Các nhân tố tác động tới xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 25 - 31)

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1.3. Các nhân tố tác động tới xuất khẩu lao động

1.1.3.1. Quan hệ cung – cầu về lao động trên thị trường lao động quốc tế

Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, xuất khẩu lao động cũng bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường.

Ban đầu, khi chưa có xuất khẩu lao động:

Đường cung - cầu lao động ở hai quốc gia 1 và quốc gia 2 lần lượt là (S1, D1) và (S2, D2). Mức lương tương ứng là W1 và W2 (W1>W2).

Khi có hiện tượng xuất khẩu lao động:

Sự di chuyển lao động giữa hai quốc gia (từ quốc gia 2 sang quốc gia 1, do có sự chênh lệch về mức lương) khiến cho tại quốc gia 1, đường cung lao động dịch chuyển sang phải từ S1 sang S1’, và tại quốc gia 2, đường cung lao động dịch chuyển sang trái, từ S2 sang S2’. Khi đó, mức lương ở cả hai nước cân bằng tại WE. Quốc gia 2 W W1 WE W2 0

Hình 1.1: Cung – cầu lao động tại hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lao động

Như vậy, không chỉ cung - cầu lao động ở từng nước mà chính tương quan trong cung - cầu lao động giữa hai nước đã tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu lao động. Mở rộng hơn, ta thấy chính cung - cầu lao động thế giới tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động. Khi cầu lao động mở rộng sẽ làm gia tăng

lượng lao động xuất khẩu, ngược lại, khi cầu lao động thu hẹp sẽ làm giảm lượng lao động xuất khẩu.

1.1.3.2. Mức độ cạnh tranh

Cạnh tranh ở đây bao gồm hai khía cạnh. Trước hết là cạnh tranh giữa lao động của các quốc gia xuất khẩu lao động hay cạnh tranh giữa các nguồn cung lao động xuất khẩu. Thứ hai là cạnh tranh giữa lao động xuất khẩu và lao động tại quốc gia nhập khẩu lao động. Cả hai hình thức cạnh tranh kể trên đều tác động tới xuất khẩu lao động, tuy nhiên hình thức cạnh tranh thứ nhất thường diễn ra mạnh hơn, do lượng cầu lao động thường nhỏ hơn lượng cung lao động.

Hiện tại trên thế giới có hơn một trăm quốc gia có lao động xuất khẩu, trong đó ở khu vực châu Á có những quốc gia xuất khẩu lao động lớn như Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, và dẫn đầu là Phillippines. Việc cạnh tranh trong xuất khẩu lao động là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan, khi mà lượng cung dư thừa quá nhiều và sức hút từ khoản thu nhập cao ở các quốc gia xuất khẩu lao động quá lớn. Đặc biệt khi áp lực thất nghiệp tại các quốc gia xuất khẩu lao động không ngừng gia tăng.

Một quốc gia khi tham gia vào hoạt động đưa lao động đi xuất khẩu sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Khi càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu lao động trên một thị trường thì mức độ cạnh tranh càng cao, cơ hội đưa lao động tới thị trường đó càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, trên một thị trường càng tập trung nhiều quốc gia xuất khẩu lao động lớn và lâu năm thì áp lực cạnh tranh sẽ càng gia tăng, nhất là đối với những nước mới tham gia thị trường.

1.1.3.3. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu

Như đã trình bày ở trên, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu lao động là rất lớn và tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu lao động của các quốc gia. Nhưng nhân tố chính tạo nên mức độ cạnh tranh giữa các nguồn lao động lại nằm ở chất lượng lao động. Khi mà mức lương, thủ tục xuất, nhập lao động đang dần đi tới sự chuẩn hóa thì nhân tố quyết định chủ yếu cịn lại là chất lượng của nguồn lao động. Chất lượng được đánh giá thơng qua những tiêu chí cơ bản như: sức khỏe, khả năng ngoại ngữ (khả năng sử dụng ngôn ngữ của quốc gia nhập khẩu lao động), kỹ năng hay tay nghề trong cơng việc, khả năng học hỏi và thích nghi với môi trường làm việc mới, thái độ và kỷ luật khi làm việc cũng như trong cuộc sống,… Chất lượng nguồn lao động ở một nước được đánh giá tốt đồng nghĩa với việc cơ hội và số lượng lao động của nước đó được xuất khẩu sẽ cao và ngược lại, một nước sẽ khó có thể đưa lao động đi xuất khẩu nếu chất lượng nguồn lao động tại nước đó bị đánh giá thấp.

1.1.3.4. Thể chế, luật pháp và định hướng của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lao động

Thể chế, luật pháp của các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lao động cũng có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu lao động. Nếu giữa hai quốc gia có chung các cam kết, đồng thời có các văn bản pháp luật quy định về việc cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, thì hoạt động này mới có thể diễn ra. Bên cạnh đó, thơng qua các hiệp định chung được ký kết, sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho việc mở rộng hoạt động trao đổi lao động giữa hai nước. Đặc biệt, nếu có sự đồng nhất trong thể chế và hệ thống pháp luật giữa hai quốc gia thì hoạt động xuất khẩu lao động sẽ diễn ra dễ dàng hơn, và người lao động cũng sẽ

thích nghi nhanh hơn với mơi trường mới tại quốc gia nhập khẩu lao động, do được tạo những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý.

Ngày nay, bên cạnh thể chế và pháp luật, các kế hoạch định hướng và nhận định của hai quốc gia, đặc biệt là quốc gia tiếp nhận lao động cũng tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu lao động. Cụ thể như, trong những năm gần đây, có nhiều thị trường xuất khẩu lao động bị thu hẹp, nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ sự bảo hộ việc làm trong nước của các quốc gia này. Hay khi nước tiếp nhận lao động nhận định hoạt động này có thể làm ảnh hưởng khơng tốt tới tình hình chính trị, xã hội chung thì cũng sẽ có tác động nhằm giảm lượng lao động nhập khẩu vào quốc gia mình. Ngược lại, nếu trong kế hoạch phát triển quốc gia khuyến khích tiếp nhận lao động nước ngồi, thì sẽ có tác động kích thích cho hoạt động này và mở rộng cơ hội đối với các thị trường xuất khẩu lao động có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 25 - 31)

w