4. Kết cấu của khóa luận
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong
những năm tới
Ngày nay, đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp điện tử, chứng từ giấy đã dần dần được thay thế bằng chứng từ điện tử, giao dịch trực tuyến cũng được ưa chuộng hơn so với giao dịch truyền thống, do đó, ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay và trong tương lai ở tất cả các nước trên thế giới.
Với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ giúp các ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến việc phát triển dịch vụ này luôn được Ngân hàng Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Thứ nhất, tập trung hoàn thiện và đưa ra những cải tiến mới về hệ thống công nghệ thông tin.
Với tinh thần của Nghị quyết trung ương II (khóa VIII) về việc đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phê duyệt chiến lược phát triển khoa học cơng nghệ giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện “Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành trung ương Đảng khóa XI về việc phát triển khoa học và công nghệ ”, nhằm mục tiêu xậy dựng một nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, phù hợp với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng điện tử trong những năm tới. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung chính sau:
- Hệ thống thanh tốn liên ngân hàng sẽ được hồn thiện và nâng cấp, đồng thời cũng chú trọng phát triển hệ thống chuyển mạch quốc gia, xây dựng hạ tầng kĩ thuật ổn định cho việc giao dịch trực tuyến, nâng cấp từ dịch vụ thẻ từ sang thẻ chip ở tất cả các loại thẻ thanh toán, phát triển mạng lưới giao dịch thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh việc đảm bảo an ninh mạng, bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng, tăng cường việc kiểm tra, đánh giá, tìm ra lỗ hổng an ninh có thể bị tấn công,
đặc biệt chú trọng vào hệ thống thơng tin nghiệp vụ như hệ thống thanh tốn liên ngân hàng, các ứng dụng web, cổng thông tin điện tử...
- Đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử như mạng Internet, mạng viễn thông không dây, mạng lưới công nghệ thông tin.
- Học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm sự hỗ trợ về cả mặt tài chính và kĩ thuật từ các quốc gia có hệ thống ngân hàng điện tử phát triển, từng bước hồn thiện và nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin ứng dụng trong ngành ngân hàng, phục vụ đắc lực việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai, ngoài việc quan tâm chú trọng hồn thiện khoa học cơng nghệ, Ngân hàng Nhà nước cũng đặt ra những định hướng phát triển khác trong thời gian tới đối với việc thanh tốn trực tuyến như sau:
- Tun truyền, thơng tin về những lợi ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại cho khách hàng, đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ này trong đời sống xã hội, dần dần thay thế hoàn toàn phương thức truyền thống sử dụng tiền mặt trong thanh tốn. - Khuyến khích và trợ giúp các ngân hàng thương mại trong việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm ngân hàng điện tử vào trong đời sống xã hội.
- Thiết kế các sản phẩm mới đơn giản, tiện dụng dễ dàng sử dụng để phù hợp với đại đa số người dùng, thu hút nhiều khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau từ các thành phố lớn đến khu vực nông thôn.
- Phát triển sản phẩm với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, định hướng sản phẩm “ngân hàng bán sản phẩm mà ngân hàng có” đang dần được thay thế bằng định hướng khách hàng “ngân hàng bán sản phẩm mà khách hàng cần”, các ngân hàng cần thực hiện khảo sát thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng đó.
- Ngồi những sản phẩm cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách hàng, cần xây dựng và triển khai những sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, từ đó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nước mà bao gồm cả nhu cầu thanh toán quốc tế.