Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-2015

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 55 - 57)

đó có ACB, phải ưu tiên trích lập dự phịng để xử lý nợ xấu, ngay cả khi khoản nợ đó đã được bán cho VAMC. Ngân hàng ACB đã thực hiện trích lập DPRR rất chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng cho dù việc này có thể làm giảm lợi nhuận. Có thể thấy, mặc dù nợ xấu giai đoạn 2012-2015 đã có xu hướng đi xuống, giảm từ 2.571 tỷ đồng (năm 2012) xuống còn 1.771 tỷ đồng (năm 2015) nhưng tỷ lệ trích lập DPRR vẫn giữ ở mức khá ổn định, thậm chí là có xu hướng

Chỉ tiêu Tổng nợ xấu (tỷ đồng) _____Tỷ lệ nợ xấu (%)_____ 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Trung bình ngành_______ 125.555 129.043 129.10 5 3,61 3,25 2,90 Ngân hàng ACB 3.243 2.533 1.771 3,02 2,17 1,32

tăng nhẹ qua các năm. Chính việc mạnh tay trích lập DPRR của ACB là lý do chính đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức rất thấp, chỉ còn 1,32% năm 2015. Tổng nợ xấu giảm trong khi quỹ DPRR tín dụng lại tăng nhẹ làm cho tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu ln có xu hướng tăng. Neu như năm 2012, con số này là 58.42% thì sang đến năm 2015, đã đạt 87,01%, tăng 28,59% so với năm 2012.

Qua quá trình phân tích tình hình nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-2015, có thể thấy, nợ xấu tại ACB đang có những tín hiệu rất tích cực. Nợ xấu đã giảm cả về tỷ lệ, lẫn quy mơ, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2015 chỉ còn 1,32%, nhỏ hơn rất nhiều so với ngưỡng 3% mà NHNN đưa ra về ngưỡng nợ xấu an tồn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ khó địi/nợ xấu mặc dù vẫn còn khá cao nhưng đã bắt đầu có xu hướng giảm. Cộng thêm tỷ lệ quỹ DPRR/nợ xấu liên tục tăng cho thấy động thái quyết liệt của ACB trong xử lý nợ xấu, bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn và xử lý triệt để nợ xấu còn tồn đọng với phương châm: “Xử lý nợ xấu, chất lượng song hành”.

3.2.2 So sánh tình hình nợ xấu tại ACB với các NHNY khác

Trong giai đoạn 2013-2015, nhờ những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mơ cùng những động thái cứng rắn của NHNN và Chính phủ trong công tác xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng, đã tạo ra một môi trường kinh tế ổn định, giúp tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Đồng thời, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phục hồi và phát triển trở lại. Tuy nhiên, dù tỷ lệ nợ xấu đã ở mức an toàn nhưng nó vẫn đang là “bóng ma” trong năm 2016. Nguyên nhân là do nợ xấu chỉ giảm trên sổ sách, các nhà băng mới chỉ tích cực bán nợ xấu cho VAMC mà khơng hề tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Điều này làm một lượng vốn lớn bị chết tại các khoản nợ này, gây khó khăn cho dịng chảy tín dụng. Chưa kể đến, nợ xấu mới chỉ giảm về tỷ lệ mà không giảm về quy mô, đây thực sự là nỗi lo của toàn xã hội.

Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cịn nhiều biến động, ACB với những biện pháp tích cực đã làm nợ xấu giảm cả về tỷ lệ lẫn quy mô. Tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao, tăng trưởng tín dụng đạt 15,22%, lợi nhuận sau thuế và giá trị tổng tài sản luôn giữ ở mức ổn định và tăng đều qua các năm. Đặc biệt đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,32% thấp hơn rất nhiều so với con số mà NHNN đưa ra. Để thấy rõ hơn những kết quả của ACB trong công tác quản lý nợ xấu, chúng ta cùng so sánh tình hình nợ xấu của ACB với toàn

ngành, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (giống như ACB) trong giai đoạn 2013-2015.

3.2.2.1 Tỷ lệ và quy mô nợ xấu

Trong giai đoạn 2013 - 2015, tỷ lệ nợ xấu của ACB so với trung bình tồn ngành ngân hàng hiện đang ở mức thấp, luôn đảm bảo ngưỡng nợ xấu an toàn <3% trên tổng dư nợ mà NHNN đề ra và có xu hướng giảm dần qua các năm. Để thấy rõ hơn điều này, chúng ta cùng đánh giá tỷ lệ, quy mơ nợ xấu của ACB so với trung bình ngành ngân hàng trong giai đoạn 2013-2015.

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w