Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động xuất khẩu lao động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 89 - 95)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

2.2.2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động xuất khẩu lao động của

động của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan

2.2.2.1. Điểm mạnh

Điểm mạnh dễ nhận thấy nhất của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đó là lao động Việt Nam được đánh giá khá cao ở Đài Loan, điều này thể hiện ở việc lao động xuất khẩu Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan. Theo thống kê, nhiều năm nay số lượng lao động Việt Nam luôn đứng thứ 2 trong số 6 quốc gia gửi lao động sang thị trường Đài Loan (thường chiếm trên 22%).

Nguyên nhân thứ nhất là do sự phong phú trong nguồn cung lao động trẻ và phẩm chất tốt của Việt Nam. Việt Nam hiện đang có tỷ lệ dân số vàng với lực lượng lao động khoảng 51 triệu người (trên tổng số hơn 87 triệu dân). Trong số đó, có 47% lao động nằm trong độ tuổi thanh niên, điều đó tạo nên nguồn cung ứng khá ổn định những lao động trẻ, nhiệt tình, chăm chỉ, dễ dàng thích nghi và tiếp thu cơng nghệ mới.

Theo dự đốn của Tổng cục thống kê, tới năm 2019, Việt Nam sẽ vẫn có 23,9% dân số trong độ tuổi từ 15-29 và 24,5% dân số trong độ tuổi từ 30-44 (bảng 2.6).

Bảng 2.6: Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi từ năm 1999 – 2019 (%) Đơn vị: triệu người

(*: con số dự đoán) Tuổi 0-14 15-29 30-44 45-49 60-

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Bên cạnh đó, trên 50% lao động Việt Nam đã tốt nghiệp THCS và THPT, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số quốc gia có mức thu nhập tương đương. Tỷ lệ biết chữ trong dân số Việt Nam khá cao so với khu vực (trên 90%), xếp thứ 69/182 quốc gia trên thế giới năm 2009 [41]. Đó là cơ sở cho việc tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới của người lao động. Thực tế, tại Đài Loan, người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động đánh giá cao về trình độ tiếp cận cơng việc, phát triển tay nghề nhanh, chịu khó, trách nhiệm, gây được thiện cảm với người dân Đài Loan. Trong một cuộc khảo sát lao động nước ngoài do cơ quan phát triển nguồn nhân lực Đài Loan thực hiện, lao động Việt Nam được đánh giá là có khả năng và trình độ học tập cơng nghệ mới cao nhất so với lao động đến từ các quốc gia khác. Mức độ cạnh tranh nói chung của lao động Việt Nam đứng thứ 2 trong số 6 nước có lao động tại Đài Loan (sau Indonesia). Bên cạnh đó, xét về tỷ lệ lao động dự tuyển được lựa chọn, Việt Nam luôn dẫn đầu với 80% - 85%, trong khi đó Thái Lan chỉ khoảng 30% - 35%. Điều đó cho thấy,

tại thị trường Đài Loan, vị thế của Việt Nam đang ngày càng vững chắc ở một trong những vị trí dẫn đầu [21].

Nguyên nhân thứ hai khiến lao động Việt Nam được các nhà tuyển dụng Đài Loan quan tâm đó là do sự tương đồng về mặt văn hóa, lối sống và truyền thống giữa hai nước. Xét về mặt địa lý, Việt Nam và Đài Loan khá gần nhau, cùng mang phong cách văn hóa phương Đơng, chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Trung Hoa. Cả Việt Nam và Đài Loan đều có truyền thống lâu đời lao động cần cù, chăm chỉ, coi trọng sức lao động, quan tâm tới hạnh phúc gia đình, u chuộng hịa bình; giữa cộng đồng ln có sự đồn kết và thái độ thân thiện với mọi người. Điều đó khiến cho lao động Việt Nam có lợi thế hơn so với các quốc gia khác.

Điểm mạnh thứ hai của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan nằm ở mức phí th lao động Việt Nam. Việt Nam ln được đánh giá là quốc gia có mức phí th lao động thấp hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới. Đặc biệt thấp hơn nhiều lần so với chi phí th nhân cơng ở Đài Loan.

Điểm mạnh thứ ba là khả năng cung ứng lao động của Việt Nam tương đối phù hợp với nhu cầu thị trường Đài Loan. Ở Đài Loan, các ngành nghề cần tuyển lao động nước ngồi chủ yếu là thuyền viên, cơng nhân nhà máy, xây dựng và chăm sóc người bệnh – giúp việc gia đình. Việt Nam có điểm mạnh là xét về yếu tố địa lý, chúng ta có bờ biển dài hơn 3.000 km trải dài từ Bắc vào Nam, nghề cá và đi biển đã hình thành và phát triển hàng trăm năm. Mặc dù hiện nay tỉ trọng lao động trong ngành nghề thuyền viên còn tương đối thấp so với các ngành khác, nhưng rõ ràng là chúng ta rất có tiềm năng với ngành nghề này. Ngồi ra, lao động nữ của Việt Nam có nhu cầu đi Đài Loan làm việc hầu hết đều từ các vùng nông thơn, thật thà, chịu thương chịu khó, chu tất việc nhà, chăm sóc gia đình, vì vậy rõ ràng chúng ta rất có ưu thế về ngành nghề chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, với thế mạnh về học vấn và khả năng tiếp

thu cơng nghệ mới (như đã phân tích ở trên), lao động Việt Nam ln chiếm tỉ lệ rất cao so với các quốc gia khác ở ngành nghề công nhân nhà máy, một ngành nghề chắc chắn sẽ luôn tăng trưởng cùng với sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan.

2.2.2.2. Điểm yếu

Xét về vấn đề quản lý chung, cũng như quản lý hoạt động tuyển dụng trong nước còn chưa hiệu quả. Việc quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan vẫn chỉ dựa vào duy nhất Ban quản lý lao động, trực thuộc Văn phịng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Ngồi ra, Việt Nam chưa có một cơ quan quản lý riêng biệt, trực tiếp chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan đó sẽ chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, quản lý hoạt động của người lao động Việt Nam tại Đài Loan. Chính vì thiếu đi một cơ quan quản lý mang tính nịng cốt này, nên hoạt động quản lý của Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là tồn tại nhiều tình trạng lao động bỏ trốn hoặc nhập cư bất hợp pháp,… Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các nhân viên trong các công ty tuyển dụng lao động cũng như các cơ quan hữu quan cũng cịn nhiều hạn chế. Điều đó khiến hoạt động quản lý chung trở nên kém hiệu quả và không chặt chẽ.

Xét về vấn đề người lao động Việt Nam, có thể nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam ln có một điểm yếu cố hữu nằm ở trình độ nguồn nhân lực. Như đã phân tích ở chương 1, chất lượng nguồn lao động là yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp tới nhu cầu lao động xuất khẩu nói riêng và hoạt động xuất khẩu lao động nói chung. Trong khi nhu cầu lao động kỹ thuật cao đang khơng ngừng tăng lên, thì số lượng lao động có tay nghề của Việt Nam lại khơng tăng lên tương ứng. Hiện nay, trong tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 55% đã qua đào tạo nghề, và số lượng lao động có chun mơn, kỹ thuật cao chiếm chưa tới 20% [18].

Thị trường Đài Loan hiện vẫn đang có sự thiếu hụt lớn về lao động phổ thông và phần lớn công việc phân bổ cho lao động xuất khẩu không yêu cầu tay nghề cao, nhưng nhu cầu lao động kỹ thuật cao ở Đài Loan đang tăng dần, thể hiện ở chính sách khuyến khích đặc biệt của Chính phủ Đài Loan đối với chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan nhằm thu hút lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, để cạnh tranh với quốc gia được coi là cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động như Phillipin, thì mức độ tay nghề của lao động Việt Nam hiện nay là chưa đủ. Lao động Việt Nam có lợi thế về khả năng học hỏi, nhưng việc lao động được trang bị kỹ năng và có tay nghề cao là điều tối quan trọng trong một thị trường mà nhu cầu lao động phổ thơng đang có chiều hướng giảm và nhu cầu lao động kỹ thuật cao đang gia tăng dần như Đài Loan. Đặc biệt khi ưu thế về chi phí lao động rẻ của Việt Nam đang mất dần thì chất lượng lao động trở thành yếu tố cốt lõi quyết định tính cạnh tranh của người lao động.

Điểm yếu thứ hai của lao động Việt Nam nằm ở khả năng sử dụng ngoại ngữ. Mặc dù trước khi đi, người lao động cũng phải trang bị cho mình một số vốn ngoại ngữ, nhưng do phần lớn chỉ trải qua một khóa học rất ngắn hạn, nên khả năng giao tiếp tốt là rất khó. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam ngồi tiếng Việt thì chỉ biết một chút ít tiếng Đài Loan, trái lại, lao động đến từ một số quốc gia khác như Phillipines, Thái Lan,…lại có trình độ tiếng Anh khá tốt, điều đó khiến cho lao động Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong giao tiếp và làm việc. Có lao động Việt Nam thừa nhận trong 10 tháng đầu tiên ở Đài Loan, họ khơng thể diễn đạt được ý của mình cho người chủ hiểu. Điều đó hạn chế khơng nhỏ trong cơ hội tìm việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động xuất khẩu của Việt Nam do chủ lao động Đài Loan rất coi trọng những người có khả năng giao tiếp tốt tiếng Đài Loan. Chính vì vậy, bên cạnh yêu cầu về tay nghề thì yêu cầu về ngoại ngữ cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Điểm yếu thứ ba của lao động Việt Nam chính là thái độ làm việc và tuân thủ pháp luật. Tuy người lao động Việt Nam được đánh giá cao về sự cần cù chăm chỉ, nhưng thường có tâm lý so sánh thu nhập giữa các cơng ty và có xu hướng thay đổi cơng việc liên tục, điều đó khơng hề có lợi cho bản thân người lao động vì họ sẽ khơng có đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm và kỹ thuật, và như vậy sẽ rất khó được nhà tuyển dụng đánh giá cao cũng như xem xét gia hạn hợp đồng.

Cá biệt, tại Đài Loan còn tồn tại một số lao động Việt Nam không chấp hành quy định, bao gồm bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp. Đỉnh điểm là vào giai đoạn 2004 – 2005, khi một số thị trường lớn đưa ra quyết định đóng cửa với lao động Việt Nam do có quá nhiều lao động Việt Nam hủy hợp đồng, bỏ trốn; trong đó có thị trường Đài Loan. Rất nhiều lao động Việt Nam khi đó đã đứng trước nguy cơ phải ra hầu tòa do cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Đài Loan thì hiện nay, tại Đài Loan có khoảng 26.000 lao động bất hợp pháp khơng có giấy tờ, trong đó cơng dân Việt Nam khoảng gần 12.000 người (bảng 2.9). Chính vì những lý do kể trên mà mặc dù lao động Việt Nam được đánh giá cao về khả năng học hỏi và thái độ chăm chỉ làm việc, nhưng do có một số lao động khơng chấp hành kỷ luật và tâm lý muốn thay đổi chỗ làm có thu nhập cao, không ổn định lâu dài đã khiến cho chỉ số cạnh tranh chung của lao động Việt Nam tại Đài Loan có xu hướng tụt hạng.

Hiện nay, cả hai bên đã có những động thái nhằm giải quyết tồn tại này, như cam kết giúp đỡ người lao động về nước (bao gồm cả làm thủ tục cấp visa về nước và tiền hỗ trợ cho người lao động về nước).

Ngoài những điểm yếu kể trên, sự hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động cũng là một yếu tô gây cản trở đối với hoạt động này.

Thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam và nhu cầu đăng tuyển lao động được chuyển tới người lao động thông qua một số kênh như đăng tuyển trên báo, trên website của các công ty xuất khẩu lao động, thông qua các phương tiện truyền thông,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 89 - 95)

w