Tổng vốn huy động của ACB giai đoạn 2012-2015

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 46)

Tổng vốn huy động

2012 2013 2014 2015

■ Tổng vốn huy động

(Nguồn: báo cáo tài chính của ACB)

Năm 2013, ACB đang từng bước khắc phục khó khăn và lấy lại vị thế của mình trên thị trường. Tổng vốn huy động trong năm đạt 138.111 tỷ đồng, tăng 12.877 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng 10,28%). Các năm tiếp theo, nhờ vào thành cơng của q trình tái cơ cấu và những cố gắng lấy lại niềm tin từ phía khách hàng, tổng vốn huy động từ phía khách hàng của ACB liên tục tăng và giữ ở mức ổn định. Cụ thể, năm 2014, tổng vốn huy động là 164.025 tỷ đồng, tăng 25.914 tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng tăng 8,76%). Năm 2015, con số này đạt ở mức174.919 tỷ đồng, tăng 20.305 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng tăng 12,96%), đạt 100% so với kế hoạch đề ra trước đó. Trong đó: tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 82,03%, đạt 143.000 tỷ đồng; tiền gửi tổ chức chiếm tỷ trọng 17,97% tăng 4.433 tỷ đồng so với năm 2014; tiền gửi bằng VND chiếm tỷ trọng 92,34% tăng 18.017 tỷ đồng so với năm 2014; tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 7,66% tăng 2.288 tỷ đồng so với năm 2014.

33

Để đạt được kết quả này, ACB đã duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh và không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân đoạn khách hàng với lãi suất linh động; phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô huy động ở các đơn vị.

về sử dụng vốn, + Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của ACB liên tục tăng trưởng trong các năm qua. Năm

2013, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 107.190 tỷ đồng, tăng 4.375 tỷ đồng (tương ứng tăng 4,3%) so với cuối năm 2012. Trong năm 2014, tuy mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tăng trưởng tín dụng của ACB vẫn gặp rất nhiều khó khăn do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Để khắc phục tình trạng đó, ACB đã triển khai nhiều biện pháp để duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định đi đơi với đảm bảo an toàn. Kết quả là tổng dư nợ tín dụng đạt 116.324, tăng 9.134 tỷ đồng (tương ứng tăng 8,5%) so với năm 2013. Bước sang năm 2015, tổng dư nợ tín dụng là 134.032 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch đề ra đầu năm, tăng 15,2% so với kết quả đạt được năm

2014. Có thể thấy, trong giai đoạn 2013- 2015, ACB ln có tăng trưởng tín dụng khá tốt so với tổng quan ngành Ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của ACB giai đoạn 2012-2015 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

2012 2013 2014 2015

+ Hoạt động đầu tư

Từ số liệu của biểu đồ, ta thấy hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn giai đoạn 2013- 2015 của ACB luôn chiếm một tỷ trọng trọng nhỏ trong hoạt động đầu tư và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2013, giá trị góp vốn đầu tư dài hạn của ACB cả năm đạt 923 tỷ, tương đương 2,68% tổng đầu tư. Sang năm 2014, con số này chỉ còn 887 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng, chiếm 2.19% tổng đầu tư. Năm 2015, giá trị góp vốn đầu tư giảm sâu và dừng ở mức 208 tỷ đồng, chiếm 0.53% tổng đầu tư. Ngược lại, hoạt động chứng khoán đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2013, giá trị chứng khoán đầu tư là 33.483 tỷ đồng, chiếm 97,32% thì sang năm 2015, con số này đã là 38.679 tỷ đồng, gấp 186 lần hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn, chiếm 99.47% trên tổng vốn đầu tư.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng chứng khốn đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn

100.00 99.50 99.00 98.50 98.00 97.50 97.00 96.50 96.00 95.50 2013 2014 2015

■Góp vốn đầu tư dài

hạn

■Chứng khoán đầu tư

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

về kết quả kinh doanh

+ Lợi nhuận

Giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn ACB thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. Với những nỗ lực của mình trong việc khắc phục những vấn đề tồn đọng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư, ACB đã đạt được kết quả khả quan trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của ACB là 1.035 tỷ đồng, xấp xỉ mức lợi nhuận năm 2012 là 1.043 tỷ đồng. Sang năm 2014, con số này rơi ở mức 1.215 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước đó. Đến năm 2015,

lợi nhuận trước thuế của tập đoàn đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch cả năm đề ra.

Kết quả này dựa trên nền tảng doanh thu tăng trưởng ổn định đồng thời chi phí được kiểm soát chặt chẽ qua các năm làm tỷ lệ chi phí/doanh thu ngày càng giảm, tác động làm lợi nhuận trước thuế của tập đoàn liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015. Có thể thấy, ACB đang đi những bước đi vững chắc, tạo lập cho mình một hướng đi an tồn và hiệu quả trong tương lai.

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2012-2015Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

1400 1200 1000 800 600 400 200 0 2012 2013 2014 2015

■ Lợi nhuận trước thuế

(tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB)

Biểu đồ 2.5: Chi phí và tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB giai đoạn 2013-2015

Chi phí

M Chi phí/Thu nhập

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng nợ xấu (nhóm 3 - nhóm

5)

(tỷ đồng)

2.571 3.243 2.533 1.771

Tăng trưởng nợ xấu (%) - 26,13 (21,88) (30,08)

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 102.815 107.190 116.324 134.032

Tăng trưởng tín dụng (%) - 426 852 15,22

Tỷ lệ nợ xấu (%) 25 322 227 122 + Tổng tài sản

Trong suốt giai đoạn 2013-2015, ACB ln kiên trì và nhất quán trong mục tiêu xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh, có tính thanh khoản và an tồn vốn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN. Cụ thể, năm 2013, tổng tài sản của ACB là 166.599 tỷ đồng, giảm 5,51% so với năm 2012 do những khó khăn trong hoạt động tín dụng và cho vay. Năm 2014, con số này là 179.610 tỷ đồng,

tăng 6% so với năm trước đó.

Đến năm 2015, tổng tài sản của ACB đạt 201.457 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014. Với phương châm ban đầu, đi theo chất chứ không chạy theo số lượng, tổng tài sản của ngân hàng không chỉ tăng về quy mơ mà cịn ln đảm bảo nâng

cao chất lượng tài sản, có tính thanh khoản cao với hệ số an toàn vốn giai đoạn 2013-2015 khá cao lần lượt là 14,08%, 14,53% và 12,8% (trong khi đó hệ số an

tồn vốn trung bình ngành khoảng 14%). Bên cạnh đó, tỷ lệ tài sản sinh lời/tổng tài sản luôn đạt mức cao. Cụ thể, năm 2013 là 90,2%, năm 2014 là 91% và năm 2015

con số này là 92,3%.

Biểu đồ 2.6: Giá trị tổng tài sản của ACB giai đoạn 2012-2015

Tổng tài sản (tỷ đồng)

■ Tổng tài sản (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB)

3.2 Thực trạng nợ xấu và quản trị nợ xấu tại ACB

3.2.1 Thực trạng nợ xấu tại ACB

3.2.1.1 Tỷ lệ, quy mô và tốc độ tăng trưởng nợ xấu

Trong kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Trong những năm qua, các ngân hàng Việt Nam đều “điên cuồng” chạy theo lợi nhuận, giành giật thị phần, đẩy tăng trưởng tín dụng lên mức quá nóng mà khơng có các chính sách đi kèm với phòng ngừa rủi ro. Và kết quả là khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, rủi ro từ những khoản cho vay kém chất lượng đã khiến cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, tác động làm vòng quay vốn chậm lại và làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá đầy đủ và khách quan tình hình nợ xấu tại ACB trong giai đoạn vừa qua, ta sẽ xem xét nó qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ lệ, quy mô và tốc độ tăng trưởng nợ xấu tại ACB.

Cùng với tình hình chung của tồn ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu ở ACB bắt đầu tăng vọt từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2013 và có xu hướng giảm dần trong các năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.7: Quy mô và tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-20153.50% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00ớ%o Tổng nợ xấu 1.50% -B- Tỷ lệ nợ xấu 1.00ớ% 0.50% 0.00%

(Nguồn báo cáo tài chính của ACB và tính tốn của tác giả)

Neu như năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giữ ở mức 2,5% thì bước sang năm 2013, con số này là 3,02% so với tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại giảm mạnh chỉ còn 26,13%, tương đương chỉ xấp xỉ 1/7 lần so với tốc độ tăng trưởng nợ xấu vào thời điểm 2012. Nguyên nhân của điều này đến từ kết quả đạt được bước đầu của ACB khi thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nợ xấu như trích lập DPRR và bắt tay vào đề án 3 năm tái cơ cấu ngân hàng. Năm 2014, có thời điểm tỷ lệ nợ xấu vượt mức an toàn 3%, ACB buộc phải bán nợ xấu cho VAMC. Đứng trước điều đó, ACB tăng cường trích lập DPRR và nhanh chóng bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC, kết quả là tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể xuống mức 2,17%. Bước sang năm 2015, ACB bám sát kế hoạch đã đề ra trong xử lý nợ xấu, mạnh tay trích lập dự phịng cho các khoản đầu tư tồn đọng xấp xỉ 1000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2014. Đồng thời, tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm xử lý nợ xấu, làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức rất thấp chỉ còn 1,32%.

Về quy mô nợ xấu, giai đoạn từ 2008-2013, quy mô nợ xấu tại ACB liên tục tăng. Đỉnh điểm là năm 2013, con số này đạt 3.243 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2015, nhờ vào những biện pháp tích cực và chủ động của ACB trong xử lý nợ xấu, nợ xấu đã giảm cả về tỷ lệ lẫn quy mô. Cụ thể, năm 2014, tổng nợ xấu là 2.533 tỷ đồng, giảm 710 tỷ đồng (tương ứng 21,89%) so với năm 2013. Bước sang năm

Chỉ tiêu Năm 2013

(tỷ đồng) Năm 2014(tỷ đồng) Năm 2015(tỷ đồng) Chênh lệch2014/2013 Chênh lệch2015/2014 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 3 657 293 174 (364) 55,40 (119) (40,61 ) Nợ nhóm 4 463 444 530 (19) (4,10) 86 19,37 Nợ nhóm 5 2.123 1.796 1.067 (327) (15,4) (729) (40,59 ) Tổng nợ xấu 3.243 2.533 1.771 (710) (21,89 (762) (30,08 )

2015, tổng nợ xấu chỉ còn 1.771 tỷ đồng, giảm 30,08% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ các biện pháp xử lý nợ xấu của ACB đã đạt được hiệu quả cả về chất và lượng, giúp ACB nâng cao chất lượng tín dụng và dần lấy lại vị thế, uy tín của mình trên thị trường tài chính.

Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng trưởng nợ xấu và tín dụng của ACB giai đoạn 2012- 2015

—♦—Tăng trưởng nợ xấu

—■—Tăng trưởng tín

dụng

(Nguồn báo cáo thường niên ACB và tính tốn của tác giả)

Giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang trên đà phát triển với những bước đi vững chắc tăng từ 0.01% (năm 2012) lên 15.22% (năm 2015) thì nợ xấu lại có xu hướng giảm mạnh sâu, thậm chí xuống (-30.08%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB trong giai đoạn này còn khá khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 7%, nguyên nhân là do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn kém, gây khó khăn cho ACB trong việc tăng trưởng tín dụng. Để khắc phục điều đó, ACB tích cực xử lý và hạn chế việc gia tăng nợ xấu, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ổn định đi đơi với đảm bảo an tồn.

3.2.1.2 Cơ cấu nợ xấu

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Cơ cấu nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá thực trạng nợ xấu tại ngân hàng bởi nó khơng chỉ cho biết tỷ trọng các nhóm nợ, nợ xấu nằm ở khu vực nào mà còn chỉ ra xu hướng thay đổi của các nhóm nợ, từ đó giúp ngân hàng đề ra các biện pháp thay đổi cơ cấu nợ một cách hợp lý, phù hợp với kế hoạch xử lý nợ đề ra ban đầu. Theo cơ sở lý thuyết xác định nợ xấu tại chương I thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nhóm nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn). Ta cùng đánh giá cơ cấu nợ xấu tại ACB giai đoạn 2013-2015 qua bảng và biểu đề sau để thấy rõ hơn về tình hình nợ xấu ở ACB.

Nợ khó địi (nhóm 5) (tỷ đồng) 1.150 2.123 1.796 1.063

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 102.815 107.190 116.324 134.032

Tỷ lệ Nợ khó địi/Tổng dư nợ (%) 1,12 1,98 134 0,79

Tỷ lệ Nợ khó địi/Nợ xấu (%) 44,73 65,46 709 60,02

(Nguồn báo cáo tài chính của ACB và tính tốn của tác giả)

Qua số liệu của bảng và biểu đồ trên, nhìn chung ta thấy nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5 đang có xu hướng giảm dần, cịn nợ nhóm 4 có xu hướng tăng dần lên. Năm 2013, nợ nhóm 3 là 657 tỷ đồng, chiếm 20,26% thì đến năm 2014 giảm mạnh xuống còn 293 tỷ đồng, chiếm 11,57% tổng nợ xấu. Trong năm 2015, nợ nhóm 3 tiếp tục giảm xuống còn 174 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 9,82% tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ nhóm 5 năm 2013 ở mức rất cao là 2.123 tỷ đồng, chiếm 65,46% thì sang năm

2014, con số này giảm chỉ còn 1.796 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của nợ nhóm 5 trong năm này là 15,4% nhỏ hơn so với tốc độ giảm của nợ xấu là 21,89% nên tỷ trọng nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu vẫn tiếp tục tăng lên mức 70,9%. Bước sang năm 2015, nợ nhóm 5 tiếp tục giảm chỉ cịn 1.067 tỷ đồng, giảm 729 tỷ đồng (tương ứng 40,59%) so với năm 2014. Trong khi tốc độ giảm của nợ xấu chỉ đạt 30,08 % tác động làm giảm tỷ trọng nợ nhóm 5 xuống cịn 60.25% tổng nợ xấu.

Ngược lại sự giảm của nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5, nợ nhóm 4 nhìn chung lại có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu nợ xấu. Cụ thể, năm 2013, nợ nhóm 4 là 463 tỷ đồng chiếm 14,28% tổng nợ xấu. Năm 2014, con số này là 444 tỷ đồng, chiếm 17,53%. Đến năm 2015, nợ nhóm 4 tăng mạnh lên 530 tỷ đồng làm tỷ trọng nợ nhóm này trong tổng nợ xấu tăng lên mức 29,93%, gấp 3 lần so với tỷ lệ nợ nhóm 3.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tại ACB theo giai đoạn 2013-2015

100.00% 0.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Nợ nhóm 5

■ Nợ nhóm 4

■ Nợ nhóm 3

(Nguồn báo cáo tài chính của ACB và tính của tác giả)

Nhìn chung, giai đoạn 2013-2015, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn mặc dù có dấu hiệu giảm xuống tuy nhiên mức độ giảm vẫn chưa đáng kể chỉ khoảng hơn 5%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 thì lại có xu hướng đối nghịch nhau, giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 3 và tăng dần tỷ trọng nợ nhóm 4 trong tổng nợ xấu. Nợ xấu tại ACB đang giảm cả về tỷ lệ lẫn quy mơ, kèm theo đó nợ nhóm 5 đang có xu hướng giảm dần dù chưa quá lớn nhưng đây là tín hiệu vui cho thấy hiệu quả trong công cuộc quản trị nợ xấu của ACB. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ nhóm 5 thì cần có những quy định chặt chẽ từ NHNN trong mua bán, xử lý nợ và sự hồi phục lại của nền kinh tế.

Tỷ lệ Nợ khó địi/Tổng dư nợ và Tỷ lệ Nợ khó địi/Nợxấu

Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) (tỷ đồng) 2.571 3.243 2.533 1.771

Quỹ DPRR tín dụng/Nợ xấu (%) 58,42 47,73 62,34 87,01

(Nguồn Báo cáo tài chính của ACB và tính tốn của tác giả)

Nợ khó địi - nợ nhóm 5 là một bộ phận quan trọng của nợ xấu, đây là khoản nợ hầu như khơng có khả năng thu hồi và tỷ lệ Nợ khó địi/Tổng dư nợ - tỷ lệ Nợ khó địi/Nợ xấu là hai chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nợ xấu. Năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã giảm đi. Tuy nhiên, nợ khó địi vẫn tăng với tốc độ chóng mặt, gần gấp đơi so với năm 2012 từ 1.150 tỷ đồng lên 2.123 tỷ đồng và tỷ lệ Nợ khó địi/Nợ xấu đã ở mức trên 50% (65,46%). Chất lượng nợ xấu tại ACB ngày

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w