Tăng cường sức mạnh tài chính của hệ thống NHTM VN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

4.2. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM

4.2.1. Tăng cường sức mạnh tài chính của hệ thống NHTM VN

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực tài chính theo hướng tăng quy

mơ vốn điều lệ, đảm bảo mức an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản có thơng qua việc giảm nợ xấu.

• về vốn điều lệ : mục tiêu huớng tới hình thành một số ngân hàng có mức vốn điều lệ bằng 5 tỷ USD để từ đó nâng tổng tài sản lên khoảng 50 tỷ USD. Các ngân hàng cịn lại sẽ có vốn điều lệ xoay quanh mức 1 tỷ USD

• Về mức độ an tồn vốn, truớc tiên cần thực hiện đúng theo tiêu chuẩn quốc tế về phân loại vốn và tính hệ số điều chỉnh rủi ro với từng nhóm tài sản.

• Về nợ xấu: cần rà sốt, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu, TCTD có nợ xấu lớn, chua trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, hiệu quả kinh doanh thấp cần phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí quản lý; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu nhu đôn đốc thu hồi nợ, bán , xử lý nợ, tài sản đảm bảo, khởi kiện khách hàng vay, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro...; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro..

Thứ hai, xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, kiểm tra và điều chỉnh các khoản

mục tài sản không sinh lợi để nâng cao chất luợng tài sản có của NHTM. Mỗi ngân hàng phải đầu tu một hệ thống cảnh báo rủi ro, phải thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để cảnh báo kịp thời rủi ro phát sinh và xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng. Hồn thiện các cơ chế, chính sách cho VAMC mua các khoản nợ theo giá thị truờng, giúp VAMC có khả năng giảm thiểu lỗ khi phải bán lại các khoản nợ đó theo giá thị truờng, đồng thời cũng tăng sức hấp dẫn của các khoản nợ xấu.

> Đối với các NHTMNN: Đa dạng hóa cổ đơng, giảm dần tỷ lệ nắm giữ của Nhà

nuớc, sở hữu Nhà nuớc chi phối trong các ngân hàng cần đuợc nắm giữ ở mức phù hợp sao cho không ảnh huởng đến mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Tiến tới niêm yết cổ phần trên thị truờng chứng khoán quốc tế.

> Đối với các NHTM cổ phần:

• Phát hành bổ sung cổ phiếu.

• Sáp nhập các ngân hàng, hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên một tập đồn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho các NHTMCP hiện nay ( kỳ vọng đến năm 2017 sẽ rút gọn hệ thống còn khoảng 15 ngân hàng)

• Đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục đuợc những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w