Thành công đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 63 - 65)

Thứ nhất, BIDV có một hệ thống chính sách, cơ chế quản trị rủi ro, trong đó

có cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản. Các chính sách, quy định được đưa ra đều được thiết lập dựa trên cơ sở các quy định của NHNN. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo đã có những quyết sách mang tính chiến lược để giúp nâng cao vị thế của ngân hàng khi thị trường có nhiều biến động trong những năm qua. Bộ máy quản trị được tinh giảm gọn nhẹ với Hội động ALCO có trách nhiệm lớn nhất trước HĐQT về việc quản lý thanh khoản. Tiếp theo đó là các bộ phận phòng ban được quy định cụ thể với 03 chức năng chính: Kinh doanh; Thẩm định rủi ro và phê duyệt và Quản trị rủi ro. Chính vì vậy mà BIDV chưa từng chịu khủng hoảng thanh khoản trầm trọng nào trong suốt thời gian qua.

Thứ hai, mơ hình quản lý rủi ro của BIDV là mơ hình quản lý được thiết kế

theo hướng hiện đại. Điều này được thể hiện ở cách thức quản lý tập trung. Điều này đã phát huy được những ưu điểm nhất định vào việc nâng cao năng lực quản lý cũng nhưng kiểm sốt tốt các loại rủi ro trong q trình hoạt động kinh doanh, trong đó có quản lý thanh khoản.

Việc quản trị vốn tồn hệ thống tập trung có những ưu điểm như:

- Nguồn vốn toàn hệ thống được quản lý theo hướng tập trung ở Hội sở, khi đó tạo sự thống nhất và bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số cho vay/ tiền gửi của BIDV luôn ở mức cao do khả năng huy động tốt và cho vay đạt hiệu quả.

- Nguồn vốn được cân đối và phân bố một cách hiệu quả khi sử dụng vào các mục tiêu vốn theo định hướng.

Thứ ba, cơng tác nhận diện rủi ro kịp thời và chính xác. Nhờ vào quy trình

quản lý thanh khoản được thực hiện hàng ngày cùng với khoa học công nghê giúp sức đã giúp cho công tác quản trị bám sát theo diễn biến thực tế của thị trường. Từ đó nhà quản trị có thể nhanh chóng xử lý các dấu hiệu RRTK khi chỉ mới lộ diện. Việc quản trị này không chỉ dừng lại quản lý Tài sản Nợ - Có để đảm bảo nhu cầu khả năng thanh tốn khi cần thiết của khách hàng, mà cịn tạo ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các tài sản có độ sinh lời cao.

Thứ tư, ngân hàng đã xây dựng phương pháp đo lường quản trị theo hướng

hiện đại, tiên tiến mang lại hiệu quả cao. Như đã nêu ở phần thực trạng về các phương pháp thì hiện nay BIDV đang đánh giá trạng thái thanh khoản trên hai phương pháp là phương pháp thanh khoản tĩnh và động. Đây cũng là hai phương pháp được các ngân hàng lớn trong và ngồi nước áp dụng bởi tính chính xác, kịp thời dự báo mà nó mang lại. Bên cạnh đó, NH cịn thực hiện phương pháp thang đo để xác định trạng thái thanh khoản theo các kỳ hạn khác nhau (từ 1 ngày tới, 7 ngày tới, 1 tháng tới, ...) và các chỉ tiêu với những mức giới hạn cụ thể.

Thứ năm, BIDV đã ứng dụng cơng nghệ, chương trình và thiết bị hiện đại

trong quản lý. Từ năm 2007, BIDV đã đưa vào hoạt động chương trình tự động tính tốn các chỉ tiêu về an tồn và trạng thái thanh khoản của NH. Những dữ liệu luôn được cập nhật kịp thời là cơ sở đầu vào cho việc hoạt động của chương trình. Các chương trình này giúp NH theo dõi được tình hình luồng tiền vào, ra trong ngày, cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm tra, giúp khoanh vùng dấu hiệu thất thốt, sai chế độ từ đó có thể đưa ra các phương án xử lý nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w