♦ Trung bình ngành
M Ngân hàng ACB
(Nguồn: BCTC của ACB và báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)
Ngược lại với thực trạng đó, tỷ lệ nợ xấu và tổng nợ xấu tại ACB giai đoạn 2013 - 2015 lại tỷ lệ thuận với nhau. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,02% (năm 2013) xuống còn 2,17% trong năm 2014 và đến năm 2015, chỉ còn 1,32%. Trong khi đó, tổng nợ xấu trong năm 2013 là 3.243 tỷ đồng, đến năm 2014 giảm còn 2.533 tỷ đồng, giảm 710 tỷ đồng (tương ứng giảm 21,89%) so với năm 2013. Năm 2015, con số này tiếp tục giảm mạnh xuống còn 1.771 tỷ đồng, giảm 762 tỷ đồng (tương ứng giảm 30,08% so với năm 2014. Điều này, tác động làm giảm tỷ trọng nợ xấu của ACB trong tổng nợ xấu tồn ngành từ 2,58% xuống cịn 1,37% trong năm 2015. Có thể thấy, ACB đang đi theo phương châm “Xử lý nợ xấu, cả về chất và lượng”.
❖So sánh với các NHNYkhác:
ACB so với 3 NHTM cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB và ngân hàng Công thương Việt Nam - CTG nhỏ hơn rất nhiều. Nợ xấu trung bình của ACB giai đoạn này chỉ khoảng ¼ tổng nợ xấu của BIDV, 35% tổng nợ xấu của VCB và xấp xỉ hơn 50% tổng nợ xấu của CTG. Nếu như trong năm 2013 và năm 2014, ACB ln là ngân hàng có quy mơ nợ xấu gần như đứng đầu top 5 NHTM cổ phần (gồm
ngân hàng Quân đội - MB, ngân hàng Sài gòn Thương tín - STB, ngân hàng kỹ thương Việt Nam - TCB, ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - EIB và ngân hàng Á Châu - ACB) và ngân hàng SHB. Chỉ có năm 2014 là đứng sau ngân hàng MB thì đến năm 2015, quy mơ nợ xấu tại ACB giảm mạnh chỉ cịn 1.771 tỷ đồng, đứng gần cuối cùng trong danh sách 9 ngân hàng niêm yết, chỉ cao hơn ngân hàng EIB.