Tổng quan về Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 36 - 41)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

1.2.1. Tổng quan về Đài Loan

1.2.1.1. Địa lý tự nhiên và dân cư

Đài Loan là tên gọi của một quần đảo tại Đông Á, bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ hơn xung quanh như quần đảo Bành Hồ, Lan Tự, Lục Đảo, và Tiểu Lưu Cầu. Hịn đảo chính nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan khoảng 180 kilômét và được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Đài Loan có biển Hoa Đơng nằm ở phía bắc, biển Philippin nằm ở phía đơng, eo biển Luzon nằm thẳng hướng nam và biển Đơng nằm ở phía tây nam [35].

Đài Loan có diện tích 35.883 km2. Hịn đảo có sự tương phản, hai phần ba lãnh thổ ở phía đơng chủ yếu là vùng núi non hiểm trở thuộc năm dãy núi chạy từ phía bắc đến mũi phía nam của đảo, trong khi phía Tây là các đồng bằng từ bằng phẳng đến lượn sóng thoai thoải - nơi sinh sống của hầu hết dân cư Đài Loan. Đỉnh núi cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn với cao độ 3.952 mét, và có năm đỉnh núi khác cao trên 3500 mét. Điều này đã khiến cho Đài Loan trở thành đảo cao thứ tư thế giới [35].

Khí hậu trên đảo nói chung là khí hậu nhiệt đới đại dương và biến đổi nhiều theo mùa ở phần phía bắc và các vùng đồi núi. Khí hậu có 4 mùa, mùa xn từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10

đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 25 độ C đến 28 độ C. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.

Dân số Đài Loan tính đến đến năm 2012 vào khoảng 25 triệu người, hầu hết trong số đó cư trú tại đảo Đài Loan, trong đó có khoảng 98% là người Hán. Thủ phủ của Đài Loan là Đài Bắc, cũng nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp đó là Cao Hùng. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng và Đài Nam [35].

Tiếng Phổ thơng chuẩn (hay cịn gọi là tiếng Quan thoại) được công nhận là ngơn ngữ chính thức của Đài Loan, ngơn ngữ này được đại đa số dân chúng sử dụng, là ngôn ngữ chủ yếu giảng dạy trong trường học. Chữ viết là chữ Hán dạng phồn thể. Ngoài ra, tiếng Anh cũng đang dần trở nên khá phổ biến ở Đài Loan.

Người Đài Loan hết sức coi trọng giáo dục, vì nền kinh tế tri thức của vùng lãnh thổ này địi hỏi con người phải có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao. Việc học là bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (tới 15 tuổi) và đang được dự định tăng lên 12 năm [38].

Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam. Từ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3 - 4h bay. Do đó thời tiết, khí hậu cũng khá gần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Về phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với Việt Nam, đều mang sắc thái của nền văn hố Á Đơng.

1.2.1.2. Kinh tế

Từ năm 1950 trở lại đây, Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển sang một nền công nghiệp phát triển. Trong thập niên 1960, nhờ đầu tư nước ngoài, nhiều ngành kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Đài Loan. Sau một thời gian ngắn, Đài Loan trở thành một trong những vùng lãnh thổ xuất cảng chính các loại máy móc điện tử, thiết bị điện và sản phẩm bằng nhựa. Sang thập niên 1970, chính quyền Đài Loan tài trợ những dự án quy mô trong các ngành cơng nghiệp cơ bản như hố dầu, luyện sắt thép, đóng tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cơng nghiệp đóng xe hơi lớn mạnh hơn nữa. Thập niên 1980 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng mạnh các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy và tin học ở Đài Loan. Trong thập niên 1990, kinh tế Đài Loan không cịn chỉ dựa trên căn bản các ngành cơng nghiệp sản xuất như trước mà phát triển mạnh ngành dịch vụ.

Ngày nay, nền kinh tế Đài Loan khá năng động và được coi là một trong bốn con Rồng của châu Á, cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Đài Loan luôn tăng trưởng ở mức khá với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp [38]. Theo bảng 1.2, trong ba năm từ 2010 đến 2012, chỉ riêng năm 2010 là thời điểm Đài Loan bắt đầu vươn lên từ khủng hoảng nên tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,9%; cịn trong hai năm cịn lại thì tăng trưởng GDP đều ở mức cao, lần lượt là 10,9% và 5,2%. Khơng những có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, mà Đài Loan còn giữ được tỉ lệ lạm phát ở mức rất thấp, trong ba năm gần đây tỉ lệ này ln khơng vượt q 2%.

Đồng tiền chính thức của Đài Loan là Tân Đài tệ hay Đài tệ (NT$), gồm có tiền giấy và tiền kim loại. Hiện nay, tỷ giá quy đổi giữa Đài tệ và Việt Nam đồng: 1NT$ = 704 VND (số liệu tháng 7/2013) [31].

Bảng 1.2: Một số chỉ số kinh tế của lãnh thổ Đài Loan

GDP (PPP) Tăng trưởng GDP GDP theo đầu người

(PPP) GDP theo ngành (2009) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát Mặt hàng nông nghiệp Các ngành công nghiệp

Kim ngạch xuất khẩu Mặt hàng chính

Các đối tác xuất khẩu chính

Kim ngạch nhập khẩu Mặt hàng chính

Các đối tác nhập khẩu chính

Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)

1.2.1.3. Văn hóa

Văn hóa Đài Loan là một sự pha trộn của nhiều dòng khác nhau, kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và các sắc màu đến từ Phương Tây.

Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tâp quán của người Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ơng bà, cha mẹ và con cháu.

Hàng năm có nhiều lễ hội như:

- Lễ hội mùa xuân, tết cổ truyền dân tộc.

- Lễ Tảo mộ 05/04 (lễ Thanh minh theo lịch âm).

- Tết Đoan ngọ 05/05 âm lịch (còn gọi là hội thuyền rồng).

- Rằm Trung thu 15/08 âm lịch.

- Ngày lễ Quang phục 25/10 chỉ có ở Đài Loan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w