Quan hệ Việt Nam – Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 52 - 61)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

1.2.3. Quan hệ Việt Nam – Đài Loan

1.2.3.1. Quan hệ Việt Nam – Đài Loan về mặt kinh tế, chính trị

Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách “Một nước Trung Hoa”, ủng hộ sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cơng nhận nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của nhân dân Trung Quốc và chỉ có một nước Trung Quốc, cịn Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa với Đài Loan, khơng phát triển quan hệ chính thức với Đài Loan.

Đến nay, Việt Nam và Đài Loan đã ký kết các thỏa thuận về bảo hộ đầu tư, thương mại, hợp tác trong lĩnh vực lao động, nông nghiệp và thủy sản.

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Đài Loan

Đơn vị: triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đài Loan đạt 10,4 tỉ USD tăng 23,5% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chỉ nhích hơn 1 chút so với năm 2011 đạt trị giá 1,8 tỉ USD và vẫn tăng trưởng ổn định ở mức xấp xỉ 28% so với năm 2011, kim ngạch nhập khẩu thì tăng mạnh với trị giá 8,5 tỉ USD, tăng trưởng 36% so với năm 2011 (bảng 1.6).

Bảng 1.6: Top 5 – Mặt hàng xuất khẩu

Mặt hàng xuất khẩu Hàng dệt, may Cao su Hàng thủy sản Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng Điện thoại các loại

và linh kiện

Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan tính đến hết tháng 12 năm 2012 là 1,84 tỉ USD tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng dệt may vẫn giữ được ưu thế xuất khẩu với vị trí dẫn đầu đạt 246 triệu USD; tiếp theo là mặt hàng cao su và thủy sản giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 152 và 130 triệu USD, xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và điện thoại, linh kiện điện thoại. Tuy chỉ đứng top 5 nhưng mặt hàng điện thoại, linh kiện điện thoại năm 2012 tăng đột biến về lượng đạt mức tăng

trọng đầu tư vào lĩnh vực gia công linh kiện này của Việt Nam (bảng 1.6). Tính tới hết tháng 12 năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan là 8,5 tỉ USD tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngối trong đó mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vẫn là xăng dầu, nhập tổng số hơn 1,3 triệu tấn với trị giá gần 1,36 tỉ USD chiếm 1/8 tổng kim ngạch nhập khẩu; năm 2012 mặt hàng vải các loại được nhập khẩu nhiều hơn gần 20% từ 892 triệu USD năm 2011 tăng lên hơn 1 tỉ USD năm 2012, tiếp đó là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và sắt thép các loại cùng đạt trị giá xấp xỉ 759 triệu USD (bảng 1.7).

Bảng 1.7: Top 5 – Mặt hàng nhập khẩu

Đơn vị: USD

Mặt hàng nhập khẩu

Xăng dầu các loại

Vải các loại Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Chất dẻo nguyên liệu

Sắt thép các loại

1.2.3.2. Quan hệ Việt Nam – Đài Loan trong lĩnh vực hợp tác lao động

Quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam - Đài Loan được bắt đầu từ tháng 5 năm 1999 với sự ký kết văn bản thoả thuận về việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Đài Loan giữa 2 văn phòng đại diện là Văn phòng Hợp tác Kinh tế - Văn hố Đài Bắc và Văn phịng Hợp tác Kinh tế - Văn hoá Việt Nam. Văn bản thoả thuận này chỉ giới hạn trong 3 năm, nhưng trên thực tế hợp tác lao động theo tinh thần 2 văn bản trên vẫn được tiến hành từ đó cho đến nay. Đây được xem là bước mở đầu cho hình thức hợp tác kinh tế mới giữa Việt Nam và Đài Loan, đặc biệt từ năm 2000 sau khi ký kết thoả thuận hợp tác lao động giữa hai văn phòng đại diện Việt Nam và Đài Loan, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan mới tăng lên một cách mạnh mẽ. Đến nay, Việt Nam và Đài Loan đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác lao động của mỗi quốc gia, tỉ lệ lao động Việt Nam trên tổng số lao động nước ngoài ở Đài Loan chiếm khoảng 20% (trên tổng số 6 quốc gia), và tỉ lệ lao động Việt Nam sang Đài Loan trên tổng số lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động chiếm khoảng 25% (trên tổng số khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ) [3].

1.2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan

Quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan được bắt đầu từ tháng 5 năm 1999 và vẫn tiếp tục tiến hành từ đó đến nay, với số lượng lao động Việt Nam được tiếp nhận vào thị trường Đài Loan ngày một tăng, đưa Việt Nam dần dần vượt qua Philippin trở thành nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai vào Đài Loan (sau Indonesia). Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng đã trải qua khơng ít thăng trầm, có những thời điểm thị trường Đài Loan đã đóng cửa đối với lao

động Việt Nam tại một số ngành nghề, có những thời điểm cắt giảm chỉ tiêu tuyển lao động, mà trong đó có cả nhân tố chủ quan lẫn khách quan.

Yếu tố khách quan lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan chính là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009. Cuộc khủng hoảng toàn cầu này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế năng động của Đài Loan. Tất cả các chỉ tiêu quan trọng đều tăng trưởng âm, ngân hàng Trung ương phải hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,25% để kích thích tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, tháng 1/2009, ngân hàng Trung ương cấp cho mỗi người dân một phiếu mua hàng trị giá 108 USD để kích cầu tiêu dùng. Tính cả năm 2009, GDP của Đài Loan suy giảm 2,97%, mức đi xuống chưa từng có của lãnh thổ này. Doanh số hàng điện tử, mặt hàng xuất khẩu chính của Đài Loan, trượt dốc do nhu cầu từ các nước phương Tây giảm quá nhanh. Nhu cầu hàng hóa giảm, hàng loạt nhà máy đóng cửa và sa thải nhân cơng. Điều đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tại Đài Loan tháng 12/2008 là 5,03%, mức cao nhất từ tháng 9/2003. Trước sức ép của dư luận, chính quyền phải đưa ra quyết định cắt giảm số lao động nước ngoài đang làm việc và chỉ tiêu dự kiến để tạo công ăn việc làm cho lao động nội địa [40].

Yếu tố khách quan thứ hai ảnh hưởng đến quan hệ lao động giữa Việt Nam và Đài Loan đó chính là tính cạnh tranh rất cao tại thị trường này, chất lượng lao động của các nước xuất khẩu còn lại, đặc biệt là Indonesia và Philippin, ngày càng được nâng cao. Các nước bạn có cơng tác đào tạo lao động trước khi gửi đi rất bài bản, do đó lao động có kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, thái độ và kỷ luật đều tương đối tốt. Điều đó khiến chủ sử dụng lao động ưa thích tuyển dụng lao động từ các thị trường này. Mà theo luật lao động của Đài Loan, chủ sử dụng lao động có quyền chủ động quyết định sẽ tuyển dụng lao động

quốc tịch nào. Do đó, tại một số thời điểm, số lượng lao động Việt Nam được tuyển dụng đã bị giảm sút trong tương quan với số lượng lao động của các nước bạn.

Yếu tố chủ quan, đồng thời cũng là một vấn đề nan giải cần phải đề cập ở đây chính là tình trạng bỏ trốn ra ngồi làm của lao động Việt Nam, tính từ năm 2003 đến nay tính trung bình mỗi tháng có 550 lao động Việt Nam bỏ trốn [8]. Hậu quả trực tiếp của nó chính là vào năm 2005, Ủy ban lao động Đài Loan đã ra quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành nghề giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh; đồng thời cũng ngừng cấp phép mới cho các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan. Hai ngành nghề này đang chủ yếu rơi vào tay lao động đến từ Indonesia. Trong khi đó là hai ngành nghề rất phù hợp với nhiều lao động Việt Nam đến từ các vùng nơng thơn, ít có kỹ năng để làm cơng nhân nhà máy hay các công việc liên quan đến xây dựng.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan 001 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w