Hình 2.2 : Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng
5. Kết cấu của khóa luận
1.2. Các thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trên thế giới và bài học
1.2.1. Các thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trên thế giới
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, cơng nghệ, nhân lực, thương hiệu... Lịch sử phát triển của M&A trên thế giới cho đến nay đã chứng kiến 6 làn sóng M&A chính, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19.
- Làn sóng thứ nhất diễn ra ở châu Âu, tạo ra hiện tượng sáp nhập ngang, với sản phẩm là một số tập đồn độc quyền. Làn sóng này kết thúc vào những năm
1903-1905, khi thị trường chứng khoán đi xuống.
- Làn sóng thứ hai bắt đầu từ cuối những năm 1910, khi Bộ luật chống độc quyền ở Mỹ bắt đầu có hiệu lực. Lúc này hoạt động M&A tập trung vào sáp nhập
theo chiều dọc. Làn sóng thứ hai kết thúc vào năm 1929 khi thị trường chứng khoán
Mỹ rơi vào khủng hoảng.
- Làn sóng thứ ba bắt đầu vào những năm 1965 và kết thúc vào năm 1973, tuy nhiên, khơng có các giao dịch thực sự lớn trong giai đoạn này.
- Làn sóng thứ tu bắt đầu vào năm 1978 và kết thúc vào năm 1989. Đây là kết quả của những thay đổi về môi trường như Luật chống độc quyền, rỡ bỏ các
- Làn sóng thứ năm bắt đầu vào năm 1993, cùng với hiện tượng bùng nổ kinh tế với sự ra đời của Internet và công nghệ thông tin. Trong giai đoạn này, gái trị
giao dịch M&A đạt con số cao nhất, gấp 5 lần so với làn sóng thứ tư. Cũng trong
giai đoạn này, thị trường M&A châu Á bắt đầu nổi lên.
- Làn sóng thứ sáu bắt đầu vào giữa năm 2003, với hoạt động M&A trở nên sôi động ở cả Mỹ, Eu và Đông Á. Đặc điểm nổi bật của làn sóng thứ sáu này là
M&A xuyên quốc gia. Làn sóng thứ sáu này kết thúc vào năm 2008, khi thị trường
tài chính Mỹ rơi vào khủng hoảng, bắt đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu
lớn nhất từ sau đại suy thoái sau Thế chiến II.
Do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính 2008, trên thị trường vắng bóng các thương vụ M&A. Từ năm 2013, khi nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục, các vụ M&A đã sơi động trờ lại trên thị trường tài chính tồn cầu. Có nhiều khả năng M&A sẽ hình thành làn sóng mới trong thời gian tới. Rất nhiều các công ty đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường mới nổi ngay trước khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó chậm lại
Trong các làn sóng M&A diễn ra trên tồn cầu, lĩnh vực tài chính - ngân hàng ln dẫn đầu về số lượng cũng như giá trị mỗi thương vụ. Ngành tài chính- ngân hàng có một vị trí đặc biệt bởi mỗi biến động nhỏ của nó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và với xu hướng tồn cầu hóa đang mạnh mẽ như ngày nay, tác động đó cịn mang tính quốc tế cao hơn.
Lịch sử kinh tế thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ sáp nhập ngân hàng đình đám mà sau đó đã tạo ra những tập đồn tài chính hùng mạnh nhất thế giới, nhưng đôi khi M&A cũng trở thành những quyết định sai lầm, gây tổn thất không nhỏ cho các bên tham gia.
1.2.1.1. NationsBank + Bank America = Bank OfAmerica
hiện một số các nghiệp vụ kinh doanh cho ngân hàng. Song D.E.Shaw đã gặp thua lỗ lớn sau vụ khủng hoảng trái phiếu tại Nga năm 1998, để rồi đến tháng 10/1998, Bank America bị NationsBank mua lại. Ve mặt kỹ thuật, đây là việc tập đoàn BankAmerica bị mua lại bởi NationsBank, tuy nhiên thương vụ này được thực hiện dưới hình thức sáp nhập, và sau đó, NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America (BoA). Ngân hàng mới sở hữu khối tài sản kết hợp lên tới 570 tỷ USD với 4200 chi nhánh tại 22 bang của nước Mỹ. BoA trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo vốn hóa thị trường. Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn, trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3.3 tỷ USD, mua ABN Amro khu vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD đều trong năm 2007, nâng tổng tài sản của BoA lên 1700 tỷ USD.
1.2.1.2. Bank OfAmerica và Merrill Lynch
Tháng 9/2008, BoA tuyên bố ý định mua lại toàn bộ Merrill Lynch- ngân hàng đầu tư lớn thứ 3 ở Mỹ thời điểm bấy giờ, với tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD, biến BoA trở thành tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới với 20000 nhân viên mơi giới chứng khốn trên toàn cầu, 2500 tỷ USD tiền gửi khách hàng phục vụ hơn 59 triệu khách hàng tại 150 quốc gia. Thương vụ này đã hoàn tất vào ngày 5/12/2008. Đây được coi là một trong 10 vụ sáp nhập lớn nhất thập kỷ. Tuy nhiên, sau đó, Merrill Lynch đã báo cáo lỗ quý 4/2008 lên tới 21,5 tủy USD, khiến Chính phủ Mỹ phải cân nhắc đến khả năng giải cứu cho chính BoA vào đầu năm 2009.
1.2.1.3. HSBC và Household International
Năm 2003, HSBC- một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất thế giới có trụ sở tại London (Anh), đã chi 15,5 tỷ USD mua lại bộ phận thẻ tín dụng Household International (Mỹ) và đổi tên thành HSBC Finance Cororation. Tuy nhiên vào thời điểm đó cái tên Household International vẫn cịn xa lạ với nhiều khách hàng và chủ yếu hoạt động trên thị trường thế chấp phẩm chất thấp, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Kể từ năm 2006, Household đã khiến HSBC thua lỗ 30 tỷ USD. Do hoạt động yếu kém của Household, HSBC đã tìm đối tác để bán lại.
1.2.1.4. ABNAmro Hà Lan và Barclays PLC Anh
Hai ngân hàng đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là vụ sáp nhập ngân hàng lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành cơng nghiệp tài chính tồn cầu nói chung. Theo thỏa thuận sáp nhập này, tập đồn mới có tên gọi là Barclays PLC, có trụ sở chính đặt tại Amsterdam- Hà Lan, có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Khơng dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro cịn tiếp tục sáp nhập với Liên minh ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD.
1.2.1.5. UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group
Đây là thương vụ sáp nhập đình đám trong ngành ngân hàng Nhật Bản, tạo ra Mitsubishi UFJ Financial Group. Đại ngân hàng này chính thức đi vào hoạt động từ 1/10/2005 và hiện nay đã trở thành một trong những tập đồn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tói 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.
Nhìn chung, các thương vụ M&A của các ngân hàng tiêu biểu trên thế giới đều đem lại hiệu quả tốt, giúp các định chế tài chính vượt qua được khó khăn và nâng tầm hoạt động của mình lên các vị thế mới. Tuy nhiên có thể thấy rằng, sự thành công của các thương vụ M&A được quyết định rất lớn bởi trình độ quản lý, kinh nghiệm hoạt động, sự minh bạch, rõ ràng của hệ thống luật pháp cũng như các chính sách mà ngân hàng trung ương ở nước này thực hiện. Đây cũng chính là các yếu tố mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần lưu ý khi thực hiện M&A ngân hàng.