Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 76 - 89)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

2.2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan

VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN

2.2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang ĐàiLoan Loan

Như đã phân tích trong phần 1.2.3.2 (trang 39), quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam - Đài Loan được bắt đầu từ tháng 5 năm 1999, đặc biệt từ năm 2000, sau khi ký kết thoả thuận hợp tác lao động giữa hai văn phòng đại diện Việt Nam và Đài Loan, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan mới tăng lên một cách mạnh mẽ. Bảng 2.1 thể hiện lượng lao động Việt Nam đưa sang thị trường Đài Loan từ năm 2000 đến tháng 5 năm 2013:

Bảng 2.1: Lao động Việt Nam đưa sang Đài Loan qua các năm

Năm

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Bảng 2.1 cho thấy lượng lao động đưa đi Đài Loan trong năm 2006 so với 2005 suy giảm rất nhiều, chủ yếu là do việc đóng cửa thị trường lao động

giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh, một thị trường mà từ trước 2005 luôn là thế mạnh của lao động Việt Nam gửi sang Đài Loan.

Sau đó, lượng lao động này phần nào được khôi phục trong năm 2007 – 2008 (tăng lên 23.640 và 31.631 lao động), tuy nhiên lại giảm trong năm 2009 (21.677) do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ năm 2010 đến nay, tín hiệu thị trường bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc do sự phục hồi kinh tế, điều đó thể hiện qua lượng lao động được gửi đi lại tiếp tục tăng mạnh, tăng hơn 17.000 lao động (tăng từ 21.677 lao động lên đến 38.796) trong 2 năm từ 2009 đến 2011.

Năm 2012, thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới mang tên “khủng hoảng việc làm”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến gửi đi 90.000 lao động đối với tất cả các thị trường trong năm này nhưng đến cuối năm chỉ đạt được xấp xỉ 80.000, và thị trường Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng chung, số lượng lao động giảm đáng kể so với năm 2011 (giảm khoảng 8.000 người, từ 38.796 xuống còn 30.533). Cho đến nửa đầu năm 2013, Việt Nam mới gửi đi được 15.106 lao động sang Đài Loan, bằng một nửa so với năm 2012. Nếu từ đây đến cuối năm khơng có sự tăng trưởng đột biến thì số lao động gửi đi năm nay dự báo cũng sẽ chỉ xấp xỉ như năm trước.

Tuy số lượng lao động hàng năm của Việt Nam gửi sang Đài Loan có sự biến động như đã phân tích, nhưng so với mặt bằng chung của thị trường thì tỉ lệ lao động Việt Nam so với tổng số lao động nước ngoài ở Đài Loan vẫn được duy trì ở mức tương đối ổn định. Điều này cho thấy, xét trên khía cạnh khách quan thì sự biến động ảnh hưởng đến khơng chỉ riêng Việt Nam mà còn cả các quốc gia gửi lao động khác. Nhưng quan trọng hơn, trên khía cạnh chủ quan thì đã minh chứng rất rõ nét nỗ lực của phía Việt Nam trong việc giữ vững thị

trường, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm như năm 2005 – đóng cửa thị trường giúp việc gia đình – và 2009 – khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Sau động thái đóng cửa thị trường từ phía Đài Loan năm 2005, Việt Nam đã nhanh chóng có phương án thay thế lĩnh vực xuất khẩu chủ lực, chuyển từ ngành nghề giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh sang cơng nhân nhà máy (bảng 2.3), nên giúp cho tỉ lệ lao động Việt Nam vẫn giữ vững ở mức trên 20% (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tỉ lệ lao động Việt Nam tại thị trường Đài Loan (Đơn vị: người)

Qua bảng 2.2 có thể thấy tỷ lệ lao động Việt Nam trên tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan tương đối ổn định qua các năm, tuy có sự biến động nhưng khơng lớn, hầu hết vẫn duy trì ở mức 21 – 23%. Hai năm có tỉ lệ thấp nhất là 2008 và 2009 (khoảng 21%), đây là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Đài Loan, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, phải sa thải công nhân, đồng thời tỉ lệ thất nghiệp tăng

cao nên Ủy ban lao động Đài Loan chủ trương cắt giảm bớt lao động nước ngoài để tạo việc làm cho lao động trong nước; trong 2 năm từ 2007 đến 2009 số lượng lao động nước ngoài đã giảm 35.471 người (từ 362.782 xuống cịn 327.311 lao động). Đến nay, kinh tế thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng đã hồi phục nên tỉ lệ lao động Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại, năm 2012 đã đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (đạt 23,56%).

Lao động Việt Nam sang Đài Loan trước đây chủ yếu tập trung vào ngành nghề giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh, nhưng kể từ năm 2005, nước bạn có chính sách đóng cửa hai ngành nghề này đối với lao động Việt Nam thì lao động của chúng ta có xu hướng chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu. Bảng 2.3 cho thấy hai xu hướng trái ngược của hai ngành nghề này, với lĩnh vực giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh thì con số đi xuống thấy rõ, đặc biệt là năm 2006, sau khi quyết định đóng cửa thị trường có hiệu lực thì lượng lao động Việt Nam đưa sang đang từ hàng chục nghìn giảm xuống chỉ cịn hơn một nghìn. Đây là các đơn nhỏ lẻ do nhu cầu của chủ và mối quan hệ của các cơng ty xuất khẩu lao động mà có được. Theo đó, hồ sơ thẩm định ở cơ quan lao động 2 nước vẫn là công nhân công xưởng, giúp việc công xưởng, nhưng thực tế công việc lại là giúp việc nhà. Về phía người dân Đài Loan thì mặc dù quy định của chính quyền là khơng tiếp nhận lao động Việt Nam làm giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh nhưng nhiều gia đình vẫn rất ưa chuộng lao động Việt Nam, họ đã nhờ đến các công ty môi giới dùng cách đó để “lách luật”. Vì vậy trong các năm sau 2006, lượng lao động sang làm công việc này vẫn tiếp tục tăng, đến 2012 đã đạt hơn 9000 lao động, mặc dù khơng thể có được quy mơ lớn như trước nhưng đây cũng là một cơ hội cho lao động của Việt Nam, đặc biệt là nữ lao động ở các vùng

nông thôn. Hi vọng rằng với thực tế như vậy, cộng với sự tích cực đàm phán từ phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phía Đài Loan sẽ sớm mở cửa trở lại với thị trường này.

Trong khi đó, lĩnh vực cơng nhân nhà máy lại có xu hướng hồn tồn trái ngược, số lượng lao động tăng đều đặn qua các năm, (duy chỉ có năm 2009 nhiều nhà máy đóng cửa nên con số giảm xuống theo chiều hướng chung) còn các năm khác đều cho thấy sự gia tăng với tốc độ mạnh mẽ của lao động Việt Nam trong ngành nghề này: từ con số rất khiêm tốn năm 2007 là chỉ khoảng 4.000 lao động, đến 2011 đã tăng lên hơn 27.000. Nếu tiếp tục giữ vững được tốc độ tăng trưởng này, đồng thời lĩnh vực giúp việc gia đình mở cửa trở lại, thì Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh vị trí dẫn đầu của Indonesia hiện nay.

Các ngành nghề còn lại như thuyền viên, vận tải biển hay xây dựng có số lượng lao động tương đối ít, và sự thay đổi cũng không thực sự rõ nét. Đây vẫn là các thị trường nhiều tiềm năng để lao động Việt Nam tiếp cận và chiếm lĩnh trong tương lai.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động Việt Nam đưa sang Đài Loan theo ngành nghề Đơn vị: Người Ngành nghề Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Cục quản lý lao động ngồi nước

Xét trên khía cạnh phân bổ theo vị trí địa lý thì lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan chủ yếu tập trung tại huyện Đài Bắc (14,03%), Đào Viên (19%), Đài Trung (10,15%), Chương Hóa (10,54%) thuộc tỉnh Đài Loan và rải rác ở các thành phố, tỉnh thành khác. Tại các đô thị lớn như thành phố Đài Bắc hay Cao Hùng, lượng lao động Việt Nam cịn tương đối ít (lần lượt là 6,52% và 2.77%), điều này phần nào thể hiện lao động Việt Nam sang Đài Loan chủ yếu vẫn làm các công việc giản đơn ở nông thôn hoặc các thành phố nhỏ, còn thị trường lao động chất lượng cao ở các thành phố lớn vẫn còn đang bỏ ngỏ (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Lao động Việt Nam tại Đài Loan phân theo khu vực (2012)

Đơn vị: người

Khu vực

Tỉnh Phúc Kiến

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngồi nước

Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng về việc tăng số lượng lao động và giữ vững thị phần, thì một tình trạng nhức nhối vẫn đang tồn tại và thậm chí có xu hướng gia tăng trong cộng đồng người lao động Việt Nam ở Đài Loan, đó là tình trạng bỏ trốn doanh nghiệp ra ngồi làm tự do, tự ý phá bỏ hợp đồng hoặc những trường hợp đã hết hạn visa nhưng vẫn cố tình ở lại, sống trong cảnh trốn tránh pháp luật.

Hình 2.1 minh họa con đường về nước của lao động xuất khẩu. Theo đó trong 5 con đường: (1) tiếp tục ở lại khi visa hết hạn, (2) về nước khi hết hợp đồng, (3) bị trả về nước trước thời hạn, (4) tự ý trở về, và (5) phá vỡ hợp đồng thì chỉ có cách số (2) là bình thường, hợp pháp. Nhưng đáng tiếc là rất nhiều lao động của Việt Nam lại không chọn con đường này mà họ lại chọn cách số

(1) và số (5), tức là bằng mọi giá tìm cách được ra ngồi làm việc. Mặc dù trước khi đi, các cơng ty xuất khẩu lao động đã có giải thích về hậu quả của việc bỏ trốn, tự ý phá hợp đồng; yêu cầu kí cam kết; thậm chí bắt đặt cọc một khoản tiền nhất định. Nhưng có một thực tế là một số đối tượng lao động đã xác định sẵn, chỉ cần được nhập cảnh hợp pháp vào Đài Loan họ sẽ lập tức trốn ngay tại sân bay; thường những lao động này đã có sẵn người thân và bạn bè đang sống ngồi vịng pháp luật ở Đài Loan, họ hành động theo sự rủ rê nhằm

kiếm tiền bằng mọi giá. Một số đối tượng lao động khác tự ý phá vỡ hợp đồng bỏ trốn thì có thể khơng có ý định từ đầu mà thường do bị chủ lao động đối xử không tốt, hoặc so sánh thấy thu nhập của mình thấp hơn nhiều so với những người làm bên ngoài nên cũng nảy sinh ý định. Kết thúc của đa số các trường hợp này đều là bị cảnh sát địa phương bắt giữ và trục xuất về nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số lao động trốn được, chấp nhận cuộc sống ngồi vịng pháp luật để kiếm tiền và họ sẽ tiếp tục rủ rê hoặc là cái mốc để các lao động chính quy so sánh thu nhập; mọi việc lại cứ thế quay vịng. Tình trạng này đã tồn tại từ rất lâu và hiện nay chính quyền cả hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam, vẫn chưa tìm ra biện pháp giải quyết triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói riêng và hình ảnh của con người Việt Nam nói chung. Một kịch bản xấu nhất đã được dự đốn là phía Đài Loan sẽ đóng cửa hồn tồn đối với tất cả lao động Việt Nam nếu tình trạng bỏ trốn và tự ý phá vỡ hợp đồng của lao động Việt Nam khơng có dấu hiệu giảm xuống.

Hình 2.1: Con đường về nước của lao động xuất khẩu

Theo số liệu của Cục Cảnh sát Đài Loan, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng rất cao, chỉ kém Indonesia một chút và cao hơn rất nhiều so với các quốc gia còn lại. Đồng thời, trong số các lao động bỏ trốn ra ngoài đã bị chính quyền bắt trở lại và tiến hành làm thủ tục trục xuất về nước thì tỉ lệ của Việt Nam là cao nhất, thường chiếm khoảng một nửa trên tổng số. Bảng 2.5 cung cấp số liệu về thực trạng đáng báo động này của lao động Việt Nam.

Bảng 2.5: Thống kê lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan

Đơn vị: người

Năm Chi tiết

2009 Bỏ trốn mới Trục xuất 2010 Bỏ trốn mới Trục xuất 2011 Bỏ trốn mới Trục xuất 2012 Bỏ trốn mới Trục xuất

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Bảng 2.5 cho thấy, cùng với Indonesia thì tỉ lệ bỏ trốn mới và trục xuất của lao động Việt Nam là cao nhất và cao gấp nhiều lần so với các nước khác. Trong các năm từ 2009 đến 2012, tỉ lệ bỏ trốn mới của Việt Nam mỗi năm đều có sự thay đổi, thường duy trì ở mức 36 – 40%, cá biệt năm 2011 thì tỉ lệ này lên đến hơn 48%, tức là chiếm gần một nửa trong tổng số tất cả lao động nước ngồi bỏ trốn ra ngồi ở Đài Loan. Nhìn vào những con số này, dù phần lớn lao động Việt Nam làm việc nghiêm túc, được đánh giá cao và chủ sử dụng yêu mến thì hình ảnh lao động Việt Nam nói chung dưới con mắt chính quyền Đài Loan cũng sẽ không mấy tốt đẹp. Bởi những lao động đang trốn tránh không những thể hiện thái độ coi thường pháp luật, mà cịn có thể gây nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh cộng đồng, mỹ quan đô thị (trộm cắp, dựng nhà tạm bợ, ngủ

ở công viên, bến xe,…). Điều này không những sẽ khiến bản thân những lao động đang trốn tránh có nguy cơ bị trục xuất vĩnh viễn, khơng bao giờ có cơ hội quay lại Đài Loan làm việc; mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan. Một trong những biện pháp cứng rắn của Đài Loan đã từng thực hiện là đóng cửa đối với thị trường lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh năm 2005, đến nay vẫn chưa mở cửa trở lại. Động thái này đã làm mất cơ hội được đi xuất khẩu lao động của hàng trăm ngàn phụ nữ nơng thơn, họ vốn có q ít kỹ năng và kiến thức để có thể tìm được những cơng việc khác ở nước bạn. Trong tương lai, nếu phía Việt Nam khơng tìm ra biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng lao động bỏ trốn ra ngồi, thì khó có thể nói trước Đài Loan sẽ đưa ra quyết định bất lợi nào cho lao động Việt Nam.

Xét về số lượng lao động bị trục xuất về nước thì Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu, qua các năm từ 2009 đến 2012 thường xuyên có tỉ lệ xấp xỉ 50%. Khi so sánh các con số này với Indonesia, có thể thấy rằng tuy tỉ lệ lao động bỏ

trốn mới của Indonesia luôn cao hơn Việt Nam nhưng tỉ lệ lao động bị trục xuất của Indonesia lại thấp hơn Việt Nam tương đối nhiều (tỉ lệ trục xuất của Indonesia chỉ trên dưới 30%). Điều này thể hiện việc bỏ trốn ra ngồi làm việc của lao động Indonesia có tổ chức hơn hẳn so với lao động Việt Nam, nên họ giúp nhau che giấu, trốn tránh tốt hơn, số lao động bị bắt trở lại ít hơn. Điều này sẽ khiến chính quyền Việt Nam dễ tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng bỏ trốn của lao động hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 76 - 89)

w