Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 100 - 112)

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

a. Tình trạng bỏ trốn của người lao động

Một vấn đề nổi cộm trong hoạt động xuất khẩu lao động của chúng ta là việc lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp. Mục đích các lao động phá vỡ hợp đồng ra ngồi làm là để có thu nhập cao hơn, cư trú bất hợp pháp để có thể ở lại làm việc lâu hơn.

Với thị trường Đài Loan thì tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều với những lao động làm trong ngành nghề giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân. Vì vấn đề này mà năm 2005, Ủy ban Lao động Đài Loan đã ra quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong hai ngành này. Đây là một tổn thất quá lớn cho chúng ta, vì đây là hai ngành nghề mà số lượng lao động của chúng ta gửi sang chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó nguyên nhân lại do chính một bộ phận người lao động của chúng ta gây ra. Sau thời điểm này, cũng có một lượng nhỏ lao động nữ Việt Nam sang Đài Loan làm công việc của người giúp việc gia đình. Đây là các đơn nhỏ lẻ do nhu cầu của chủ và mối quan hệ của các cơng ty xuất khẩu lao động mà có được. Theo đó, hồ sơ thẩm định ở Bộ lao động hai nước vẫn là công nhân công xưởng, giúp việc công xưởng, nhưng thực tế công việc lại là giúp việc nhà. Số liệu thống kê bảng 2.4 cho thấy, so với trước, kể từ đầu năm 2005, số lượng người lao động làm việc trong lĩnh vực giúp việc và chăm sóc bệnh nhân đã sụt giảm rất nhiều, trong khi các ngành nghề khác vẫn tăng lên hoặc suy giảm không đáng kể. Cho đến nay, tuy phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Việt Nam đã rất tích cực đàm phán để phía Đài Loan đồng ý mở cửa trở lại đối với ngành nghề này nhưng vẫn chưa thành công. Đây

là một bài học nhãn tiền mà hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam phải khẩn trương đề ra biện pháp khắc phục, nếu không sẽ làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu việc làm quốc gia cũng như cơ hội của hàng trăm ngàn người đang có nhu cầu được đi xuất khẩu lao động.

Tuy vậy nhưng sau năm 2005, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao nhất ở Đài Loan. Lúc này không những chỉ là lĩnh vực giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân mà cả lao động của nhiều ngành nghề khác cũng “đua nhau” phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc. Bảng 2.9 thống kê về số lượng lao động đang sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Đài Loan từ 2009 đến 2012 cho thấy, số lượng lao động của Việt Nam luôn chiếm xấp xỉ 50% tổng số lao động đang sống ngoài vịng pháp luật. Chỉ có một chút tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm (từ 51,3% năm 2009 xuống còn 48,1% năm 2010 và khoảng 44% năm 2011, 2012), nhưng con số tuyệt đối, tức là số lượng lao động bỏ trốn thực tế thì vẫn tăng (từ 10.715 lao động năm 2009 tăng lên 11.617 lao động năm 2012). Đặc biệt, khi xem xét tỉ lệ bỏ trốn/có mặt thì Việt Nam bỏ xa các quốc gia cịn lại, ln ở mức xấp xỉ 15%, trong khi đứng thứ hai là Indonesia chỉ khoảng 7%, còn Thái Lan và Philippin chỉ khoảng 2-3%. Vấn đề bỏ trốn của người lao động về lâu dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc tạm thời đóng cửa thị trường, đó chính là sự ảnh hưởng đến thương hiệu lao động của Việt Nam trong cái nhìn của các quốc gia khác. Đây là biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp, một trong những yếu tố mà các quốc gia phát triển rất coi trọng. Khi đó, liệu những nỗ lực đàm phán của Chính phủ; những cố gắng tìm kiếm hợp đồng của các doanh nghiệp; và cơng sức của những người lao động làm việc nghiêm túc có thể bù lại được những ấn tượng xấu mà bạn bè quốc tế đang có với phần đơng lao động Việt Nam? Đây là một câu hỏi nhức nhối đòi hỏi tất cả những bên liên quan phải cố gắng trả lời và đưa ra được biện pháp giải quyết.

Bảng 2.9: Thống kê về số lao động đang sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Đài Loan

Năm Chi tiết

2009 Hiện đang trốn Tỉ lệ bỏ trốn/có mặt 2010 Hiện đang trốn Tỉ lệ bỏ trốn/có mặt 2011 Hiện đang trốn Tỉ lệ bỏ trốn/có mặt 2012 Hiện đang trốn Tỉ lệ bỏ trốn/có mặt

b. Hiện tượng lừa đảo của các công ty môi giới lao động trong nước

Một tình trạng đáng báo động là hiện tượng nhiều cơng ty xuất khẩu lao động có hành vi lừa đảo người lao động. Theo số liệu của công an Thành phố Hà Nội, chỉ riêng khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến giữa 2007, tại Hà Nội có hơn 2.000 nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động đi Đài Loan và Hàn Quốc, tổng số tiền chiếm đoạt là hơn 52 tỷ đồng, còn theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2007 tới hết tháng 6/2010, các Tòa án đã xét xử 111 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới xuất khẩu lao động với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng của trên 5.400 nạn nhân [36].

Về thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động rất đa dạng. Các thủ đoạn phổ biến trong lĩnh vực này thường thể hiện dưới dạng: làm giả hồ sơ, hợp đồng lao động đi làm việc tại nước ngồi có dấu giả và chữ ký của lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Trung tâm Lao động ngồi nước để tạo lịng tin nơi người lao động. Bên cạnh việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp khơng có chức năng xuất khẩu lao động cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự cởi mở trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, đã lập nên những “trung tâm” hoặc “công ty cung ứng lao động”, mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân cũng như nhu cầu xuất khẩu lao động ngày một tăng, những kẻ lừa đảo đã chọn vị trí ngay gần các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động để hoạt động. Ngoài ra, chúng cịn thơng qua các

trung tâm đào tạo nghề, thành lập các doanh nghiệp ở vị trí lẩn khuất, giả danh cán bộ đi tuyển sinh... để lừa đảo. Hệ quả là nhiều lao động mất tiền oan, những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc bị ảnh hưởng uy tín, địa phương mất lịng tin vào một kênh xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2007 đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp; trong đó phạt tiền 86 lượt doanh nghiệp, tạm đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động 6 tháng đối với 2 doanh nghiệp, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đối với 8 doanh nghiệp, phạt cảnh cáo đối với 85 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã quyết định thu hồi giấy phép của 41 doanh nghiệp do hoạt động khơng có hiệu quả, hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động xuất khẩu lao động [3].

c. Một số tồn tại khác

Thứ nhất phải kể đến những bất cập trong hoạt động cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động. Theo một điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 100% số lao động khi có nguyện vọng đi xuất khẩu đều phải vay vốn, có thể ít hay nhiều, hoặc của người thân gia đình, bạn bè, hoặc của ngân hàng. Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay với đối tượng đi xuất khẩu lao động. Theo đó, đối tượng chính sách được vay tại Ngân hàng Chính sách, các đối tượng cịn lại vay tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cung ứng vốn. Đại diện các ngân hàng cho rằng tỉ lệ nợ xấu, quá hạn tăng cao khiến các ngân hàng lo ngại. Năm 2010, một số tỉnh có số người xuất khẩu lao động vay nợ quá hạn cao từ 10 đến 15%. Lý do chủ yếu là do lao động phải về nước trước thời hạn (50%) hoặc không chịu trả nợ (20%). Các thị trường có tỉ lệ nợ xấu lớn là Malaysia (29%),

Đài Loan (7,4%), Hàn Quốc (6,45%),… Đại diện phía ngân hàng, phó tổng giám đốc Agribank, cho biết hiện chưa có quy chế quản lý thu nhập của người lao động đã vay vốn nên việc thu hồi khoản cho vay khi đến hạn vơ cùng khó khăn. Việc chỉ một số đối tượng ưu tiên mới được vay khơng thế chấp đồng nghĩa với những đối tượng có mức sống cao hơn chuẩn nghèo rất khó có điều kiện vay, đặc biệt là những thị trường yêu cầu chi phí cao [4].

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành, nguồn vốn để cho vay còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, thủ tục vẫn quá phức tạp. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, do chính sách cho vay của nhiều ngân hàng hiện nay rất ngặt nghèo, ràng buộc hơn nên họ không thể phát triển thị trường ở những địa bàn “khó tính” dù người lao động mặn mà. Ngược lại, có những địa phương rất thơng thống trong chính sách cho vay vốn nhưng người lao động lại tỏ ra thờ ơ nên các doanh nghiệp chân chính hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển lao động.

Thứ hai, đó là những hạn chế trong việc giải quyết việc làm cho người lao động sau xuất khẩu. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về địa phương cho thấy lực lượng lao động này rất khó tìm việc. Mỗi năm có hàng chục nghìn người đi xuất khẩu lao động, góp phần khơng nhỏ trong việc giảm tải áp lực về công ăn việc làm trong nước, nhưng sau khi họ trở về địa phương thì việc tái hịa nhập vào thị trường lao động hết sức khó khăn. Các tổ chức xuất khẩu lao động và các cơ quan có thẩm quyền khơng có những biện pháp ứng phó kịp thời trước những tác động khơng thể lường trước do khủng hoảng, do công ty sử dụng lao động bị phá sản,… vì vậy người lao động phải kết thúc hợp đồng trước thời gian đã ký kết.

Việc giải quyết đền bù và hỗ trợ cho những lao động này khi họ trở về nước chưa được thỏa đáng.

Hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang tồn tại nghịch lý: trong khi các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề thì có một bộ phận khơng nhỏ lao động đi xuất khẩu lao động trở về nước có kỹ năng và tay nghề cao phải quay về làm nơng nghiệp vì họ khơng tìm được việc làm mới. Một cán bộ cấp cao của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa nhận, cơ quan quản lý hiện nay chưa có một thống kê cụ thể về số lượng lao động về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng, công tác hậu xuất khẩu lao động chưa được quan tâm. Có thể nói, việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi xuất khẩu lao động vẫn chưa có một chiến lược lâu dài, cụ thể và hiệu quả.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan đầu tiên có thể kể đến là do xuất phát điểm của xã hội chúng ta rất thấp, nên khả năng và nhận thức của một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nơng thơn, vẫn cịn nhiều hạn chế. Điều đó bao gồm cả tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật, tư duy “tiểu nơng”, chỉ tính cái lợi trước mắt của bản thân mà không suy xét tồn cục. Khơng những chỉ những người lao động mà cả những doanh nghiệp làm công tác đưa lao động đi cũng bị mắc phải những lỗi có tính chất tương tự như vậy. Điều đó thể hiện ở tình trạng quy trình làm việc thiếu chuyên nghiệp, quản lý lao động lỏng lẻo, đào tạo thiếu bài bản, và cả tình trạng lập cơng ty để lừa đảo người lao động.

Nguyên nhân khách quan thứ hai là do hồn cảnh kinh tế q khó khăn, nên nhiều lao động “túng quá hóa liều”, họ đã vay mượn hàng trăm triệu đồng để được đi xuất khẩu lao động, thường bằng cách thế chấp nhà ở nên họ bất chấp tất

cả để kiếm tiền trả nợ và thực hiện mong ước đổi đời, kể cả bằng những cách phi pháp như vi phạm hợp đồng, trốn ra ngồi làm. Tình trạng này không phải là cá biệt mà phổ biến ở nhiều người, nhiều địa phương, nên kể cả hành vi trốn ra ngoài làm của lao động Việt Nam cũng rất có tổ chức, vì người trước kéo người sau, hướng dẫn đường đi nước bước để lách luật, sống trốn tránh cảnh sát và làm việc cho những chủ sử dụng lao động khơng chính thống.

Ngun nhân khách quan thứ ba đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Qua hơn 20 năm đổi mới, mở cửa đất nước, phát triển kinh tế theo hướng thị trường, không thể phủ nhận những thành quả do hướng đi này đem lại, đất nước ta đã có bộ mặt thay đổi từng ngày, đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt. Nhưng mặt trái của nó chúng ta cũng khơng thể thờ ơ. Nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đều thuộc hàng cao nhất khu vực và thế giới, sự phát triển quá nóng đó dưới con mắt của những nhà kinh tế học và cả xã hội học đều mang lại những kết quả khơng mang tính bền vững. Bằng chứng là chúng ta đang phải đối mặt phải tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay đang có xu hướng quá coi trọng vật chất, các giá trị truyền thống đang dần mai một, và thậm chí một bộ phận người dân đang có dấu hiệu băng hoại đạo đức, sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được tiền bạc, kể cả việc vi phạm pháp luật họ cũng không ngần ngại.

Nguyên nhân khách quan cuối cùng là do tình trạng hoạt động sản xuất của các nhà máy, cơng xưởng tại Đài Loan đình trệ, dẫn đến công việc của người lao động thất thường, thu nhập không ổn định, khiến cho lao động bỏ trốn ra ngồi tìm kiếm cơng việc bên ngồi thu nhập cao hơn.

b. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan thứ nhất, mà cũng là ngun nhân lớn nhất, đó chính là nguyên nhân về mặt pháp luật, có thể chỉ ra các điểm như sau:

- Hành lang pháp lý về xuất khẩu lao động của chúng ta vẫn còn rất thiếu và lỏng lẻo, các bộ luật nhanh chóng bị lạc hậu, khơng theo kịp với sự pháp triển của hoạt động xuất khẩu lao động.

- Thiếu các chế tài xử lý mạnh tay, cộng thêm công tác quản lý, thanh kiểm tra chưa sâu sát, thường xuyên liên tục nên hiện tượng bỏ trốn của người lao động và hiện tượng lừa đảo của một số công ty xuất khẩu lao động vẫn ngang nhiên diễn ra.

- Công tác xét xử các vụ vi phạm vẫn chưa thực sự nghiêm minh, số lượng doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị xử lý và rút giấy phép cịn q ít so với thực tế.

Nguyên nhân chủ quan thứ hai là các vấn đề về chính sách:

- Chính sách hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi để người lao động xuất cảnh tuy về mặt chủ trương rất tốt nhưng quá trình thực hiện thì cịn nhiều bất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 100 - 112)

w