Nhu cầu nhập khẩu lao động của Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 41 - 52)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

1.2.2. Nhu cầu nhập khẩu lao động của Đài Loan

1.2.2.1. Chính sách nhập khẩu lao động của Đài Loan

Với tốc độ phát triển thần tốc, Đài Loan nhanh chóng có một nền kinh tế lớn mạnh với trình độ khoa học kỹ thuật, các phương thức sản xuất hiện đại khơng thua gì các nước tiên tiến trên thế giới. Trong bối cảnh nền sản xuất, thương mại, dịch vụ đều tăng trưởng với tốc độ cao, đồng thời dân số lại q ít, và trình độ của lực lượng lao động ngày càng tăng; nền kinh tế Đài Loan trở nên thiếu hụt lao động rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực nơng, ngư nghiệp, cơng xưởng sản xuất (điện tử, cơ khí, dệt may,…), xây dựng và giúp việc tại các cơ sở điều dưỡng, gia đình.

Trước thực trạng đó, chính quyền Đài Loan đã nhanh chóng ban hành và hồn thiện chính sách nhập khẩu lao động để đáp ứng kịp thời nhu cầu việc làm đang gia tăng. Một số nội dung đáng chú ý như sau [35]:

a. Đài Loan nhận lao động nước ngồi vào làm việc theo các phương thức:

- Thơng qua các công ty môi giới lao động của Đài Loan

- Thông qua Trung tâm tuyển mộ trực tiếp trực thuộc Ủy ban lao động, Viện hành chính Đài Loan.

- Chủ sử dụng lao động Đài Loan tuyển dụng trực tiếp lao động từ nước ngoài.

Cho đến nay, phương thức tuyển lao động nước ngồi thơng qua cơng ty môi giới Đài Loan đang là phương thức phổ biến nhất.

b. Hệ thống quản lý lao động tại Đài Loan được thành lập từ Trung ương tới các địa phương

Ủy ban lao động Đài Loan thuộc Viện hành chính là cơ quan chịu trách nhiệm về lao động nước ngoài làm việc tại lãnh thổ, cơ quan này hoạch định mọi chính sách liên quan đến tiếp nhận và quản lý lao động nước ngoài vào làm việc tại Đài Loan. Ủy ban lao động trực tiếp cấp phép cho chủ sử dụng tuyển dụng lao động nước ngoài, sau khi người lao động nhập cảnh, cơ quan này lại cấp phép làm việc cho từng lao động nước ngồi. Vì vậy, việc theo dõi thời gian nhập cảnh, thời gian làm việc, thời gian xuất cảnh và các tư liệu khác của lao động nước ngoài tại Đài Loan được cập nhật đầy đủ và chính xác.

Tại các địa phương, Cục lao động là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện các chính sách của Đài Loan đối với lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn. Để thực hiện nhiệm vụ này, Cục lao động các địa phương tổ chức các

trung tâm phục vụ lao động nước ngồi, các đơn vị này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát lao động nước ngoài làm việc tại các tổ chức kinh tế và tại các gia đình có th lao động, giải quyết tranh chấp giữa chủ sử dụng với người lao động, giữa người lao động với công ty môi giới, giữa công ty môi giới với chủ sử dụng trên cơ sở pháp luật Đài Loan. Tất cả 23 huyện thị trên tồn Đài Loan đều có các trung tâm phục vụ lao động nước ngoài, do vậy, việc xử lý những vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài tại địa bàn ln thuận tiện, nhanh chóng, quyền lợi của người lao động được đảm bảo theo pháp luật.

c. Các quy định đối với lao động nước ngoài

Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất. Một số điểm cần lưu ý bao gồm các nội dung sau [34]:

 Thời hạn hợp đồng:

Theo điều 43, Luật Dịch Vụ việc làm, người lao động được tuyển dụng làm công việc trong thời gian tối đa là 9 năm (03 hợp đồng). Tuy nhiên, sau khi hoàn thành mỗi hợp đồng 03 năm, người lao động bắt buộc phải xuất cảnh khỏi Đài Loan và phải được Văn phịng đại diện của Đài Loan ở nước ngồi cấp thị thực thì mới đủ điều kiện trở lại thực hiện hợp đồng đã ký với chủ sử dụng.

 Tiền lương:

Tiền lương cơ bản cho mỗi lao động đã được điều chỉnh nhiều lần, hiện nay là 17.280 NT$/tháng (khoảng 600 USD), nếu cộng thêm tiền làm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 NT$/tháng. Đương nhiên lương cơ bản của người lao động nước ngoài và người lao động bản địa là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vực khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế.

 Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan:

Chủ sử dụng lao động Đài Loan được khấu trừ từ tiền lương của lao động Việt Nam chi phí ăn và ở với mức tối đa là 4000 NT$/tháng, mức khấu trừ này có thể được điều chỉnh trong giới hạn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.

Lao động làm việc trong lĩnh vực khán hộ cơng và giúp việc gia đình khơng phải áp dụng quy định khấu trừ trên đây.

 Bảo hiểm:

Người lao động tham gia bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế trong đó:

- Bảo hiểm lao động: Chủ chịu 70%, người lao động chịu 20% và chính quyền trợ cấp 10%.

- Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng chịu 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%.

 Thuế thu nhập:

Thuế thu nhập áp dụng đối với người lao động nước ngoài được xác định theo thời gian làm việc trong năm.

Những người sống ở Đài Loan dưới 183 ngày trong quy định mức thuế mỗi năm (thuế niên, tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12) thì nộp 20% thu nhập.

Những người sống ở Đài Loan đủ hoặc trên 183 ngày trong thuế niên thì nộp 6% thu nhập như người bản địa.

 Giờ làm việc:

Giờ làm việc được quyết định giữa chủ và người lao động theo quy định cụ thể trong hợp đồng lao động.

Theo luật về tiêu chuẩn lao động quy định thì giờ làm việc trong ngành công nghiệp là 8h/ngày và 48h/tuần. Hiện nay là 84h/2 tuần.

Luật cũng quy định về chế độ làm thêm giờ, giữa buổi làm việc sau 4 tiếng được nghỉ giải lao 30 phút. Tuỳ theo tính liên tục và khẩn trương trong sản xuất mà cơng việc được bố trí theo ca, trách nhiệm của chủ là phải sắp xếp ngày nghỉ bù cho người lao động.

 Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động:

Lao động nước ngoài được phép tham gia cơng đồn, nhưng khơng được bầu là cán bộ cơng đồn.

Người lao động nước ngồi làm việc ở các doanh nghiệp có thể bị huỷ bỏ hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

- Khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị thua lỗ, chủ sử dụng có thể cho lao động thơi việc, hoặc (nếu có thể) chuyển tới chủ khác. Nhưng chủ lao động phải thơng báo trước cho lao động nước ngồi về ý định đó và phải cấp tiền bơì thường cho họ.

- Nếu lao động nước ngồi phạm lỗi hoặc phạm luật dẫn tới việc ngừng hợp đồng lao động, người chủ có thể cho thơi việc mà khơng phải báo trước và có quyền từ chối khơng thanh tốn tiền bồi thường.

 Nghỉ phép, nghỉ lễ và nghỉ việc:

Đối với các ngành công nghiệp không được luật tiêu chuẩn lao động điều chỉnh, việc bố trí nghỉ phép và nghỉ việc được quyết định giữa người chủ với người lao động. Đối với ngành công nghiệp phải tuân theo quy định của luật tiêu chuẩn lao động thì phải tuân theo nguyên tắc sau đây: phải có tối thiểu một ngày nghỉ trong một tuần làm việc

Nghỉ phép: Vì lý do đặc biệt, người lao động có thể xin phép khơng hưởng

lương và có thể được chấp thuận nếu có người thay thế cơng việc hoặc khi nghỉ phép khơng ảnh hưởng gì tới q trình sản xuất. u cầu nghỉ phép phải được

viết thành văn bản gửi những người có trách nhiệm. Thời gian nghỉ không quá 14 ngày 1 năm.

Nghỉ ốm: Do bị ốm, tai nạn hoặc những lý do cần phải chữa chạy, người

lao động có thể yêu cầu nghỉ ốm. Nghỉ ốm không nằm viện không được quá 30 ngày mỗi năm.

- Nếu bị tai nạn lao động thì được nghỉ phép để chữa trị

 Những trường hợp không được cấp giấy phép lao động và cho thơi việc: Với những tình huống sau đây có thể khơng được cấp giấy phép lao động hoặc cho về nước.

- Những người mang theo gia đình sống với nhau.

- Những người tay nghề khơng đủ để hồn thành nhu cầu của công việc như giấy phép họ đã xin.

- Những người không đạt sức khỏe khi kiểm tra.

- Những người đã có gia đình, có thai hoặc sinh đẻ khi đang lao động tại Đài Loan.

- Những người vi phạm các quy định khi làm các thủ tục cấp giấy phép.

 Đổi nơi làm việc:

Không được giải quyết nếu không được phép trước của Uỷ ban Lao động. Đổi chủ lao động không được thực hiện khi không xin phép trước của Uỷ ban Lao động.

Làm thêm việc bên ngồi phải có giấy phép của Uỷ ban Lao động.

Lao động nước ngồi khơng được vi phạm hợp đồng lao động đã thỏa thuận giữa họ và chủ sử dụng lao động, như việc nghỉ không xin phép quá 3 ngày.

Lao động nước ngoài phải tuân theo mọi pháp luật, quy chế và những quy định công cộng của Đài Loan.

Trong trường hợp có khiếu nại về cơng việc đối với chủ sử dụng lao động thì người lao động nước ngồi có thể báo cáo với Trung tâm Tư vấn lao động nước ngoài để khiếu nại về chủ sử dụng lao động của mình.

1.2.2.2. Tình hình lao động nước ngồi tại Đài Loan

Thị trường lao động Đài Loan là thị trường mở, chính phủ Đài Loan hàng năm khơng phân chỉ tiêu cho các nước đưa lao động vào làm việc. Căn cứ điều kiện quy định, Ủy ban lao động trực tiếp cấp phép cho chủ sử dụng, theo đó, chủ sử dụng có thể lựa chọn lao động đến từ bất cứ nước nào nếu họ muốn (Đài Loan cho phép nhận lao động từ 6 nước là Indonesia, Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Malaysia và Mông Cổ). Tuy nhiên, hiện lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc chủ yếu từ 4 nước: Indonesia (có tỉ lệ lao động cao nhất trong các nước, thường xuyên chiếm hơn 30%), ba nước còn lại là Philippin, Thái Lan và Việt Nam có tỉ lệ khá đồng đều (khoảng trên dưới 20%). Tuy nhiên, theo bảng 1.3 có thể thấy từ năm 2007 đến 2012, tỉ lệ lao động của 4 quốc gia này có sự thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Cụ thể: lao động Indonesia có sự gia tăng lớn nhất và có chiều hướng tương đối ổn định, từ 16,32% năm 2007 tăng dần đều lên mức cao nhất là 37,46% năm 2010 và giữ vững ở mức hơn 31% trong 2 năm 2011 và 2012. Lao động của hai quốc gia khác là Phillipin và Thái Lan lại đều có xu hướng giảm, tính từ 2007 đến 2012 thì từ chỗ chiếm gần 30% thị phần lao động đều giảm xuống chỉ còn hơn 20%, cụ thể là 20,91% với Phillipin và 23,8% với Thái Lan. Đối với Việt Nam thì khơng có xu hướng thay đổi rõ rệt như các quốc gia khác, tuy nhiên sự thay đổi trong phạm vi không quá lớn, dẫn đến tỉ lệ lao động Việt Nam thường ở mức tương đối ổn định là trên dưới 20%.

Bảng 1.3: Lao động nước ngoài tại Đài Loan phân theo quốc gia

Đơn vị: người

Thời Tổng số Việt Nam

gian SL TL% 2007 362.782 100 2008 338.041 100 2009 327.311 100 2010 349.258 100 2011 357.705 100 2012 363.497 100

Trên một khía cạnh khác, bảng 1.4 cho thấy tỉ lệ lao động nước ngoài ở Đài Loan phân theo ngành nghề của từng quốc gia. Theo đó, ở ngành nghề thuyền viên thì lao động Indonesia gần như chiếm ưu thế tuyệt đối, với tỉ lệ luôn trên 70% qua các năm, theo sau là Phillipin (khoảng 15 – 20%) và Việt Nam (khoảng 7 – 10%). Nhưng trong lĩnh vực công nhân nhà máy thì lao động Indonesia lại có vị trí rất khiêm tốn, chỉ khoảng 6 – 7%; Thái Lan và Phillipin dẫn đầu với tỉ lệ tương đối đồng đều (khoảng trên 30%); và Việt Nam theo sau với trên 20%. Trong lĩnh vực này, lao động Việt Nam có tỉ lệ tăng rõ nét nhất so với các quốc gia khác qua các năm, tăng từ 22,41% năm 2010 lên đến 28,38% năm 2012; và xét về mặt tỉ lệ cơ cấu trong tổng số lao động Việt Nam tại Đài Loan thì lượng công nhân nhà máy tăng từ 55,49% năm 2010 lên 58,55% năm 2012.

Về lĩnh vực xây dựng thì lại là ưu thế của lao động Thái Lan, thường chiếm đến trên 80%. Lao động Việt Nam chiếm khoảng 9 – 12% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Với Phillipin thì tỉ lệ này lại giảm dần, từ 6,68% năm 2010 xuống cịn 2,77% năm 2012.

Đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình thì đây đã từng là ngành chủ đạo của lao động Việt Nam trước năm 2005, nhưng kể từ tháng 01/2005, Đài Loan chính thức đóng cửa ngành nghề này đối với lao động Việt Nam do tỉ lệ vi phạm hợp đồng q cao, sau đó Indonesia đã khơng những tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu mà cịn ngày càng phát triển, hiện nay tỉ lệ lao động chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình của Indonesia thường ở mức trên 65%. Việt Nam hiện vẫn đang ở vị trí thứ hai với khoảng gần 20%, nhưng con số này đang ngày càng giảm, do số lao động còn lại chỉ là những lao động cũ chưa hết hợp đồng và số lượng phát sinh thêm mới rất ít. Tỉ lệ của Phillipin của ngày càng giảm, dự đoán trong những năm sắp tới, đây sẽ tiếp tục là một lĩnh vực mà lao động Indonesia chiếm ưu thế cao nhất.

Bảng 1.4: Lao động nước ngoài ở Đài Loan phân theo ngành nghề Năm Ngành nghề Thuyền viên 2010 CNNM Xây dựng CSNB&GVGĐ Thuyền viên 2011 CNNM Xây dựng CSNB&GVGĐ Thuyền viên 2012 CNNM Xây dựng

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 41 - 52)

w