Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 27 - 29)

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tên giao dich tiếng anh là: Bank for investment developing of Vietnam, gọi tắt là “BIDV” được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 62 năm, ngân hàng đã có sự hình thành và phát triển như sau:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/04/1957), trực thuộc Bộ Tài chính.

- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam (từ ngày 14/06/1981), trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) (từ ngày 14/11/1990). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mơ hình hoạt động theo mơ hình Ngân hàng Thương mại.

- Tháng 5/2012, thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam với tổng vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.

- Tháng 1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (mã Chứng khốn: BID).

- Đến 31/12/2018, vốn điều lệ được tăng lên hơn 43.000 tỷ đồng, tăng gấp gần 02 lần so với năm 2012.

(Theo Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV - Website: bidv.com.vn)

“Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, BIDV luôn nỗ lực, tập trung cao nhất mọi trí tuệ, sáng tạo và bản lĩnh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân tin tưởng giao phó. BIDV ngày nay đã trở thành tơt chức tài chính ngân hàng đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia với 05 Tổng công ty trực thuộc, 35 đơn vị liên doanh góp vốn, hoạt động theo yêu cầu quy tắc quản trị công ty đại chúng niêm yết; công khai, minh bạch, hiệu quả ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.” (Theo Báo Nhân dân, 2017).

về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, với các ngành nghề:

- Ngân hàng: là lĩnh vực hoạt động chính và quan trọng của BIDV với với mạng lưới rộng khắp và bề dày kinh nghiệm trong việc cung ứng các sản phẩn dịch vụ đa dạng phong phú bắt kịp với xu thế hiện đại đến với các đối tượng khách hàng.

- Bảo hiểm: lĩnh vực chú trọng cung ứng các sản phẩm đa dạng về bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Chứng khoán: việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến chứng khốn như mơi giới, tư vấn và đầu tư cùng với sự lớn mạnh của mạng lưới hệ thống các đại lí nhận lệnh trên cả nước.

- Đầu tư tài chính: ngân hàng cịn tham gia góp vốn thành lập các doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành; Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC); Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),...

BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp, phủ khín 63 Tỉnh, Thành phố trên cả nước. Tính đến 31/12/2018 có:

- 190 Chi nhánh trong nước, 01 Chi nhánh nước ngoài (Myanmar) - 871 Phòng giao dịch.

- 02 Đơn vị trực thuộc: Trường Đào tạo cán bộ BIDV; Trung tâm Công nghệ thông tin.

- 02 Văn phịng Đại diện tại Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nằng.

- 05 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài: Campuchia, Lào, Séc, Đài Loan (Trung Quốc), Liên bang Nga.

- 13 Công ty con: Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV; Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV; Ngân hàng Liên doanh Việt Lào; ...

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 624 (Trang 27 - 29)