Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 571 (Trang 54 - 63)

6. Kết cấu đề tài

2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

2.2.4. Khả năng sinh lời

2.2.4.1. Cơ cấu, xu hướng biến động Thu nhập, Chiphí

a. Chất lượng thu nhập

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu tổng thu nhập hoạt động thuần của VPBank 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng 18000 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0

■ Thu nhập lãi thuần ■ Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ■ Thu nhập hoạt động kinh doanh khác

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn VPBank 2014-2016

Tổng thu nhập hoạt động thuần chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần. Năm 2016, thu

nhập lãi thuần đạt 15.168 tỷ đồng, tăng 9.877 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 187% so với năm 2014.VPBank có mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần ấn tượng là do chiến lược tăng trưởng mạnh ở phân khúc cốt lõi, sản phẩm tiềm năng, tăng cường chất lượng tài sản, bán chéo và nâng cao hiệu quả cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng có sự biến động qua các năm, giảm

nhẹ từ 885 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 853 tỷ đồng năm 2016, giảm 3,6% tương đương

với 32 tỷ đồng. Tuy thu nhập từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng lên 2.115 tỷ đồng năm 2016, tăng 8,07% so với năm 2015, nhưng chi phí mà ngân hàng bỏ ra lớn hơn rất nhiều làm cho lãi thuần từ hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm.

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chi phí lãi 7.11 3 8.40 5 10.463

động kinh doanh khác gồm thu nhập của các hoạt động: hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khốn, góp vốn mua cổ phần và hoạt động khác.

+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối liên tục lỗ trong các năm 2014-2016. Từ năn 2014

ghi nhận mức lỗ là gần 90 tỷ đồng thì đến năm 2016 mức thiệt hại đó đã lên đến 319 tỷ đồng, mức thiệt hại nhiều nhất trong kinh doanh ngoại hối. Do thời gian qua, tỷ giá có khá nhiều biến động khiến cho đồng tiền giảm giá, cùng với đó là lãi suất tiền gửi USD về 0% khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro và khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại hối gặp nhiều thiệt hại.

+ Hoạt động mua bán chứng khoán gồm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Trong khi chứng khoán đầu tư đạt được những kết quả nhất định góp gần 92 tỷ đồng vào thu nhập hoạt động thuần năm 2016 thì chứng khốn kinh doanh lại có mức thu nhập âm, lỗ hơn 149 tỷ đồng.

+ Hoạt động góp vốn mua cổ phần của ngân hàng biến động khá lớn từ năm 2014- 2016. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần đạt 8,7 tỷ đồng năm 2014, tăng lên mức 171 tỷ

đồng năm 2015 sau đó, thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần của ngân hàng lại giảm xuống mức 0,872 tỷ đồng năm 2016.

+ Lãi thuần từ hoạt động khác- chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu thu nhập hoạt

động thuần, tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2014, lãi thuần từ hoạt động khác còn

ở mức (-7) tỷ đồng thì đến năm 2016 chỉ số này đã đạt 1.219 tỷ đồng. Việc tăng lãi thuần

từ hoạt động khác một phần do công tác thu hồi nợ trong năm 2016 của ngân hàng có những kết quả tốt, góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng thông qua việc thu 715 tỷ đồng từ nợ đã xử lý rủi ro.

Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động thuần của VPBank đạt thành tựu nổi bật trong năm 2016 khi đạt 16.864 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015 là 12.066 tỷ đồng và gấp 2,69 lần so với năm 2014 là 6.271 tỷ đồng. Có thể thấy, tổng thu nhập hoạt động thuần

43

Chi phí hoạt động 3.68 3 5.692 6.621 Chi phí khác 1.94 1 4.77 3 7.802 Tổng chi phí 12.737 18.871 24.886

2014 2015 2016

Thu nhập lãi thuần 5.291 10.353 15.168

Tổng tài sản sinh lời

119.752 163.180 197.757

NIM 4,42% 6,34% 7,67%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất VPBank năm 2015,2016

Bảng số liệu trên cho thấy tổng chi phí của VPBank có xu hướng tăng mạnh từ 12.737 tỷ đồng năm 2014 đã lên đến 24.886 tỷ đồng năm 2016, tăng gần 2 lần tương đương với 12.150 tỷ đồng. Tổng chi phí tăng do biến động của các yếu tố chi phí lãi, chi

phí hoạt động và chi phí khác và trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí của ngân hàng. Chi phí lãi đã tăng lên 10.463 tỷ đồng năm 2016, tăng 47% tương đương 3.350 tỷ đồng so với năm 2014. Tuy huy động tiền gửi của khách hàng truyền thống có xu hướng giảm nhưng ngân hàng đã tăng cường huy động tiền gửi

qua phát hành GTCG, làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng vẫn có xu hướng tăng qua các năm.

Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng có sự biến đổi qua các năm và có xu hướng tăng dần. Chi phí hoạt động có xu hướng tăng mạnh từ 3.683 tỷ đồng năm 2014 tăng lên

5.693 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 54,56%. Sau đó, tốc độ tăng chậm hơn là 16,32% làm chi phí tăng lên 6.621 tỷ đồng năm 2016. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng chủ yếu do chi về tài sản, chi phí cho nhân viên và chi phí hoạt động khác của

ngân hàng tăng.

Chi phí khác có xu hướng tăng mạnh là do sự biến động của chi phí từ hoạt động dịch vụ, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Trong đó, chi phí DPRR tín dụng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ 979 tỷ đồng năm 2014 lên đến 5.313 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 4.334 tỷ đồng.Chi phí DPRR tín hướng kinh doanh của ngân hàng thay đổi, khẩu vị rủi ro thay đổi, gây ra những hậu quả

như nợ xấu gia tăng, gián tiếp làm tăng chi phí này lên. Một lần nữa, ban lãnh đạo ngân hàng nên có những biện pháp giải quyết tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung, về tổng chi phí của ngân hàng trong giai đoạn 2014 - 2016 có xu hướng tăng khá cao, có nhiều khoản chi phí ngân hàng đã kiểm sốt tốt nhưng cũng có những khoản chi phí kiểm sốt chưa được tốt mà ngân hàng cần chú ý để kiểm sốt một

cách hiệu quả.

2.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời

Khả năng sinh lời là yếu tố quan trọng để đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, là điều kiện để có thể tăng vốn và thu hút thêm đầu tư vốn của những nhà đầu tư tiềm năng. Để đánh giá khả năng sinh lời cảu ngân hàng, có thể đánh giá qua các chỉ số:

Nguồn: Tính tốn dựa BCTC hợp nhất VPBank năm 2015, 2016 a. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phản ánh hiệu quả trong việc tạo vốn và sử dụng vốn

của ngân hàng. Tỷ lệ này dùng để đo lường chênh lệch thu chi mà ngân hàng đạt được thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thu nhập lãi thuần của các NHTM năm 2016

Đơn vị: %

2014 2015 2016 Tổng chi phí 12.73 7 18.87 1 24.88 6 Tổng thu nhập 19.83 2 28.06 1 32.37 7 Tổng Chi phí/ Tổng Thu nhập 64,22% 67,25% 32,38%

Thu nhập lãi thuần của các NHTM nằm 2016 (%)

-30.00%

Net lnuπa M argin (%) ãn g trườn g Ihu nhậ PI ãi thuần {%)

Nguồn: www.bsc.com.vn

VPBank tiếp tục dẫn đầu hệ thống ngân hàng về thu nhập lãi thuần và tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần. Trong toàn hệ thống các ngân hàng, VPBank là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao nhất với NIM đạt 7,67% năm 2016 là tỷ lệ tăng gấp 3 lần khối các NHTM có tỷ lệ sở hữu lớn của nhà nước như Vietcombank đạt 2,63%, BIDV (2,67%), Vietinbank (2,73%). Bằng việc tăng ổn định ở các hoạt động cót lõi của ngân hàng, song song với việc cải thiện chất lượng tín dụng, giảm thiểu chi phí huy động nhờ

tăng cường các nguồn huy động vốn giá rẻ nên hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được tối ưu, tăng 4,42% năm 2014 lên 7,67% năm 2016. NIM tăng do thu nhập lãi thuần của VPBank trong năm 2016 tăng lên 15.168 tỷ đồng, gấp ba lần so với năm 2014 cùng với đó tài sản sinh lời tăng 64,5% so với năm 2014. Mặc dù đẩy mạnh cho vay nhưng dịng tiền thuần trong năm của VPBank khơng bị âm như một số ngân hàng nhờ tăng trưởng từ tiền gửi khách hàng và phát hành GTCG.b. Tổng chi phí/ tổng thu nhập

2014 2015 2016

Lợi nhuận sau thuế 1.25

4 2.396 3.935 Tổng tài sản bình quân 142.25 3 178.559 211.324 Tổng VCSH bình quân 8.35 3 11.185 15.284 ROA 0,88 % 1,34% 1,86% ROE 15 % 21% 26%

Nguồn: BCTC hợp nhất của VPBank 2015,2016

Tỷ lệ chi phí/ thu nhập dùng để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Tỷ số này cho biết chi phí phát sinh để có được thu nhập. Nó nói lên để tạo ra một đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Trong giai đoạn 2014- 2016, tỷ lệ chi phí/ thu nhập có xu hướng giảm, từ 64,22% năm 2014 giảm xuống còn 32,28% năm 2016. Trong 2 năm, tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập giảm một nửa cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí nhỏ hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập. Tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập giảm mạnh là nhờ kiểm sốt tốt chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh số hóa, tự động hóa, sử dụng hiệu quả chi phí vận hành nên tổng chi phí chỉ tăng nhẹ.

c. Hiệu quả sinh lời

Biểu đồ 2.9: Hiệu quả sinh lời của các NHTM Việt Nam 2016 (Đơn vị tính: %)

Nguồn: www.bsc.com.vn

Năm 2016, VPBank đã vượt qua tất cả các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu lớn của Nhà nước để trở thành ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam về hiệu quả sinh

47

lời trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất 26,49% cũng như hiệu quả sinh lời trên tài sản trước khi trích lập dự phịng (preprovision ROA) 4,89%. Tỷ suất ROE của VPBank đã bỏ xa NHTM đứng thứ hai là Techcombank đạt 17,7%. Tỷ suất ROE của VPBank được đánh giá là cao đối với các ngân hàng khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.

2015 2016 Chênh lệch

NPM 8,54% 12,15% + 3,61%

AU 15,72% 15,32% -0,39%

EM 15,96 13,83 -2,14

ROE 21% 26% + 5%

Nguồn: BCTC thường niên VPBank năm 2016

• ROA

ROA là tỷ suất đo lường tính hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản của nó để tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất này cho thấy sự hiệu quả trong quản lý của ngân hàng. ROA là số tổng hợp, bao quát tình hình hoạt động của ngân hàng và khả năng sinh lời.

ROA của ngân hàng có xu hướng tăng từ 0,88% năm 2014 đã lên đến 1,86% năm 2016, tăng lên rất cao. Với tỷ suất 1,86% năm 2016, có ý nghĩa ngân hàng đã tạo được ra 1,86 đồng lợi nhuận trên 100 đồng tài sản. Tuy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ số ROA phải lớn hơn 2% nhưng khi đặt vào bối cảnh nền kinh tế, ROA trung

bình ngành ngân hàng năm 2016 là 1%, vì vậy tỷ lệ ROA của VPBank là 1,86% đã là khá tốt.

• ROE

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE là tỷ suất về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này cho biết lợi nhuận thuần trên 1 đồng vốn đầu tư vào ngân hàng. Đây là con số tổng hợp thiết yếu về kết quả kinh doanh của pháp nhân ngân hàng, có ảnh hưởng quan trọng đến nhà đầu tư trong việc quyết định đầu tư vào ngân hàng

ROE của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh, từ 16% năm 2014 tăng lên 26% năm 2016. Với tỷ suất 21%, có thể thấy trong 100 đồng vốn chủ sỡ hữu, ngân hàng thu được 21 đồng lợi nhuận. Tỷ số ROE của VPBank cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành là 10%, có thể thấy VPBank có kết quả hoạt động khá tốt và có sức hút đối với các nhà đầu tư.

• Phân tích Dupont giai đoạn 2014-2016 để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới

sự thay đổi lớn của ROE:

Theo phương pháp phân tích Dupont, ta có thể phân tích chỉ tiêu sơ cấp ROE thành các chỉ tiêu thứ cấp theo công thức sau:

LNST LNST Tổng TN Tổng TS bq

ROE . = ʃ ^ ×J, LZ. × ɪ.. = ROA ×EM = NPM×AEM

Như vậy, ta có thể phân tích tỷ suất lợi nhuận rịng trên VCSH theo biến động của tỷ lệ sinh lời hoạt động NPM, hiệu quả sử dụng tài sản AU và hệ số nhân vốn EM.

Nguồn: Tính tốn dựa BCTC hợp nhất VPBank 2015,2016

-Tỷ suất sinh lời hoạt động NPM tăng 3,61% làm cho ROE tăng tương ứng là: (12,15% - 8,54%) × 15,72% × 15,96 = 9,07%

ROE tăng chủ yếu là do tỷ lệ sinh lời hoạt động của ngân hàng. Trong khi tổng thu nhập tăng 15,38% thì lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 64,23%. Tốc độ tăng trưởng

lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng mạnh chính là yếu tố tác động làm ROE tăng. Có

thể thấy, chính sách quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng hiệu quả.

2014 2015 2016

12,15% × (15,32% - 15,72%)× 15,96 = - 0,76%

So với năm 2015, năm 2016 VPBank vẫ sử dụng tốt tài sản của mình để mang về thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của tài sản là 18,35% nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập ngân hàng 15,38%, làm cho tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm 0,76%. Ngân hàng có chính sách đa dạng hóa tài sản sinh lời để tránh rủi ro tập trung, tìm cơ cấu tài sản sinh lời hợp lý, quản lý tốt tài sản cố định để làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, cải thiện ROE.

- Hệ số nhân vốn EM giảm 2,14 lần làm cho ROE giảm tương ứng là: 12,15% × 15,32% × (13,83 - 15,96) = - 3,98 %

Hệ số nhân vốn có xu hướng giảm 2,14% là do tài sản có tốc độ tăng trưởng là 18,35% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu là 36,65%. Hệ số nhân vốn có xu hướng giảm là do chính sách của VPBank đang chủ động hơn về mặt tài chính của mình, giảm rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động và đảm bảo duy trì hệ số ở mức độ an tồn cho ngân hàng. Hệ số EM giảm làm cho tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm 3,98%.

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do tỷ suất sinh lời

hoạt động của ngân hàng tăng, trong đó tốc độ tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế cho thấy được công tác quản lý chi phí của ngân hàng ngày càng cải thiện và đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 571 (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w