Những khó khăn, hạn chế cịn tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 531 (Trang 69 - 71)

2.3. Đánh giá hoạt độngbảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

2.3.2. Những khó khăn, hạn chế cịn tồn tại

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thành tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định.

Đầu tiên, doanh số bảo lãnh thu về tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng doanh số bảo đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó hình thức bảo lãnh của ngân hàng chưa được phong phú khi ngân hàng chủ yếu thực hiện bảo lãnh trực tiếp theo từng mục đích chứ chưa thực hiện các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh gián tiếp hoặc bảo lãnh đối ứng. Ngân hàng vẫn cần có những chính sách, những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển hơn nữa.

Bên cạnh đó, Chi nhánh tuy đã đưa ra được danh mục các loại hình bảo lãnh đa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng tìm đến Chi nhánh theo đúng chủ trương của Trụ sở chính nhưng chưa chú trọng vào việc duy trì và phát triển đồng đều các loại hình bảo lãnh đó. Cụ thể, doanh số bảo lãnh của Chi nhánh Hà Thành chủ yến tập trung vào hai loại hình bảo lãnh tiền tạm ứng và bảo lãnh vay vốn. Các loại hình bảo lãnh cịn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng doanh số bảo lãnh phát hành trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019.

Tiếp theo đó, đối tượng khách hàng chính mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thành đang phục vụ chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Loại hình doanh nghiệp này có đặc trưng là lĩnh vực kinh doanh chưa có tính ổn định cao, tiềm ẩn nhiều khả năng mang lại rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh và gây ra bất lợi, thiệt hại cho ngân hàng. Nếu như Chi nhánh có thể tiếp cận, thu hút được nhóm khách hàng là những doanh nghiệp lớn thì có thể sẽ có những món bảo lãnh có giá trị cao hơn, góp phần đem lại nguồn thu nhập lớn hơn cho mình. Thứ tư, quy trình bảo lãnh của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thành vẫn còn được khách hàng đánh giá là khá phức tạp, gây khó khăn cho khách hàng khi đến xin được bảo lãnh. Việc thực hiện quy trình bảo lãnh của Chi nhánh cịn mang nặng tính hình thức, các cán bộ tín dụng thực hiện theo quy trình nhưng chưa xét đến các yếu tố tình hình thực tế, chưa linh hoạt. Hồ sơ bảo lãnh

được chuyển qua lại giữa nhiều phịng ban trong các khâu của quy trình, việc chờ kết quả thẩm định cũng cần có thời gian nhất định. Chính vì vậy mà khách hàng có thể đã lỡ mất cơ hội kinh doanh do thời gian hồn tất quy trình bảo lãnh kéo dài.

Thứ năm, công tác thẩm định cũng như kiểm tra kiểm soát sau khi phát hành chưa được thực hiện nghiêm túc. Chi nhánh Hà Thành chưa thực hiện tốt chức năng thúc đẩy của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Ngân hàng sau khi cam kết bảo lãnh sẽ buộc phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Do đó, sau khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tạo áp lực cho bên được bảo lãnh thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh. Việc này sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và giảm thiểu được tổn thất. Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2017-2019, số dư nợ trả thay bảo lãnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thành đã tăng lên cho thấy số lượng khách hàng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với đối tác đã tăng lên trong ba năm qua. Qua đó chứng tỏ, sau khi phát hành bảo lãnh, Chi nhánh Hà Thành đã không sát sao trong công tác giám sát, thúc đẩy khách hàng trong việc thực hiện của mình với đối tác. Ngồi ra, phần lớn số lượng khách hàng tham gia vào hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh thuộc nhóm khách hàng truyền thống. Những khách hàng này tuy giúp ngân hàng giảm thiểu được thời gian trong công tác thẩm định và giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng khiến ngân hàng bị hạn chế khả năng mở rộng và phát triển nhóm khách hàng tiềm năng. Đồng thời trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ngày nay, ngân hàng khơng có những tiêu chí để nới lỏng điều kiện về phí bảo lãnh, giá trị ký quỹ hay tài sản thế chấp cũng là một bất lợi đối với Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng mới.

Cuối cùng, cơng tác quảng cáo, marketing cho sản phẩm cịn chưa thực sự được đầu tư. Để có thể tăng sức cạnh tranh với những ngân hàng thương mại khác trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm nhằm giới thiệu tới cho khách hàng sự khác biệt về sản phẩm cũng như những đặc điểm nổi bật của sản phẩm bão lãnh mà Chi nhánh đang thực hiện. Số lượng khách hàng bảo lãnh tuy đã có sự tăng trưởng nhưng tốc độ cịn chậm chạp và có phần thua kém so với các hoạt động kinh doanh khác khi số tỷ lệ so với tổng số lượng khách hàng của nhi nhánh còn khá thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 531 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w