Trích biên bản phiên họp của Tổng hội đồng ngày 20 tháng Bảy 1869
Ông Mác mở đầu cuộc thảo luận về vấn đề quyền thừa kế. Ơng nói rằng vấn đề này do Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Giơ-ne-vơ đề xuất và Tổng Hội đồng đồng ý đưa ra thảo luận. Yêu cầu chủ yếu của Liên minh ở Giơ-ne-vơ là xóa bỏ hồn tồn thừa kế.
Có hai hình thức thừa kế. Quyền di chúc hay là sự kế thừa theo di chúc bắt nguồn từ La Mã và là đặc trưng của La Mã. Người chủ gia đình La Mã có quyền lực tuyệt đối đối với tồn bộ những cái thuộc phạm vi kinh tế gia đình. Khơng thể so sánh người chủ gia đình La Mã với người chủ gia đình hiện nay, kinh tế gia đình của gia đình La Mã bao gồm các nơ lệ và khách hàng mà người chủ gia đình có trách nhiệm phải công khai bảo vệ và
bênh vực công việc và quyền lợi của họ. Có một điều mê tín là khi
người chủ gia đình qua đời, linh hồn của ông ta vẫn còn ở lại trong nhà như một người cai quản sao cho mọi việc được thực hiện đúng đắn và trừng phạt những người sống nếu tiến hành công việc sai lầm. ở thời xa xưa của lịch sử La Mã người ta còn hiến sinh để cúng vị gia thần này, thậm chí tổ chức những buổi lễ máu để tế cầu xin linh hồn ông ta yên nghỉ. Dần dần việc thông qua người thừa kế theo di chúc để thỏa thuận với linh hồn này đã trở thành phong tục. Quan niệm của người La Mã và sự bất
768 phụ lục phụ lục 769
tử của linh hồn là như thế. Thông qua người thừa kế, ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc sẽ tồn tại mãi mãi. Song di chúc đó khơng nhất thiết đem lại cho người thừa kế một thứ tài sản nào, nó chỉ bắt buộc người đó thực hiện ý chí của người chết, điều này được coi như một nghĩa vụ có tính tơn giáo. Sau này những người thừa kế theo di chúc đó bắt đầu địi có quyền đối với cả tài sản, nhưng ngay đến thời đại đế chế, theo luật pháp họ cũng chưa bao giờ được hưởng quá một phần tư. Điều mê tín đa thần giáo đó đã được chuyển vào các nước Cơ Đốc giáo và trở thành cơ sở của quyền di chúc, như nó đang tồn tại hiện nay ở Anh và Hợp chúng quốc.
Quyền thừa kế của người Giéc-manh là quyền hưởng cơ nghiệp gia đình mà khơng có di chúc. Tài sản dường như thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình; cịn người chủ gia đình là người chủ trì. Khi người chủ trì này qua đời thì tài sản chuyển sang cho tất cả các con. Người Giéc-manh không biết đến quyền thừa kế nào khác.
Giáo hội La Mã áp dụng quyền La Mã, còn chế độ phong kiến thì xuyên tạc quyền Giéc-manh vì tài sản phong kiến phải chịu gánh nặng quân dịch, nên không thể phân chia được. Cách mạng Pháp đã quay về với quyền thừa kế của người Giéc-manh. ở Anh chúng tơi nhận thấy có cả một loạt những điều phi lý: người ta có quyền vơ hạn được di chúc tài sản cho ai tuỳ ai, thậm chí khơng cho con cháu mình thừa kế và như vậy vẫn chi phối tài sản của mình rất lâu sau khi chính người đó đã qua đời. Chúng ta hãy để cho giai cấp tư sản nghiên cứu vấn đề quyền di chúc vì có thể dùng việc này để chống lại tầng lớp qúy tộc. ở Phổ chỉ có thể di chúc một phần nhỏ tài sản của mình cho người ngồi.
Đối với giai cấp công nhân là giai cấp khơng có gì để thừa hưởng, vấn đề này khơng có ý nghĩa quan trọng.
Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa định bắt đầu cuộc cách mạng xã hội bằng việc xố bỏ quyền thừa kế. Thử hỏi chính sách
ấy có đúng khơng?
Đề nghị đó khơng phải là mới mẻ. Xanh-Xi-mơng đã từng đưa ra vào năm 1830513.
Với tư cách một biện pháp kinh tế, điều đó khơng đem lại ích lợi gì. Điều đó chỉ làm người ta bực tức đến nỗi nhất định sẽ vấp phải sự chống đối hầu như không thể vượt qua được và sự chống đối này không tránh khỏi dẫn đến sự phản động. Nếu yêu sách đó đưa ra trong thời gian cách mạng, thì trình độ giác ngộ của mọi người chưa chắc đã có thể đảm bảo ủng hộ nó. Mặt khác, nếu giai cấp cơng nhân có đủ quyền lực để xố bỏ quyền thừa kế thì nó đủ mạnh để tiến hành việc tước đoạt, một biện pháp đơn giản và có hiệu quả hơn nhiều.
Xóa bỏ quyền thừa kế ruộng đất ở Anh sẽ đụng chạm đến những chức vị kế thừa gắn liền với ruộng đất, với thượng nghị viện v.v.. 15 000 huân tước và 15 000 huân tước phu nhân phải chết đi rồi thì sự việc này mới có kết quả được. Ngược lại nếu nghị viện của công nhân quyết nghị nộp địa tô cho quốc khố chứ không phải cho chúa đất thì chính phủ lập tức sẽ thu được tiền mà không gây ra một chấn động xã hội nào, trong khi đó việc xóa bỏ quyền thừa kế chỉ dẫn đến rối loạn và khơng đạt được kết quả gì.
Các nỗ lực của chúng ta cần phải hướng vào việc làm cho khơng cịn cơng cụ sản xuất nào là tài sản tư nhân. Chế độ tư hữu các cơng cụ sản xuất là giả tạo vì những người sở hữu khơng thể đích thân sử dụng chúng; nhưng chế độ đó làm cho những người sở hữu có được các quyền lực đối với những tư liệu sản xuất để dựa vào đó họ bắt buộc nhiều người khác phải làm việc cho mình. Trong tình trạng nửa dã man thì một chế độ như vậy có thể là cần thiết, song hiện nay thì khơng. Mọi tư liệu sản xuất phải được xã hội hóa để bảo đảm cho mọi người quyền và khả năng sử dụng sức lao động của mình. Nếu chúng ta có tình hình như vậy thì quyền thừa kế sẽ khơng cịn cần thiết nữa. Song từ nay tới đó thì khơng thể xóa bỏ quyền thừa kế của gia đình được. Khi người ta dành