Uy tín trên thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 47 - 70)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2. Uy tín trên thị trường tài chính

Uy tín, danh tiếng đuợc xem nhu một trong những yếu tố quyết định hình thành nên rủi ro và kỳ vọng. Hơn thế nữa, danh tiếng của một ngân hàng đồng thời cũng truyền tải những thông tin quan trọng về tiềm năng tăng truởng, phát triển

trong dài hạn, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nó trong việc lựa chọn đầu tư của các cá nhân, tổ chức.Với sự nhận thức vai trò thiết yếu của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, một số NHTM hàng đầu ở Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, bước đầu tạo được thương hiệu riêng, đặc thù gắn với các sản phẩm và thế mạnh riêng có. Trong thời gian qua, hầu hết các NHTM VN đều có những hình thức quan hệ với cơng chúng rất tốt, dùng nhiều hình thức để quảng bá hình ảnh của ngân hàng mình như xuất hiện thường xuyên trên các mặt báo, trên tivi và tài trợ nhiều chương trình lớn. Chính những điều này mà hình ảnh của các NHTM VN đã gần gũi với người dân hơn và đặc biệt là tạo được lòng tin nơi khách hàng. Với nỗ lực thay hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới tốt đẹp hơn, các NHTM tạo dựng thương hiệu của mình. Chẳng hạn như, Agribank với bề dày truyền thống hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn; BIDV trong tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản; VCB với những sản phẩm chất lượng cao trong thanh toán nội địa và quốc tế; Sacombank, ACB với các dịch vụ liên quan đến vàng và ngoại tệ.... Theo đánh giá mới nhất của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đối với 9 ngân hàng Việt Nam gồm VietinBank, VIB, BIDV, Sacombank, Techcombank, ACB, MB, VPBank và SHB, VietinBank và VIB là hai ngân hàng có chỉ số BCA cao nhất (ở mức B3) trong số 9 ngân hàng được đánh giá và có triển vọng “ổn định”.

Triển vọng "ổn định" cũng được Moody’s xếp hạng cho BIDV và SHB trong khi các ngân hàng còn lại được đánh giá triển vọng "tích cực". Xét về tiền gửi nội tệ, VietinBank và BIDV có chỉ số cao nhất ở mức B1, tiếp đến là VIB ở mức B2 và các ngân hàng còn lại ở mức B3. Xét theo tiền gửi ngoại tệ, VietinBank, VIB và BIDV được xếp hạng cao nhất ở mức B2. Các ngân hàng còn lại có mức xếp hạng B3.

Cịn theo cơng ty Vietnam report của Việt Nam đánh giá về uy tín của các ngân hàng Việt Nam về truyền thơng thì 10 ngân hàng có uy tín cao nhất là Vietcombank, Viettinbank, BIDV, MB Bank, PVCombank Sacombank, TPbank, VIB, Maritimebank,Techcombank.

Tuy nhiên, so với thị trường thế giới thì thương hiệu của ngành ngân hàng cịn mờ nhạt. Theo hãng tư vấn Brand Finance công bố Báo cáo xếp hạng tốp 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới thì, các ngân hàng lớn của Việt Nam cũng chỉ đứng trong top 500 các ngân hàng lớn nhất thế giới, cụ thể đến năm 2015, Viettinbak xếp ở vị trị 437, Vietcombank thì ở vị trí 487.

Như vậy các NHTM Việt Nam cần phải có những biện pháp để cải thiện lại uy tín thương hiệu của mình trên thị trường nội địa và trên thị trường thế giới.

3.2.3. Thị phần và hệ thống mạng lưới

3.2.3.1. Thị phần

Có thể nói thị trường ngân hàng hiện tại vẫn đang được các NHTMNN giữ vị trí chủ đạo. Trong hầu hết các nghiệp vụ truyền thống như tiền gửi và cho vay, NHTM NN luôn chiếm thị phần áp đảo. Thế nhưng khối NHTM CP đang có những cuộc lấn chiếm thị phần đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ với sự phát triển đầy năng động. Tuy nhiên trong thời gian tới, khơng chỉ có các NHTM CP mà cả các NHNNg cũng có khả năng là những nhân tố phát triển nhanh và mạnh mẽ khi mà những điều kiện mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam đang ngày càng thơng thống hơn.

> Thị phần huy động

Huy động vốn của toàn hệ thống vẫn tăng trưởng tốt. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã có sự chuyển dịch từ ngoại tệ sang VND, tính đến cuối năm 2014 tỷ trọng huy động vốn VND và ngoại tệ lần lượt là 87.6% và 12.4% (năm 2013: 85.9% và 14.1%), huy động vốn VND và ngoại tệ lần lượt tăng 19.2% và 3.1%. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiếp tục có xu hướng dịch chuyền dần sang các kỳ hạn trên 6 tháng trở lên. Việc thay đổi xu hướng huy động vốn chuyển sang các kỳ hạn dài hơn là điều cần thiết đối với các ngân hàng để đáp ứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ xa hơn nữa là đáp ứng khả năng thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng và toàn hệ thống.

Thị phần huy động vốn trước mắt thì vẫn chịu sự thống trị của các NHTMNN. Các NHTMNN với lợi thế về thời gian hoạt động lâu dài và uy tín của loại hình doanh nghiệp nhà nước nên vẫn chiếm được sự tin cậy của nhiều cá nhân và tổ chức gửi tiền. Tuy nhiên tỷ trọng này cũng đang dần thay đổi, cụ thể là năm 2013 NHTMNN chiếm

43.05%, sang đến năm 2014 thị phần này khơng thay đổi thay vào đó thị phần của các NHTMCP và của các chi nhánh NHNg đang có sự gia tăng.

Đồ thị 6:Thị phần huy động vốn của các NHTM

Nguồn: NHNN

Với sự phát triển lớn mạnh của các NHTMCP trong thời gian qua cộng với lãi suất huy động cao hơn các NHTMNN, các NHTMCP đang dần chiếm được sự tin cậy của công chúng đến gửi tiền. Hiện tại các ngân hàng Việt Nam có ít kênh huy động vốn từ bên ngoài hơn, do hạn chế của thị trường nội địa và các hạn mức về tỷ lệ đầu tư của khối ngoại vào ngân hàng. Do đó mà trong vịng 3 năm tới tức là đến năm 2018, khi mà hiệp định đối tác xun Thái bình Dương (TPP) bắt đầu có hiệu lực thì khả năng huy động của các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng lên rất nhanh và thu hút khách hàng từ phía các ngân hàng trong nước và cuộc cạnh tranh huy động tiền gửi của các NHTM trong thời gian tới sẽ là rất quyết liệt.

> Thị phần cho vay

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những thay đổi tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, đưa vốn vào lưu thơng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động tín dụng đã trở thành “cầu nối” trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Tín dụng khơng chỉ là một dịch vụ cơ bản để tạo ra một khối lượng lớn tài sản trong tổng tài sản mà còn là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Thống kê cho thấy, tổng doanh thu, thu nhập từ lãi cho vay và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng thường chiếm từ 70% - 80%.

Tương tự như huy động vốn, thị phần cho vay của các NHTMNN cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn hệ thống. .

Tuy nhiên thị phần này cũng đang có sự chuyển dịch theo huớng tăng dần thị phần của các NHTMCP và giảm thị phần của các NHTMNN. Điều này cho thấy kết quả của việc mở rộng mạng luới, đa dạng sản phẩm dịch vụ của các NHTMCP trong những năm gần đây. Thị phần cho vay của các NHTM hiện nay cũng phản ánh tình hình chung của nền kinh tế. Mặc dù thị phần cho vay của các NHTMNN là lớn nhất nhung đối tuợng chính của nhóm ngân hàng này là các doanh nghiệp nhà nuớc do đó mà các khoản vay của nhóm NHTMNN mang tính rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó các NHTMNN với thủ tục ruờm rà, phong cách phục vụ cịn hạn chế nên khó có khả năng mở rộng tín dụng bán lẻ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân nhu các NHTMCP. Do đó mà về lâu dài các NHTMNN phải có sự cải cách tồn diện mới có thể cạnh tranh giữ đuợc thị phần của mình. Cịn về phía các NHTMCP thì một số các NHTMCP có quy mơ lớn về vốn, năng lực cạnh tranh tốt, chiếm một thị phần đáng kể trong khu vực ngân hàng, nhung vẫn tồn tại một số các NHTMCP có quy mơ rất nhỏ, khó có thể cạnh tranh hoạt động và trụ vững về tài chính trong dài hạn; các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển ở mức hạn chế, thiếu các định chế tài chính vi mơ.

3.2.3.2. Hệ thống mạng lưới

Tính đến năm 2015, hệ thống các ngân hàng thuơng mại Việt Nam có hơn 9.200 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nuớc, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã mở rộng đầu tu, thâm nhập phát triển ra thị truờng tài chính thế giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của các ngân hàng Việt Nam tại nuớc ngồi cịn rất hạn chế do khó thâm nhập vào một thị truờng ngân hàng quốc tế tiên tiến với các quy định pháp luật khắt khe và đặc biệt là khách hàng mục tiêu hạn chế. Việt Nam có tổng số khoảng 18 đại diện hoạt động tại nuớc ngoài nhu Lào, Campuchia, Myanma, Singapore, Đức bao gồm NHTM 100% vốn, chi nhánh ngân hàng, văn phòng đại diện. Chính phủ Việt Nam đã và đang tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nội địa với mục tiêu củng cố hoạt động trong nuớc và xây dựng phát triển ngân hàng quy mơ “cấp khu vực”.

Tuy nhiên, ở trong nuớc thì Ngân hàng Nhà nuớc cũng đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép thêm 03 ngân hàng nuớc ngoài đuợc thành lập ngân hàng con 100% vốn là CIMB và Public Bank Berhad (Malaysia) và Citi Bank (Mỹ). Nhu vậy,

tổng số ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ tăng lên 8 ngân hàng bao gồm: ANZ Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Hong Loeng Việt Nam, Citi Bank, CIMB và Public Bank Berhad.

Ngồi sự hiện diện dưới các hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngồi, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, các định chế tài chính nước ngồi cịn thâm nhập thị trường ngân hàng Việt Nam thơng qua con đường ngắn hơn đó là đầu tư góp vốn vào các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước. Tại Việt Nam có 51 văn phịng đại diện của các ngân hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Áo, Pháp, Đức, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan...Như vậy các ngân hàng nước ngoài đang dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đang gia tăng sự cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước.

Mạng lưới hoạt động của các NHTM ở nội địa cũng khá dày đặc nhưng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, đơng dân cư như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nằng...

Đồ thị 8:Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân hàng thương

Năm 2013 2014 2015 Số lượng thẻ (triệu thẻ) 66,21 80,39 99,52

Các ngân hàng liên doanh hầu như khơng có thay đổi gì nhiều. Các ngân hàng 100% vốn nước ngồi hiện nay chỉ chiếm một số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động nhưng đã thể hiện tham vọng và khả năng phát triển lớn. Việc mở chi nhánh của một số NHTM hiện nay chưa được chuẩn bị đầy đủ, sản phẩm của chi nhánh cịn nghèo nàn, nhân lực khơng đủ để đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.. Sự mở rộng mạng lưới phải được xem xét toàn diện cùng với sự phát triển của nguồn nhân lực và sản phẩm dịch vụ cũng như tính hiệu quả về chi phí .Tuy nhiên tình trạng ồ ạt mở rộng mạng lưới giờ đây đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết khá chặt bằng các quy định, trong đó có chỉ tiêu về nợ xấu.. Trong khi các ngân hàng lớn thì chọn cách M&A để mở rộng hệ thống một cách nhanh nhất thì những ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn buộc phải bằng nội lực của bản thân mình, để vươn lên và vẫn được thị trường đón nhận. Hệ thống ngân hàng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo rằng cuộc đua mở rộng mạng lưới hoàn tồn chấm dứt, chỉ cịn những ngân hàng nào thực sự vững mạnh mới có thể được gia tăng độ phủ thương hiệu.

3.2.4. Năng lực công nghệ và năng lực cung ứng sản phẩm dịch vụ

Trong những năm qua, công nghệ ngân hàng đã có sự đầu tư đổi mới đáng kể như: • Thiết lập được hạ tầng thanh tốn quốc gia hiện đại, mà hạt nhân là hệ thống thanh

toán điện tử liên ngân hàng

• Hoạt động thanh tốn thẻ ngân hàng cũng được thúc đay mạnh mẽ, tỷ trọng thanh tốn phi tiền mặt có sự thay đổi tích cực;

• Hệ thống ngân hàng lõi (core banking) được ứng dụng phổ biến ở các ngân hàng Việt Nam góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình đổi mới về thể chế, tăng hiệu quả điều hành, quản trị nội bộ, quản trị rủi ro và cắt giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng.

• Hạ tầng an ninh bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế đã được triển khai áp dụng ở phần lớn các ngân hàng.

• Hệ thống cơng nghệ ngành ngân hàng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nhờ có đổi mới cơng nghệ mà hệ thống ngân hàng thương mại đã đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, như: ATM, POS, EDC, SMS Banking, Telephone Banking, Internet Banking...từ đó đã góp phần

39

khơng nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng nhu góp phần thúc đẩy sản xuất và luu thơng hàng hóa phát triển, giảm tải các giao dịch tại ngân hàng, nâng cao chất luợng dịch vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

• Ve cơ sở hạ tầng viễn thông và cơ sở hạ tầng thiết bị tin học: Các ngân hàng đã trang bị cho mình hệ thống mạng hiện đại, tiên tiến. Số luợng dịch vụ đuợc cung cấp ngày càng đa dạng và số luợng các NHTM tham gia cung cấp cũng ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Dịch vụ thẻ thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế xã hội. Ngoài những loại thẻ truyền thống, các NHTM cũng đã đua ra nhiều loại thẻ tích hợp mới với nhiều tính năng mới làm cho thị truờng thẻ thêm phong phú. Số luợng tài khoản cá nhân, doanh số giao dịch thẻ tăng trong thời gian qua cho thấy, việc phát triển dịch vụ thẻ đã làm tăng khối luợng thanh toán qua ngân hàng, nguời dân đang quen dần với các DVNH nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.

Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

POS 130.000 172.036 223.381

ATM 153.000 16.018 16.937

Nguồn: NHNN

Nguồn:NHNN

Cùng với sự phát triển về dịch vụ thẻ, mạng luới ATM và POS ngày càng đuợc đầu tu mở rộng, các dịch vụ gia tăng trên ATM ngày càng đuợc chú trọng nhằm đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn.

Vốn đầu tu cho CNTT không ngừng tăng lên. Đây là nền tảng quan trọng để các NHTM nâng cao chất luợng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thơng tin, tăng cuờng tính bảo

mật, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Chất lượng và số lượng các dịch vụ tuy đã được cải thiện những vẫn còn nhiều hạn chế như:

Thứ nhất, sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM chưa đa

dạng, linh hoạt. Doanh thu của các NHTM vẫn dựa chủ yếu từ cho vay trong khi hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro. Đối với thị trường thẻ - một lĩnh vực được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn mang tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các liên minh. Số lượng thẻ phát hành ra khá lớn nhưng số lượng thẻ đang hoạt động, tỷ lệ thẻ giao dịch thực tế thì thấp hơn rất nhiều. Việc cạnh tranh phát hành thẻ đã đẩy số lượng thẻ tăng vọt mỗi năm, tuy nhiên chất lượng giao dịch không đi kèm khiến số lượng thẻ ảo tăng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 47 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w