Quy trình tín dụng hiện nay tại ACB

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 70)

2 Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ - Thẩm định TSBĐ - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình______________ A/A RA/PFC/CA 3 Thu thập đầy

đủ chứng từ báo kết quả cho khách hàng______________________Trình bày có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thơng RA/PFC/CA

4 Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn

- Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm)

- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân___________________

LDO

CSR tiền vay

5 Sau khi khách hàng rút vốn

- Thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay; nhắc nợ và thúc nợ

- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay...________________________________

RA/PFC/CA CSR tiền vay

tài sản, CSR tiền vay - nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng, LDO - nhân viên pháp lý chứng từ.

Quy trình tín dụng của ACB khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cấp tín dụng được vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời, giúp giảm thiểu được các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại ACB.

Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng

ACB xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng một cách chặt chẽ cùng với việc phân định rõ thẩm quyền của các cấp trong bộ máy quản lý tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng tại ACB được an tồn và có hiệu quả, quản lý được rủi ro dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Đồng thời, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc phê duyệt và đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Xây dựng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. Ngân hàng ACB đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm sốt sự tn thủ các quy định trong hoạt động tín dụng trong suốt q trình cấp tín dụng. Có 10 tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm sốt, đánh giá chất lượng tín dụng, danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác nhau được chia thành 2 nhóm lớn:

Thứ nhất, nhóm tiêu chí xét duyệt

- Đối tượng khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân có thu nhập, tích lũy, nghề nghiệp ổn định, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt và có thái độ hợp tác tốt với ACB; khách hàng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng, lịch sử tín dụng tốt, kinh doanh hiệu quả và có thái độ hợp tác tốt với ACB.

- Ngành nghề kinh doanh: Tập trung cho vay với khách hàng có ngành nghề đang

tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan. - Tình hình tài chính: Chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp

rủi ro, độ nhạy tài chính... của khách hàng.

- Nguồn trả nợ: Dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ tổng chi

- TSBĐ: Phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.

- Vị trí địa lý: Tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển

- Tỷ lệ cho vay trên TSBĐ: tùy thuộc vào phân nhóm KH, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác sẽ có tỷ lệ cho vay khác nhau.

Thứ hai, nhóm tiêu chí kiểm sốt

- Sản phẩm tín dụng: Việc phân nhóm các sản phẩm dựa trên tính chất sản phẩm; các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của ACB từng thời kỳ.

- Kỳ hạn và loại tiền: Việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ.

- Kênh phân phối: Việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào năng lực cán bộ và năng lực quản lý rủi ro tín dụng.

Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng tín dụng

Thứ nhất, đánh giá lại khoản NQH, nợ thuộc cảnh báo sớm

Nhằm phân định rõ trách nhiệm của các bên trong việc đánh giá lại khách hàng, đẩy nhanh quá trình đánh giá các khách hàng đang có NQH, nợ cần cảnh báo sớm, đưa ra phương án xử lý kịp thời, hạn chế việc phát sinh nợ xấu, ACB đã ban hành quy định hướng dẫn cụ thể các kênh phân phối để thực hiện phối hợp tái đánh giá và tự đánh giá các khách hàng.

- Đối với khách hàng thuộc cảnh báo nợ cấp I (có NQH <10 ngày): Kênh phân phối tự theo dõi khách hàng, báo cáo nguyên nhân NQH đến TTQLN. Đồng thời, cập nhật nguyên nhân NQH, thông tin đến khách hàng trên chương trình tin học thu nợ. Trường hợp khách hàng có phát sinh các vấn đề liên quan cần trình cấp có thẩm quyền xem xét thì gửi TTQLN với khách hàng có dư nợ <10 tỷ đồng, gửi Trung tâm tin dụng với khách hàng có dư nợ ≥ 10 tỷ đồng. Trường hợp khách hàng

muốn giải ngân thì đơn vị phải đánh giá chi tiết dịng tiền, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ trình cấp trên phê duyệt trước khi tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng được cấp cịn hiệu lực.

- Đối với khách hàng thuộc cảnh báo nợ cấp độ 2 (NQH ≥ 10 ngày): Kênh phân phối tự đánh giá đối với khách hàng có dư nợ < 2 tỷ đồng cịn với khách hàng có dư nợ ≥ 2 tỷ thì phải phối hợp với TTQLN. Bên cạnh đó, phải trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với hồ sơ kênh phân phối tự đánh giá, đơn vị phải gửi TTQLN có ý kiến trước khi trình. TTQLN phải đánh giá định kỳ các khách hàng và cập nhật thông tin. Trường hợp khách hàng muốn giải ngân, đơn vị phải thực hiện đánh giá chi tiết rồi trình cấp trên phê duyệt trước khi tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng được cấp cịn hiệu lực, kể cả trường hợp các khoản vay quá hạn đã đi vào trong hạn do khách hàng đã thanh toán.

- Đối với khách hàng thuộc cảnh báo nợ cấp độ 3: Cấp độ có thể chuyển sang nợ xấu thì kênh phân phối thực hiện chuyển hồ sơ sang ACBA theo quy định hướng dẫn chuyển giao khoản NQH cho ACBA. Trường hợp không chuyển giao cho ACBA, đơn vị phải trình cấp thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng tín dụng

ACB thường xun có chính sách nhắc nhở các đơn vị kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng tại đơn vị nhằm hạn chế phát sinh các khoản NQH và nợ từ nhóm 2 trở lên. Điển hình là một số quy định như sau:

- Cơng tác thẩm định, cấp tín dụng cần phải thực hiện chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định và định hướng chính sách tín dụng của ACB;

- Cơng tác thu hồi nợ cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn và nợ từ nhóm 2 trở lên;

+ Quan tâm đúng mức tới công tác thu hồi nợ, phân công nhân sự theo dõi khả năng trả nợ của khách hàng, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

+ Theo dõi chặt chẽ danh sách các khoản vay đến hạn thanh toán và khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng.

+ Đơn vị có tỷ lệ NQH > 5% cần báo cáo đối với khách hàng có tổng dư nợ từ 1 tỷ trở lên, đơn vị khơng tập trung tăng trưởng tín dụng mà ưu tiên cơng tác thu hồi NQH và nợ nhóm 2 trở lên về mức yêu cầu.

+ Đơn vị có tỷ lệ NQH nằm trong mức 3 - 5% cần báo cáo khách hàng có tổng dư nợ từ 2 tỷ đồng trở lên

+ Đơn vị có NQH < 3% thì cần báo cáo đối với khách hàng có dư nợ ≥ 5 tỷ. - Trường hợp đánh giá khách hàng gặp khó khăn về nguồn trả nợ mặc dù chưa chuyển nhóm nợ thì đơn vị chủ động liên hệ với TTQLN hoặc ACBA để được hướng dẫn và hỗ trợ.

- Sau khi chuyển nợ sang ACBA, các đơn vị và TTQLN vẫn phải tiếp tục bám sát khách hàng để có những biện pháp thu nợ hay tái cấu trúc khoản vay nhằm giảm NQH và nợ nhóm 2 trở lên về mức yêu cầu.

Như vậy, việc đảm bảo chất lượng tín dụng đã được ACB thực hiện khá triệt để ở tất cả các đơn vị kinh doanh nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu đến mức tối đa. Nhìn vào diễn biến tích cực của nợ xấu giai đoạn 2013-2015, có thể thấy hiệu quả từ các chính sách và biện pháp của ACB trong công tác quản trị nợ xấu.

3.3 Đánh giá công tác quản trị nợ xấu tại ACB

3.3.1 Nh ững kết quả đạt được

về tỷ lệ, quy mô nợ xấu tại ACB

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ và quy mô nợ xấu tại ACB giai đoạn 2012-2015.

^MTổng nợ xấu M Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn BCTC của ACB và tính tốn của tác giả)

Ngược lại với tình hình chung của tồn ngành ngân hàng, trong giai đoạn 2013-2015, nợ xấu chỉ giảm về tỷ lệ nhưng lại tăng về quy mơ thì tại ACB, nợ xấu

Các biện pháp xử lý nợ

xấu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) DPRR 421 25,34 715 37,38 442 15,27 Thu hồi trực tiếp và phát mại tài sản 624 37,61 593 22,95 900 3Ũ

Cơ cấu lại nợ 117 705 132 51 400 13,82

Bán nợ cho VAMC 423 25,48 1043 40,36 1034 35,73 Phương pháp khác 75 452 101 34ĩ 118 4,08 Tổng 1660 100 2584 100 2894 100

giảm cả về tỷ lệ lẫn quy mô nợ xấu, đáp ứng yêu cầu “xử lý nợ xấu, lượng chất song hành”. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu đạt mức thấp nhất là 1,32%, trở thành một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong tồn hệ thống. Đây là một thành cơng lớn trong công tác xử lý nợ xấu của ACB; thực hiện thành cơng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ổn định đi đơi với đảm bảo an tồn.

Bên cạnh đó, nợ đủ tiêu chuẩn trong những năm qua liên tục tăng cả về quy mô và tỷ lệ. Cụ thể năm 2013, nợ đủ tiêu chuẩn là 100.980 triệu đồng đến năm 2014, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 100.980 tỷ đồng, tăng 6.157 tỷ đồng (tương ứng tăng 6,1%) so với năm 2013. Bước sang năm 2015, con số này là 129.063 tỷ đồng, tăng 19.212 tỷ đồng (tương ứng tăng 17,49%) so với năm 2014. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn/dư nợ tín dụng cũng liên tục tăng và chiếm tỷ trọng khá cao từ 94-96%/tổng dư nợ. Năm 2013, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn là 94,21%, năm 2014 tăng lên 95,23% và đến năm 2015 thì đạt mức 96,96%. Nợ xấu giảm, nợ đủ tiêu chuẩn tăng cho thấy hiệu quả của cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ tại ACB trong giai đoạn vừa qua; đảm bảo mục tiêu đặt ra ban đầu tăng trưởng tín dụng lành mạnh đi đơi với đảm bảo an tồn.

Biểu đồ 2.16: Quy mơ, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn tại ACB giai đoạn 2012-2015

(Nguồn báo cáo tài chính của ACB và tính tốn của tác giả)

Kết quả nợ xấu đã được xử lý

Nhìn chung, kết quả xử lý nợ xấu tại ACB ln có xu hướng tăng, phần nào cho thấy những nỗ lực của ACB trong công tác xử lý triệt để nợ xấu, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của tập đoàn. Phương pháp bán nợ xấu cho VAMC được áp dụng kể từ năm 2013, kể từ đó đến nay, tỷ trọng xử lý nợ bằng cách bán nợ cho VAMC vẫn luôn chiếm tỷ trọng khá là cao, năm 2013 là 423 tỷ đồng, chiếm 25,48%, năm 2014 là 1.043 tỷ đồng , chiếm 40,36% và sang năm 2015, mặc dù không nằm trong diện bắt buộc phải bán nợ cho VAMC nhưng con số này vẫn đạt mức 1.034 tỷ đồng, chiếm 35,73% tổng nợ xấu đã xử lý. Giai đoạn 2013-2015, ACB vẫn chú trọng cơng tác trích lập DPRR để xử lý nợ xấu mặc dù nợ xấu đã có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2013, mức sử dụng DPRR là 421 tỷ đồng, năm 2014 con số này lên cao nhất đạt 715 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng. Bước sang năm 2014, mức sử dụng dự phòng giảm xuống gần xấp xỉ 2013 cịn 442 tỷ đồng.

Trích lập dự phịng cụ thể 749.034 757.757 715.496 542.768

Sử dụng dự phòng rủi ro (1.889) (420.665) (715.496) (442.445)

(Nguồnphịng kế tốn ACB chi nhánh Hải Dương)

Nếu như các năm trước công tác thu hồi trực tiếp và phát mại tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao, gần 80% tổng nợ xấu đã được xử lý thì mấy năm trở lại đây con số này lại giảm đáng kể, thậm chí là nhỏ hơn phương pháp bán nợ cho VAMC. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ ở ACB trong giai đoạn vừa qua còn nhiều hạn chế, ACB mới chỉ dừng lại ở sự tích cực bán nợ, trích lập dự phịng để đẩy nợ xấu ra khỏi bảng cân đối, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 1,32% năm 2015.

về cơng tác trích lập dự phịng và sử dụng

Có thể thấy, mức trích lập DPRR chung của ACB liên tục tăng trong suốt

giai đoạn 2012-2015. Năm 2013, mức trích lập dự phòng chung là 790.226 triệu đồng tăng 37.178 triệu đồng (tương ứng tăng 4,94%) so với năm 2012. Năm 2014, mức trích lập dự phịng chung đạt 839.289 triệu đồng, tăng 6,21% so với năm 2013. Bước sang năm 2015, con số này là 971.337 triệu đồng, tăng 132.048 tỷ đồng (tăng 15,73%) so với năm 2014. Ngược lại với xu hướng tăng của mức trích lập dự phịng chung, mức trích lập dự phịng cụ thể lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2013, mức trích lập dự phòng cụ thể là 757.757 triệu đồng. Sang năm 2014, giảm xuống còn 715.496 triệu đồng, giảm 5,58% so với năm 2013.

Năm 2015, con số này tiếp tục giảm xuống còn 542.768 triệu đồng, giảm 172.728 triệu đồng, tương ứng giảm 24,14% so vớinăm 2014. Tuy mức trích lập dự phịng cụ thể có giảm nhưng tỷ lệ trích lập và sử dụng DPRR của ACB tương đối cao và ln có dấu hiệu tăng lên mặc dù nợ xấu có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy thái độ tích cực của ACB trong việc xử lý nợ xấu còn tồn đọng, chấp nhận việc tăng chi phí dự phịng và giảm lợi nhuận, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.12: Trích lập và sử dụng DPRR của ACB giai đoạn 2012-2015

Số hồ sơ thanh lý 429 295 684

Doanh thu 421 46,8 70,15

Lợi nhuận trước thuế 0,8 258 5’-9

(Nguồn báo cáo tài chính của ACB)

Kết quả xử lý nợ xấu qua công ty ABCA

Trong những năm trở lại đây, ACBA (Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB) đã có nhiều đổi mới trong quy trình xử lý nợ như: Chuẩn hóa quy trình xử lý nợ, chun mơn hóa q trình thu nợ theo giai đoạn, xây dựng bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ tồn hệ thống, xây dựng chương trình quản lý tiến độ và chất lượng hồ sơ và xây dựng bảng đo lường hiệu suất làm việc giúp cho kết quả thu nợ đạt được

nhiều kết quả khả quan. Năm 2013, kết quả thu nợ đạt 1061 tỷ đồng, chiếm 24,7% nợ quá hạn ACBA quản lý, số hồ sơ thanh lý là 429 hồ sơ, doanh thu đạt 421 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 0,8 tỷ đồng. Trong năm 2014, ACBA hồn thiện quy trình xử lý nợ theo hướng chuyên nghiệp hóa: thu 994 tỷ đồng nợ, chiếm 28,5%

Một phần của tài liệu Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại NHTMCP á châu ACB khoá luận tốt nghiệp 471 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w