Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động quản trị RRTK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 36 - 37)

2.2. Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động quản trị RRTK

a. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế:

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD. Trong đó, có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ khả năng chi trả là một trong những thước đo quan trọng cho việc quản lý rủi ro thanh khoản.

- Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 có sự bổ sung hồn chỉnh hơn so với Thơng tư 13/2010. Đây là thơng tư đã có sự cập nhật, tạo khung pháp lý mới về việc điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH. Ngoài hai chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) cũng là chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản của một ngân hàng. Thống đốc NHNN cũng quy định cụ thể các tỷ lệ nêu trên đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Ngoài ra cịn một số thơng tư sửa đổi, bổ sung cho hai thông tư trên như: Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 của Thống đốc NHNN; Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

- Thơng tư số 23/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành theo Quyết định số 581/2003/QĐ- NHNN ngày 9/06/2003 của NHNN. Và quyết định số 1158/QĐ-NHNN, ngày 29/05/2018 quy định cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo loại tiền VNĐ và ngoại tệ với từng kì hạn khác nhau.

- Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn của Ủy ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel I; Basel II)

b. Các quy định nội bộ tại BIDV

- Quy định số 3945/QD-ALCO ngày 08/07/2012 của Tổng giám đốc BIDV quy

định Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản lý tài sản nợ - tài sản có. Quy định này điều chỉnh cơ cấu tổ chức để phù hợp với nguyên tắc quản trị rủi ro tập trung.

- Quyết định số 2133/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2012 của Hội đồng quản trị BIDV về việc Quyết định phân cấp thẩm quyền trong hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp, thị truờng, thanh khoản. Tại quyết định, phân cấp rõ công việc, trách nhiệm từ cấp lãnh đạo đến các phịng ban về việc quản trị rủi ro trong đó có RRTK.

- Ban hành quy định số 4460/QĐ-ALCO ngày 30/07/2013 của Tổng giám đốc BIDV về việc Quản lý thanh khoản. Quy định này đua ra trình tự, thủ tục về quản lý thanh khoản, bảo đảm việc tuân thủ quy định của NHNN về quản lý thanh khoản. Bên cạnh đó, quy định cịn phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình quản lý thanh khoản. Việc ra đời quy định này giúp BIDV có thể đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của tồn hệ thống với chi phí hợp lý, đảm bảo an tồn trong hoạt động và giảm thiểu rủi ro thanh khoản thơng qua q trình nhận biết, uớc tính, đo luờng, theo dõi, kiểm soát rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý thanh khoản theo thông lệ quốc tế.

- Sổ tay tác nghiệp giao dịch quản lý thanh khoản hàng ngày tại Trụ sở chính và chi nhánh. Với sự ra đời của sổ tay tác nghiệp giao dịch quản lý thanh khoản hàng ngày nhằm quy định chặt chẽ hơn nữa quy trình tác nghiệp quản lý thanh khoản USD, VND hàng ngày tại BIDV.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 36 - 37)