hơn MB và 3 NHTM cổ phần nhà nước. DPRR tăng lên trong khi nợ xấu giảm xuống làm cho tỷ lệ DPRR/Nợ xấu tăng mạnh lên 62,34%. Mặc dù, vẫn còn thấp hơn các NHNY khác nhưng đang dần thu hẹp lại khoảng cách so với năm 2013. Bước sang năm 2015, DPRR vẫn ở mức khá ổn định là 1.541 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2014, trong khi nợ xấu giảm cịn ½ đã làm tỷ lệ DPRR/nợ xấu tăng mạnh lên 87,01% chỉ thấp hơn 3 ngân hàng là VCB, CTG và MB. Điều này cho thấy, ACB
đang mạnh tay trong việc trích lập DPRR, chấp nhận làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận nhằm tăng cường xử lý nợ xấu.
Có thể thấy, việc đặt tình hình diễn biễn nợ xấu của ACB giai đoạn 2013- 2015 vào diễn biến chung của toàn ngành, đặc biệt là 9 NHNY trong hệ thống để so sánh đã cho ta thấy cái nhìn đa chiều và tồn diện hơn trong vấn đề nợ xấu tại ACB. Trong những năm qua, ACB ln đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững đi kèm với xử lý triệt để nợ xấu cả về chất và lượng. ACB từ một ngân hàng ln có tỷ lệ và quy mơ nợ xấu cao trong nhóm các NHNY đã trở thành ngân hàng có tỷ lệ và quy mơ nợ xấu gần như thấp nhất. Nợ nhóm 5 có xu hướng giảm, tỷ lệ Nợ khó địi/Tổng dư nợ tăng mạnh, đứng đầu top 5 NHTM cổ phần. Nợ xấu liên tục giảm, Quỹ DPRR luôn giữ ở mức ổn định làm tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu ngày càng cao, chỉ sau 3 ngân hàng là VCB, CTG và MB. Qua những gì thấy được từ tình hình nợ xấu tại ACB, ta có thể thấy được một phần nào hiệu quả từ công tác quản trị nợ xấu tại ACB cũng như những động thái tích cực của ACB trong nỗ lực đưa các chỉ tiêu trên về mức lý tưởng; tạo ra mơi trường tín dụng thật sự an tồn và lành mạnh.
3.2.3 Th ực trạng quản trị n ợ xấu tại ACB 3.2.3.1 Thực trạng quản trị nợ xấu tại ACB
a) Môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị nợ xấu
Trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam ban hành. Các ngân hàng đã bổ sung cơ chế, quy chế theo hướng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam cịn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh cho tất cả các chi nhánh.
Các văn bản được ngân hàng ACB sử dụng trong hoạt động quản trị nợ xấu bao gồm:
+ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;
+ Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của thống đốc NHNN ban hành quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;
+ Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch về xử lý TSBĐ tháng 2/2014;
+ Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về việc ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
+ Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm của thông tư 13;
+ Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
+ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về quy định bán nợ cho VAMC
+ Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các TCTD;
+ Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02;
Các văn bản trên quy định về việc các NHTM phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Bao gồm:
+ Các tiêu chí xác định một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan;
+ Các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan;
+ Hạn mức, tỷ lệ cho vay tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành kinh tế;
+ Chiến lược tối đa hóa tài sản có và cách theo dõi đối với các khoản cho vay;
+ Quy định về tiêu thức phân loại nợ thành 5 nhóm khác nhau;
+ Xây dựng chính sách quản lý RRTD, mơ hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, TSBĐ, khả năng thu hồi và quản lý nợ của ngân hàng;
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với hoạt động kinh doanh; đối tượng khách hàng cũng như tính chất rủi ro của các khoản nợ ngân hàng.
b) Thực trạng xử lý nợ xấu tại ACB
❖Bộ phận, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ xử lý nợ xấu trongACB
Việc xử nợ xấu tại ACB được thực hiện bởi 3 bộ phận là: Trung tâm Quản lý nợ trực thuộc Tổng giám đốc, công ty quản lý nợ, khai thác tài sản ACBA và kênh phân phối.
Thứ nhất, Trung tâm Quản lý nơ trực thuôc tổng giám đốc
Tháng 9/2013, Hội đồng quản trị ACB đã quyết định thành lập Trung tâm Quản lý nợ (TTQLN) trực thuộc tổng giám đốc trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm thu nợ của 2 khối KHCN và KHDN để thống nhất, tập trung hóa và nâng cao hiệu quả cơng tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, quản lý và thu hồi nợ đối với KHCN và KHDN. TTQLN có 5 bộ phận chính:
- Bơ phận cảnh báo nợ sớm: Hướng dẫn, thực hiện giám sát công tác cảnh
báo nợ sớm trên toàn hệ thống trước khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn (NQH)
- Bô phận thu nợ trực tiếp: Thực hiện chuyên trách và tập trung công tác thu
nợ trực tiếp với các khoản NQH có quy mơ nhỏ. Đối với các khoản nợ có mức rủi ro thấp, kênh phân phối gồm chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tự thực hiện thu nợ trong suốt giai đoạn đầu khi mới bị chuyển NQH và TTQLN sẽ tiếp quản công tác thu nợ khi kênh phân phối thực hiện khơng hiệu quả. Đối với khoản nợ có quy mơ lớn hay mức độ rủi ro cao, bộ phận thu nợ sẽ trực tiếp thu nợ từ giai đoạn đầu khi mới bị chuyển NQH
- Bô phận giải pháp quản lý nợ: Phối hợp các đơn vị liên quan trong việc
thẩm định khách hàng có RRTD hoặc bị chuyển NQH; đề xuất giải pháp kiểm soát nợ hoặc xử lý thu hồi nợ.
- Bộ phận giám sát và hỗ trợ: Theo dõi, giám sát và đôn đốc kênh phân phối
hoặc đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý nợ; tập trung giám sát các hoạt động và hiệu quả thu nợ của kênh phân phối.
- Bộ phận hỗ trợ phân tích và hệ thống: Phát triển, quản lý hệ thống thông tin
quản trị thu hồi nợ và thực hiện các phân tích thu nợ chuyên sâu một cách hiệu quả.
Thứ hai, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA
ACBA là công ty con của ACB có nhiệm vụ chính là quản lý và thu hồi nợ toàn hệ thống. ACBA đã ban hành quy chế tài chính và quy trình nghiệp vụ quản lý và thu hồi NQH, quy định công việc phải thực hiện từ khi tiếp nhận khoản nợ đến khi thanh lý. Xây dựng được phương pháp kiểm soát 100% số hồ sơ hiện đang quản lý, kể cả hồ sơ khó thu. Đồng thời, phối hợp với Khối công nghệ thông tin xây dựng chương trình quản lý nghiệm vụ nhằm quản lý số liệu, thơng tin về hồ sơ, khoản nợ, tiến trình giải quyết hồ sơ; kiểm tra và trực tiếp hỗ trợ công tác xử lý nợ cho các Chi nhánh.
Thứ ba là kênh phân phối
Tại kênh phân phối có phát sinh NQH, nợ nhóm 2, nợ xấu; trong trường hợp cần thiết cần phải thành lập các tổ/bộ phận xử lý nợ tại Chi nhánh/Cụm có tỷ lệ nợ xấu cao.
❖Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ACB đang áp dụng
- Yêu cầu tái cơ cấu TCDN, cơ cấu lại nợ
Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tạm thời khó khăn về tài chính nhưng vẫn kiên quyết tìm giải pháp vượt qua, vẫn có thiện chí trả nợ ngân hàng, ACB cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm. Theo công văn số 2506/NHNN-CSTT của NHNN ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2012 về việc giải pháp và hoạt động tín dụng có quy định cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản vay nếu khách hàng chứng minh được nguồn trả nợ trong tương lai. Sau khi nhận được yêu cầu cơ cấu lại khoản vay từ phía khách hàng, ngân hàng sẽ rà sốt lại tình hình sản xuất kinh doanh cũng như các kế hoạch kinh doanh trong tương lai sắp tới, phân tích rõ xem thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
phát sinh là do tình hình kinh tế hay do bản thân doanh nghiệp. Nhân viên QHKH trình lãnh đạo Phịng khách hàng, phịng QLRR cũng như Hội đồng tín dụng xem xét cơ cấu lại nợ trên nguyên tắc: Đối với khoản vay ngắn hạn thời gian giãn nợ tối đa bằng thời gian khoản vay; đối với các khoản vay trung, dài hạn thời gian giãn nợ tối đa bằng nửa thời gian vay còn phần trả nợ gốc và lãi được cơ cấu lại tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể.
- Xử lý TSBĐ, đòi nợ bên bảo lãnh
Theo Quyết định QP-7170 “Thủ tục xử lý Tài sản bảo đảm tại ACB”, tùy vào đặc điểm của mỗi khoản vay và điều kiện áp dụng của từng phương án xử lý TSBĐ được nêu trong Quyết định, ngân hàng sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
- Ủy thác nợ sang cơng ty ACBA
ACB Asets có nhiệm vụ chính là xử lý các khoản nợ xấu, NQH nhận chuyển giao từ ACB và kinh doanh bất động sản từ xử lý nợ. Trong những năm qua, ACBS đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch tái cấu trúc toàn diện nhằm nâng cao năng lực và an toàn hoạt động. Trong năm 2015, nợ xấu giảm, thị trường bất động sản có xu hướng ấm lên nhưng việc thực thi pháp luật chưa đem lại hiệu quả cao cho công tác xử lý nợ. Tuy nhiên, kết quả thu nợ của ACB Asets trong giai đoạn vừa qua vẫn khá tốt do ACB thực hiện nhiều biện pháp đổi mới như chuẩn hóa quy trình xử lý nợ theo từng giai đoạn, xây dựng bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ toàn hệ thống, xây dựng bảng đo lường hiệu suất làm việc và chương trình quản lý tiến bộ.
- Trích lập DPRR:
Các khoản nợ được xử lý RRTD theo quyết định của Hội đồng xử lý nợ sau khi xem xét thấy mọi nỗ lực cần thiết để thu hồi khoản nợ, bao gồm cả các hành động pháp lý đều khơng có kết quả. Các khoản nợ xấu sẽ được xử lý bằng nguồn dự phòng khi được phân loại vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng vay bị phá sản hay giải thể (đối với trường hợp khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp), hoặc khi khách hàng vay bị phá sản hoặc giải thể (đối với khách hàng vay là cá nhân).
- Bán khoản nợ cho VAMC:
ACB thực hiện bán nợ cho VAMC theo quy định trong các văn bản NHNN ban hành và giữ lấy TPĐB do VAMC ban hành. Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nợ xấu, tập đoàn sử dụng dự phịng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng để hạch tốn giảm giá trị ghi sổ của khoản nợ xấu và tất toán tài khoản ngoại bảng theo dõi lãi chưa thu được của khoản nợ xấu đó.
- Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý nợ
Điều kiện áp dụng bao gồm: (i) Khách hàng bỏ trốn, lẩn tránh hoặc không hợp tác; (ii) Đã áp dụng nhiều phương pháp xử lý NQH nhưng khơng đạt kết quả; (iii) Có phát sinh tranh chấp, lừa đảo, tình tiết phức tạp và phải khởi kiện nhằm bảo vệ kịp quyền lợi của ACB. Tuy nhiên, việc khởi kiện tốn kém nhiều chi phí và thời gian, đây là biện pháp cuối cùng mà ACB sử dụng khi khách hàng khơng có thiện chí trả nợ.
c) Thực trang phòng ngừa nợ xấu tai ACB
❖ Xây dựng thủ tục quản lý, giám sát khoản vay và thu hồi nợ