Nguyên nhân hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 554 (Trang 68 - 73)

2.3. Đánh giá sự phát triển hoạt động tài trợ bằng phương thức thanh tốn tín dụng

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là công tác quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của MB còn nhiều hạn chế

Các chi nhánh còn thụ động trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin mở L/C làm quy trình này có khi bị kéo dài, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Trình độ của các thanh tốn viên tại nhiều chi nhánh cịn chưa cao, phòng TTQT và tài trợ TMQT tại các chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả, nghiệp vụ TTQT chủ yếu dựa vào năng lực của các thanh toán viên tại hội sở.

Nghiệp vụ TTQT đang ngày càng trở nên quen thuộc nhưng dù sao vẫn là một nghiệp vụ mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây nên còn non trẻ, bỡ ngỡ. Thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới rất tinh vi trong TTQT. Chức năng của các bộ phận trong MB cịn chồng chéo, phân cơng nghiệp vụ chưa thật hợp lý khiến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ví dụ việc giải quyết, xử lý hồ sơ, đưa ra quyết định phần nhiều phụ thuộc vào các phòng ban trực thuộc hội sở, điều này làm gia tăng khối lượng công việc tại hội sở, dẫn đến kéo dài quá trình thanh tốn, trong khi thực tế, có những cơng việc hồn tồn có thể giải quyết ngay tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa

các phòng ban liên quan còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, đặc biệt là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận thanh toán xuất và bộ phận thanh toán nhập trong việc đánh giá xem xét các hoạt động của ngân hàng đại lý và các khách hàng nước ngồi nhằm kịp thời cung cấp thơng tin cho chính MB cũng như khách hàng.

Hai là cơng nghệ ngân hàng của MB vẫn còn hạn chế nhiều về tốc độ xử lý thông tin,

đường truyền.

MB tham gia vào mạng TTQT SWIFT, điều này làm tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Việc truyền nhận điện liên quan đến L/C trong hệ thống MB được thực hiện qua mạng máy tính nội bộ. Chỉ có hội sở và các chi nhánh cấp I mới được trang bị nối mạng liên ngân hàng quốc tế (mạng SWIFT). Do vậy, các chi nhánh thiếu sự liên hệ trực tiếp với thị trường mà đều phải thông qua chi nhánh cấp I hoặc hội sở. Mặc dù thường xuyên được nâng cấp nhưng mạng máy tính vẫn gặp những sự cố làm đình trệ hoạt động, nhiều bức điện hội sở chuyển cho chi nhánh hay từ chi nhánh tới hội sở bị mắc lại trên đường truyền gây chậm trễ trong việc từ chối bộ chứng từ có lỗi hoặc chậm trễ trong thanh toán.

Ba là kinh nghiệm của đội ngũ thanh toán viên

Thực tế cho thấy đội ngũ thanh tốn viên của MB mặc dù có trình độ chun mơn cao, thường xun bổ sung, đào tạo nâng cao tay nghề tuy nhiên có tuổi đời tầm 29 là quá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên khơng phải thanh tốn viên nào cũng làm việc tốt như mong muốn. Đơi khi có những khoảng cách không nhỏ giữa các nhân viên ngay cả trong một phịng ban, một số thanh tốn viên đơi khi xử lý cịn lúng túng, dẫn đến việc kéo dài thời gian không cần thiết.

Bốn là hoạt động marketing ngân hàng chưa được đầu tư hợp lý, quảng cáo cịn ít.

MB cịn thiếu bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển thị trường. Khả năng khác biệt hóa sản phẩm của MB chưa cao. Đặc biệt, MB còn thiếu những nỗ lực để xây dựng một thương hiệu mạnh trên toàn quốc và vươn ra trường quốc tế. Điều này khiến MB chưa thực sự là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Một là kinh tế tồn cầu có nhiều biến động ảnh hưởng tới kinh tế trong nước.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,6%, cao hơn nhiều so với con số 3,2% đạt được trong năm 2016, đã phần nào khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới trong năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp 4,1% trong tháng 11/2017, mức thấp nhất trong 17 năm qua, càng chứng tỏ nền kinh tế đầu tàu này đang vận hành tốt. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước đã có dấu hiệu khả quan như năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 7%. Trong năm 2017, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%, thấp hơn mức trần là 4%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng hoạt động hay trì trệ vẫn lớn. Do đó, hoạt động TTQT nói chung, hoạt động tài trợ TMQT nói riêng là hoạt động xuyên quốc gia, vẫn gặp nhiều khó khăn, khó nắm bắt được thị trường và khó đánh giá uy tín đối tác để có thể tư vấn hiệu quả cho khách hàng.

Hai là vấn đề pháp lý còn chưa rõ ràng, cụ thể, và còn nhiều bất cập.

Bản thân nội dung của các tập quán, thông lệ quốc tế về giao dịch chứng từ còn nhiều hạn chế. Hiện nay, MB cũng như phần lớn các NHTM tại Việt Nam đều sử dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán L/C. Bên cạnh những thuận lợi mà những văn bản này đem lại thì bản thân chúng cũng cịn nhiều bất cập do chưa theo kịp những phát sinh trong thực tế vô cùng phong phú của hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, các thơng lệ quốc tế đều phải tuân thủ quy định của luật quốc gia. Mà trong hoạt động TTQT, Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào mang tính quốc tế. Do đó, khi phát sinh tranh chấp trong giao dịch chứng từ hoặc trong thanh tốn sẽ gây khó khăn cho các bên để tìm ra cách giải quyết.

Ba là trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp XNK còn chưa cao.

Do các doanh nghiệp XNK ở hai nước khác nhau, doanh nghiệp lại bất cẩn hoặc do không nắm vững những yêu cầu của L/C mà dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu thường sai sót khi lập bộ chứng từ, mặc nhiên coi việc xem xét chứng từ là của ngân hàng. Do đó, khơng ít doanh nghiệp bị sơ hở trong khi ký kết hợp đồng, khơng đề phịng rủi ro, khi xảy ra lại phải chịu thiệt thòi và ảnh hưởng đến cả chất lượng thanh toán của L/C. Tất cả những điều này làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác nước ngoài, tốn kém thời gian tiền bạc để

giải quyết hậu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn thiếu hiểu biết về các luật lệ, tập quán quốc tế liên quan đến việc lập chứng từ như UCP 600. Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chịu những bất bình đẳng trong giao dịch thương mại nên đơi khi phải chấp nhận những quy định bất lợi trong L/C. Mặt khác, cũng khơng hiếm trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận, lập chứng từ khơng trung thực.

Bốn là đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Số lượng NHTM ở Việt Nam rất lớn, năng lực cũng như vị thế của các ngân hàng cũng được nâng cao nên họ hồn tồn có khả năng đưa ra những chiến lược phát triển tài trợ TMQT nói chung và theo phương thức L/C nói riêng hợp lý, khiến mơi trường cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, thị phần của MB cũng bị chia sẻ nhiều.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận đã trình bày ở chương 1, Chương 2 của khóa luận đã đề cập và giải quyết được các vấn đề sau:

1. Khái quát được quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân đội.

2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động tài trợ Thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

3. Đánh giá kết quả đạt được, chưa được và chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển tài trợ TMQT bằng phương thức thanh toán L/C tại Ngân hàng TMCP Qn đội

Chính vì thế, việc nghiên cứu đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán L/C tại Ngân hàng TMCP Quân đội là điều cần thiết để phát triển hoạt động tài trợ TMQT nói chung và phương thức thanh tốn L/C nói riêng.

STT Chỉ tiêu Kế hoạch 2018 Tăng trưởng

ĩ Tổng tài sản 347.600 tỷ VNĐ Tăng 11%

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 554 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w