Giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 131 - 150)

3.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

3.2.2. Giải pháp và kiến nghị

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm

a. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải nhận thức sâu sắc và toàn diện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xuất khẩu lao động đã được ghi rõ trong các Văn kiện của Đảng; thấy rõ được vai trò to lớn của xuất khẩu lao động trên cả hai mặt kinh tế và xã hội; nắm chắc nội dung hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động là: kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, kết hợp hài hịa giữa lợi ích nhà nước với lợi ích người đi xuất khẩu lao động, kết hợp hài hịa giữa lợi ích người đi xuất khẩu lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ sở đào tạo, phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động; trên cơ sở đó để hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách và phân tích chính sách về xuất khẩu lao động của đất nước trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thị trường lao động của Đài Loan nói riêng và thị trường lao động quốc tế nói chung.

b. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tổ chức hoạt động dịch vụ của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân nhằm mục đích kiếm lời trong việc giải quyết việc làm ngồi nước cho người lao động. Thơng qua hoạt động dịch vụ của mình, doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và thu được lợi nhuận càng cao khi số lượng lao động đưa đi càng lớn.

Doanh nghiệp phải thấy được vai trò to lớn của mình trong việc tiên phong khai phá thị trường mới – “miền đất hứa”, có khơng ít tiềm năng nhưng cũng hàm chứa khơng ít thách thức. Do vậy, một mặt, doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình theo quy định của pháp luật, chủ động tiếp cận thị trường mới, tìm hiểu, đánh giá nhu cầu và khai thác thị trường; mặt khác, thơng qua hợp đồng của mình, phát hiện, bổ sung vào hệ thống chính sách, luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động.

Điều quan trọng nữa góp phần to lớn trong việc thành – bại của doanh nghiệp là chữ “tín”. Để thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm túc, chuyên nghiệp, có một bộ máy nhân sự có chun mơn, nghiệp vụ và đặc biệt là phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu văn hóa kinh doanh của nước đối tác để tránh mọi hiểu nhầm khơng đáng có, từ đó suy giảm uy tín, mất lịng tin nơi khách hàng.

Thêm nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có mối quan hệ tốt, thường xuyên với các cơ sở đào tạo nghề uy tín trong nước, có quy trình xét duyệt cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng lao động để về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cơ cấu ngành nghề và thời gian khi có được những đơn hàng từ phía đối tác.

Các doanh nghiệp cũng nên thành lập Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu lao động để có thể khắc phục cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hiệp hội có thể thành lập quỹ tài chính chung và chia sẻ thơng tin cho nhau và liên thông trong đào tạo lao động.

c. Đối với các gia đình và bản thân người lao động đi xuất khẩu lao động

Gia đình và người lao động vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của xuất khẩu lao động. Các hành vi của người lao động và gia đình ảnh hưởng trực

tiếp tới hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, gia đình và người lao động phải nhận thức rõ những lợi ích to lớn do xuất khẩu lao động mang lại, khơng chỉ là với bản thân mà cịn với tồn xã hội để có thái độ và hành vi đúng đắn trong khn khổ pháp luật.

Nếu như gia đình và người lao động chỉ chăm chăm vì mục đích kiếm tiền, làm giàu cho gia đình mà quên đi mục tiêu phát triển xã hội thì hiệu quả của xuất khẩu lao động sẽ thấp. Đơn cử như việc tự động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp ở nước sở tại, khiến cho Chính phủ nước tiếp nhận lao động phải đóng cửa thị trường lao động và trục xuất lao động bất hợp pháp về nước, làm mất cơ hội có việc làm hợp pháp ở nước đó cho chính họ và những người lao động khác, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như thương hiệu lao động Việt Nam trong con mắt những nhà nhập khẩu tiềm năng. Ngược lại, với những nhận thức đầy đủ và đúng đắn, cá nhân người lao động sẽ không ngừng học tập để nâng cao trình độ tay nghề, khả năng ngoại ngữ, tích cực rèn luyện tác phong lao động cơng nghiệp, chấp hành tốt nội quy và pháp luật của nước lao động sở tại, từ đó năng suất lao động sẽ tăng thêm, có thêm thiện cảm của người chủ lao động, uy tín của người lao động Việt Nam sẽ được nâng cao. Với những điều đó, khả năng mở rộng thị trường và thị phần là to lớn, tạo cơ hội cho nhiều người lao động Việt Nam khác đi làm việc tại nước ngoài.

d. Đối với các tổ chức xã hội

Bên cạnh doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gia đình và bản thân người lao động thì các tổ chức xã hội cũng có một vai trị to lớn trong việc động viên và giám sát hoạt động xuất khẩu lao động. Khi các tổ chức xã hội nhận thức rõ hiệu quả kinh tế - xã hội từ xuất khẩu lao động, họ sẽ tích cực vận động, tun truyền, góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu lao động lành mạnh, hiệu quả hơn.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

a. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế và chính sách về hoạt động xuất khẩu lao động

Trong thời gian tới, Nhà nước cần bổ sung và sửa đổi các cơ chế, chính sách cịn thiếu và chưa phù hợp, như: chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động tham gia xuất khẩu; chính sách việc làm hậu xuất khẩu lao động;….

Đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu lao động theo hướng phát huy tích cực, sáng tạo và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, cũng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho xuất khẩu lao động bao gồm: nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp, tín dụng, nguồn vốn của nhân dân và nguồn vốn nước ngồi.

b. Đổi mới và tăng cường cơng tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan

Quy hoạch lại mạng lưới doanh nghiệp có giấy phép đưa lao động sang thị trường Đài Loan, giữ lại và đầu tư cho các doanh nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả về vốn, cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp; xây dựng một số doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh cao, để tạo uy tín với người dân và có thể cạnh tranh giành thị phần với các đối thủ trong khu vực. Đồng thời, thu hồi giấy phép của những đơn vị hoạt động không có hiệu quả trong thời gian dài, gây thiệt hại cho người lao động.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Nhà nước về xuất khẩu lao động. Công tác thanh kiểm tra phải tiến hành thường xuyên kịp thời nhưng phải đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm những doanh nghiệp có hành vi vi phạm để từ đó tiến hành tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật. Nhanh chóng nắm bắt các kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương để kịp thời nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế của công tác quản lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xuất khẩu lao động là tiền đề để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động.

Triển khai có hiệu quả mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các cấp chính quyền, đồn thể ở địa phương trong cơng tác xuất khẩu lao động nhằm giảm phiền hà và tốn kém cho người lao động. Thông qua mơ hình liên kết, doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyển lao động, doanh nghiệp cơng khai minh bạch với chính quyền địa phương và người lao động về các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các khoản đóng góp của người lao động. qua đó giúp người lao động giảm được các chi phí khơng cần thiết, tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính và vốn vay trang trải cho những chi phí ban đầu tại các ngân hàng địa phương.

Tăng cường công tác quản lý lao động trong thời gian làm việc ở Đài Loan. Cần xử lý kiên quyết những trường hợp lao động vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường cho doanh nghiệp theo các điều khoản của hợp đồng đã ký. Đồng thời, Nhà nước phải mạnh tay xử lý nghiêm những doanh nghiệp để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xuất khẩu lao động.

c. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường

Như đã đề cập ở trên, một trong những nhược điểm dễ nhận thấy ở lao động Việt Nam là lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, đặc biệt là lao động nghề, hầu hết chỉ là lao động phổ thông. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trình độ chun mơn, tay nghề của người lao động hiện nay ở mức thấp; ý thức, tác phong, thái độ làm việc, chấp hành pháp luật của người lao động cịn chưa cao. Hiện nay mới chỉ có 26% lao động đã qua đào tạo, còn 74% lao động chưa qua đào tạo và hầu hết họ đều đến từ nông thôn, khu vực kém phát triển [18]. Vì vậy, đào tạo và đặc biệt là đào tạo nghề là biện pháp đầu tiên cần phải làm để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của nước ta. Để làm được điều đó, cần thực hiện những điểm sau:

- Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: Nhà nước cần xây dựng và ban hành chuẩn cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề cũng như danh mục chuẩn thiết bị dạy nghề. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường để đầu tư hợp lý và có hiệu quả, đồng thời thường xuyên cập nhật các công nghệ mới để theo kịp với sự phát triển của một nền kinh tế - khoa học – kỹ thuật tiên tiến như Đài Loan.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức, giáo viên dạy nghề phải đạt ba tiêu chuẩn: chuẩn về trình độ đào tạo, chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, các cơ sở dạy nghề cần đổi mới phương pháp đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng giáo viên hoặc đưa giáo viên đi đào tạo ở nước ngồi, nhất là các nước có kinh nghiệm trong đào tạo lao động xuất khẩu.

- Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề: nội dung chương trình dạy nghề phải được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, phù hợp với

những thay đổi của cơng nghệ. Bên cạnh đó, chương trình được sử dụng để giảng dạy cần kết hợp giữ kỹ năng cốt lõi theo chương trình khung dạy nghề và nhu cầu của thị trường Đài Loan, đồng thời gia tăng thời lượng thực hành cho học viên. Mặc khác, cần khuyến khích các cơ sở dạy nghề lựa chọn và nghiên cứu tổ chức đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước, đặc biệt là của Đài Loan.

- Tăng cường quản lý chất lượng dạy nghề: các cơ quan chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề, triển khai áp dụng hệ thống đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia, hình thành trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia

ở các vùng kinh tế.

- Tăng nguồn lực đầu tư cho dạy nghề: huy động mọi nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, đồng thời tăng cường huy động nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề: vay vốn, miễn giảm thuế, cho thuê đất với giá ưu đãi,…. Đồng thời, các cơ sở dạy nghề phải chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp và thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phát triển hoạt động dạy nghề.

- Hội nhập quốc tế về dạy nghề: xúc tiến mở rộng việc công nhận văn bằng, chứng chỉ nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề với các nước nói chung và Đài Loan nói riêng. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam cần tích cực tham gia Hội thi tay nghề ASEAN và thế giới, các hoạt động về dạy nghề của các tổ chức thế giới. Ngồi ra, cần khuyến khích các cơ sở dạy nghề liên doanh, liên kết đào tạo với các trường đào tạo nghề tiên tiến nước ngồi, khuyến khích giáo viên nước ngồi vào dạy nghề ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các

nhà đầu tư, các cơ sở dạy nghề có uy tín trên thế giới mở cơ sở dạy nghề quốc tế tại Việt Nam.

- Khuyến khích lao động tham gia đào tạo nghề ở cả ba cấp độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và liên thơng giữa các trình độ. Phân chia đào tạo nghề thành nhiều cấp độ như vậy để người lao động có thể chọn được cấp độ phù hợp với điều kiện thời gian và kinh phí của bản thân. Sau một thời gian làm việc, tích lũy thêm được tiền bạc, họ có thể tham gia học tập ở cấp độ cao hơn.

Song song với việc đào tạo nghề cần phải tăng cường bồi dưỡng tiếng Hoa cho người lao động, vì tất cả các doanh nghiệp Đài Loan đều yêu cầu ngoại ngữ ở mức giao tiếp. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với lao động Việt Nam vì khả năng tiếp thu ngoại ngữ của phần lớn lao động là kém. Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của lao động xuất khẩu trong sinh hoạt cũng như cơng việc. Thơng qua ngoại ngữ có thể giúp người lao động hiểu sâu hơn về văn hóa, phong tục tập quán, phong cách giao tiếp, tác phong làm việc của đồng nghiệp, của lãnh đạo doanh nghiệp, từ đó giúp người lao động tự tin hơn và làm việc hiệu quả hơn.

d. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài

Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài thời gian qua là một trong những khâu yếu nhất trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới, cần thiết phải xây dựng một mơ hình quản lý phù hợp với thị trường lao động ngoài nước với các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 131 - 150)

w