Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

4.1. Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng

thương mại Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng là tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mơ ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

Để cụ thể hóa mục tiêu này, đề án đã đưa ra một số định hướng chiến lược đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập và phù hợp với phương châm hành động của các tổ chức tín dụng như sau:

• Các NHTM NN và các NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trị chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mơ hoạt động, năng lực tài chính, cơng nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh; tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM với những nội dung trọng tâm như sau:

♦ Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động): Tiếp tục thực thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu theo các Đề án đã được Chính phủ thơng qua, tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm sốt, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; nghiên cứu, hồn thiện mơ hình VAMC

♦ Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM phù hợp với thông lệ quốc tế; phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành.

♦ Mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính nước ngồi. ♦ Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý

rủi ro, bảo đảm an tồn và hiệu quả kinh doanh. • Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính)

♦ Lành mạnh hố và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cả về quy mơ và chất lượng: tiếp tục tăng quy mơ vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM NN.

♦ Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử lý các NHTM CP yếu kém, tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mơ hoạt động.

• Từng bước cổ phần hóa các NHTM NN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, cơng nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.

• Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM NN và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khn khổ pháp lý minh bạch, cơng khai, bình đẳng.

Để thực hiện chiến lược này, bên cạnh sự chủ động của các NHTM, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để các NHTM Việt Nam thực sự có được năng lực cạnh tranh bền vững, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM việt nam khi ra nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương khoá luận tốt nghiệp 445 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w