các ngân hàng được niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch hơn và có hiệu quả hơn.
Thứ năm, nhanh chóng hồn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD
theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.
Thứ sáu, nâng cao cơng tác phân tích và dự báo kinh tế phục vụ cho công
việc điều hành CSTT nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại theo hướng áp dụng mơ hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cơng tác tín dụng đã, đang và sẽ là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là một trong những nhiệm vụ luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Trước những thách thức của tồn cầu hóa, cạnh tranh, hội nhập, Ngân hàng phải đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp để theo kịp các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng nói riêng, và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung.
Những đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của OCB được xây dựng dựa trên những thực tại của OCB, và những chuyển biến của nền kinh tế. Chương 3 nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của OCB trong lĩnh vực tín dụng trong xu thế hội nhập. Những giải pháp trên dù chỉ mang tính khái quát, chưa đi sâu vào từng giải pháp cụ thể. Xong, đó là những nền tảng cơ bản cho những định hướng phát triển của OCB trong tương lai.
2
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế, phấn đấu xây dựng đất nước theo hướng CNH- HĐH thì phát triển hoạt động tín dụng ở các Ngân hàng nhằm cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế là vô cung cần thiết. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập Quốc tế đang đặt các Ngân hàng trước những thách thức mới, cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Chính Phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước. Thơng qua số liệu thực tế của Ngân hàng OCB trong hoạt động cho vay tín dụng trên địa bàn ta thấy OCB cần có thêm những biện pháp chung hơn nhằm phát triển mảng kinh doanh tất yếu. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của OCB, khóa luận đã tập trung vào một số nội dung cơ bản:
1. Khái quát vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTM
2. Trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng để rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tín dụng của OCB trong những năm gần đây, từ đó nêu ra những mặt cịn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân của tồn tại đó.
4. Nêu lên một số giải pháp trực tiếp, gián tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của OCB
Tuy nhiên, việc hồn thiện hoạt động tín dụng là một vấn đề lớn, địi hỏi cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó những ý kiến đề xuất trong chuyên đề chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của OCB . Bản thân người viết chỉ mới có cơ hội làm quen và tiếp cận cơng việc ngân hàng trong thời gian thực tập ngắn, nên hiểu biết trong lĩnh vực này cịn nhiều hạn chế, nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tơ Ngọc Hưng, Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng,
- Báo cáo thường niên OCB từ 2013 - 2017
- Ngân hàng Phương Đơng Việt Nam (2013), Quy trình cấp tín dụng doanh
nghiệp
- Ngân hàng TMCP Phương ĐôngViệt Nam - (2013),Báocáo thường niên
- Ngân hàng TMCP Phương ĐôngViệt Nam - (2014),Báocáo thường niên
- Ngân hàng TMCP Phương ĐôngViệt Nam - (2015),Báocáo thường niên
- Ngân hàng TMCP Phương ĐôngViệt Nam - (2016),Báocáo thường niên
- Ngân hàng TMCP Phương ĐôngViệt Nam - (2017),Báocáo thường niên
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ
chức tín dụng, Hà Nội
- Tài liệu trên một số website:
http://www.bantintaichinh.com; http://www.cafef.vn
http://www.vneconomy.vn