4. Kết cấu của khóa luận
2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tạ
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân
a. Tồn tại:
Thứ nhất, cịn tồn tại nhiều loại phí dịch vụ.
Mặc dù trên thực tế, mức chi phí của dịch vụ ngân hàng điện tử thường thấp hơn so với các hình thức giao dịch truyền thống nhưng khách hàng vẫn đang phải chịu nhiều loại phí khác nhau khi đăng kí sử dụng. Bên cạnh các loại phí cơ bản cho mỗi lần giao dịch, các ngân hàng còn đang áp dụng các loại phí khác như: phí đăng kí, phí thường niên, phí sử dụng các yếu tố bảo mật như Token, Smartcard.. .Có thể thấy rằng, đối với những khách hàng không thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, phí thường niên là chi phí đáng cân nhắc khi họ có ý định đăng kí sử dụng. Ngồi ra, muốn nâng cao tính an tồn và bảo mật, khách hàng cịn phải chịu phí các thiết bị bảo mật như Token hay Smartcard, thường có giá trị dao động từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tùy từng ngân hàng và tính năng bảo mật.
Ngoài ra, việc ngân hàng yêu cầu khách hàng duy trì một lượng tiền tối thiểu trong tài khoản, quy định số tiền được rút trong mỗi lần giao dịch, hạn chế số lần rút tiền.. .cũng là một loại phí ẩn mà khách hàng phải chịu. Hơn nữa, một số ngân hàng sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành khó hiểu trên biểu phí khiến khách hàng khó nắm bắt, nhiều khách hàng khi đăng kí sử dụng dịch vụ khơng nắm rõ được những khoản phí mà mình sẽ phải chịu, từ đó dẫn đến tình trạng khi bị ngân hàng thu phí, khách hàng bức xúc và có phản ứng.
Thứ hai, tiện ích sản phẩm có sự cải tiến nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng.
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại tại Việt Nam mới chỉ áp dụng các sản phẩm cơ bản của dịch vụ ngân hàng điện tử, chỉ có khoảng 30% ngân hàng
nghiên cứu và triển khai những sản phẩm nâng cao. Việc đồng bộ Internet Banking và Mobile Banking sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng, tuy nhiên chỉ một số ngân hàng làm được việc này.
Thứ ba, chất lượng dịch vụ vẫn còn những hạn chế.
Tuy nhiều ngân hàng đã tăng phí dịch vụ nhưng chất lượng vẫn chưa được cải thiện. Ví dụ ở các dịp cao điểm như ngày lễ, tết, thời điểm cuối năm, vẫn còn nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng bị quá tải do lượng khách hàng tăng đột biến, tình trạng thiếu tiền tại các máy ATM cũng diễn ra thường xun, thậm chí ở cả những ngày bình thường. Do vậy, khách hàng sẽ phải tìm kiếm một máy ATM khác để thực hiện được giao dịch, gây mất thời gian và khiến khách hàng khó chịu.
Ngồi ra, cịn xảy ra tình trạng ngân hàng vẫn thu phí dịch vụ của khách hàng khi chuyển khoản khơng thành cơng. Việc này có thể do trục trặc ở lỗi hệ thống hoặc ở mạng viễn thơng, khiến cho q trình giao dịch bị nghẽn ở khâu nào đó, dẫn đến tình trạng bức xúc của khách hàng khi bị thu phí một cách vơ lí.
Thứ tư, tính an tồn vẫn ln là vấn đề cần quan tâm.
Mặc dù các ngân hàng đều đang chú trọng vào việc cải thiện vấn đề này, tuy nhiên hiện tại, lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và hệ thống thanh tốn ATM và POS nói riêng vẫn đang có nguy cơ bị tấn công bởi những thiết bị, phần mềm gián điệp ngầm. Tại Việt Nam, phần lớn thẻ ATM vẫn đang sử dụng công nghệ thẻ từ nên vẫn gây sự chú ý cho những tội phạm thẻ, công nghệ thẻ chip mới chỉ được ứng dụng ở các loại thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa, MasterCard.
Theo thống kê, những năm qua đã xảy ra khơng ít trường hợp người dùng bị mất tiền khi thực hiện các giao dịch trực tuyến bởi những cuộc tấn công bằng mã độc. Bên cạnh đó, cịn tồn tại nhiều hình thức lừa đảo qua mạng dẫn đến việc người sử dụng dịch vụ e-banking dễ bị chiếm đoạt những thông tin nhạy cảm như thơng tin thẻ, thơng tin ví điện tử...
b. Ngun nhân
Thứ nhất, chưa có hệ thống pháp lý hồn thiện đối với dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hiện nay, tuy khung pháp lý về giao dịch ngân hàng điện tử đã tương đối đầy đủ, nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa có những qui định quan trọng, trong đó bao gồm cả những qui định xử lý các hành vi gian lận trong giao dịch trực tuyến. Do
vậy, các ngân hàng sẽ khơng dễ dàng để tìm ra hướng giải quyết khi khách hàng có những khiếu nại về mất thơng tin, mất tiền,... đặc biệt là với những giao dịch có yếu tố nước ngồi.
Ngồi ra, cơng tác phổ biến và tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao dịch ngân hàng điện tử vẫn chưa được chú trọng và chưa thực sự được áp dụng trong cuộc sống.
Thứ hai, tại các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn, người dân vẫn cịn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận việc lượng tiền mặt trong lưu thơng có xu hướng giảm đáng kể, tuy nhiên, theo thống kê mục đích sử dụng thẻ thanh toán của người dân, việc sử dùng thẻ ATM để rút tiền mặt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Hơn 90% tiền mặt được sử dụng trong thanh toán bán lẻ và hơn 30% trong bán bn.
Đặc biệt, do cịn nhiều hạn chế, các phương tiện thanh toán điện tử chưa được biết tới rộng rãi với người dân ở vùng sâu vùng xa và khu vực nơng thơng. Vì vậy, họ khơng có cơ hội để sử dụng các phương tiện này, kiến thức về thanh toán điện tử của người dân ở đây cịn hạn chế, dẫn tới việc kìm hãm sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử tại đây.
Ngoài ra, vẫn có một bộ phận các khách hàng cịn lúng túng, e ngại khi sử dụng các sản phẩm điện tử bởi lo ngại về tính bảo mật. Vì tồn bộ các giao dịch đều là trực tuyến nên người dùng có tâm lý sợ các thơng tin nhạy cảm có thể bị đánh cắp bằng tín hiệu khơng dây, trong thực tế đã xảy ra những trường hợp tại nhiều ngân hàng, khách hàng bị chiếm đoạt những thông tin bảo mật dẫn đến việc mất tiền trong tài khoản.
Thứ ba, nguồn lực tài chính cịn hạn chế, do đó các ngân hàng phải thực hiện việc tăng phí dịch vụ để bù đắp các khoản chi phí đầu tư.
Có thể thấy, chi phí đầu tư vào hệ thống ngân hàng điện tử là khơng hề nhỏ. Ngồi việc tốn kém chi phí đầu tư ban đầu, ngân hàng cịn phải chi vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những sản phẩm mới đa dạng hơn, phí đầu tư hạ tầng cơng nghệ thơng tin, phí vận hành bảo trì cho mạng lưới ATM và POS, phí cho các ứng dụng cơng nghệ bảo mật để đảm bảo an ninh ngân hàng.
Hiện nay, chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin rất tốn kém, việc đồng bộ được cơ sở hạ tầng kỹ thuật là không hề dễ dàng, đặc biệt đối với các ngân hàng có quy mơ nhỏ, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư hạn chế, với việc nghiệp vụ nhiều và độ phức tạp cao sẽ dẫn tới tình trạng kéo dài thời gian triển khai. Phí lắp đặt ban đầu của các máy ATM rơi vào khoảng 500 triệu VND, phí vận hành giúp máy hoạt động ổn định là 300 triệu VND/máy/năm. Đây là một khoản đầu tư không nhỏ, đồng thời doanh thu của ngân hàng từ dịch vụ điện tử này cũng khơng q cao, trung bình chỉ từ 1.100 đồng đối với một giao dịch rút tiền nội mạng và 3.300 đồng với giao dịch rút tiền ngoại mạng, khó để bù đắp được chi phí đầu tư và vận hành, do vậy hiện nay, nhiều ngân hàng đã thực hiện tiết giảm đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM. Bên cạnh đó, với nguy cơ bị tấn cơng bởi các tội phạm công nghệ ngày càng cao, các ngân hàng thương mại đã phải dành nhiều nguồn lực vào việc thiết lập hệ thống an ninh bảo mật, hạn chế tối đa rủi ro về thông tin cho ngân hàng và các giao dịch của khách hàng.
Tùy vào chiến lược và chi phí hoạt động, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra biểu phí dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhau. Trong trường hợp ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư vào nhân lực, cơ sở hạ tầng, vận hành và bảo trì, khoa học cơng nghệ.. .phục vụ cho hệ thống thanh toán, trong khi doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ điện tử là không nhiều, không đủ để bù đắp các khoản đầu tư của ngân hàng, thì việc tăng phí sử dụng dịch vụ để thu hồi chi phí là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để tránh sự bức xúc từ phía khách hàng, các ngân hàng thương mại nên thực hiện việc thu nhiều loại phí khác nhau ứng với từng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng, tránh việc áp dụng mức phí cao cho một số ít sản phẩm.
Thứ tư, hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa được ứng dụng một cách tốt nhất.
Nhìn chung, tại Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giao dịch ngân hàng vẫn cịn nhiều hạn chế, trình độ cơng nghệ của các ngân hàng tuy có sự phát triển hơn nhưng vẫn ở mức chưa cao. Một số ngân hàng vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã sử dụng những cơng nghệ lạc hậu, khơng cịn đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, dẫn đến việc phải tốn kém chi phí đầu tư lại để chuyển sang một hệ thống công nghệ thơng tin mới. Ngồi chi phí đầu tư hệ thống, các ngân hàng cần phải gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng
của nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nhằm đáp ứng được những đổi mới hàng ngày của công nghệ.
Hiện nay, chữ kí số trong giao dịch điện tử vẫn được áp dụng tại gần 80% các ngân hàng tại Việt Nam, đây là lỗ hổng mà các hacker thường chú ý để tấn công vào các tài khoản ATM và các giao dịch điện tử. Tính đến năm 2018, trong tồn hệ thống ngân hàng mới chỉ có 10 ngân hàng đạt “Chứng nhận ISO/IEC 27001”, đây là một tiêu chuẩn quốc tế về việc quản lý an tồn bảo mật thơng tin. Để đạt được chứng nhận này, các ngân hàng cần đáp ứng những yêu cầu như đánh giá hệ thống thường xuyên, duy trì hệ thống kĩ thuật chống xâm nhập, các dữ liệu thẻ phải được phân loại và xử lí một cách bảo mật.. .Như vậy có thể thấy rằng, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ở thời điểm này vẫn chưa thực sự triển khai, ứng dụng và đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ở lĩnh vực tài chính ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những số liệu thực tế thu thập được, chương 2 đã nghiên cứu và trình bày thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhìn chung, dịch vụ này đã có sự đa dạng hóa về mặt sản phẩm, đồng thời cũng đưa ra nhiều cải tiến mới về những tính năng tiện ích phù hợp với nhu cầu ngày một cao hơn của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc phát triển hệ thống ngân hàng điện tử và các ngân hàng cần nhìn nhận rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là nền tảng quan trọng để đưa ra các giải pháp cũng như định hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trong những năm tiếp theo, vấn đề này sẽ được làm rõ ở chương 3 sau đây.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM