Vốn điều lệ của hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 38 - 40)

Vốn điều lệ của các ngân hàng trên sổ sách cũng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là trong 6 năm trở lại đây khi NHNN liên tục nâng cao yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Tỷ lệ tăng vốn năm 2012 lên tới 11,24%, năm 2013 đạt 8,12%. Tuy nhiên đến năm 2014, tổng quy mô vốn điều lệ chỉ tăng 3,29%- đạt tốc độ tăng thấp nhất trong các năm trở lại đây.

Vốn điều lệ và vốn tự có phản ánh thực lực cụ thể nhất của các ngân hàng thương mại, cũng là tấm đệm cuối cùng trước rủi ro và bảo vệ người gửi tiền, đồng thời cũng là một yêu cấu trực tiếp để mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng rất thấp nói trên một phần phản ánh khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, cũng như phản ánh sự thiếu hấp dẫn trong thu hút các nguồn vốn đầu tư.

2.2.4. Quy mô tổng tài sản

Tổng tài sản của các NHTM tính đến 31/12/2014 là 6514,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2013. Tổng tài sản tính đến 31/12/2013 là 5735,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,17% so với năm 2012. Trong khi đó tốc độ tăng tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 chỉ đạt 2,54%. Như vậy, trong hai năm trở lại đây, quy mô tài sản của hệ thống NHTM tăng mạnh trở lại, thể hiện được sự phục hồi trong hoạt động của các ngân hàng. Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đứng thứ hai là Chứng khoán đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cho vay

khách hàng những năm gần đây đã giảm và thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của Chứng khoán đầu tư. Điều này phản ánh một sự chuyển dịch tương đối từ nguồn vốn cho vay khách hàng sang chứng khoán đầu tư, chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh, nói lên sự thận trọng của ngân hàng trong cho vay ra nền kinh tế trong bối cảnh nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chưa thực sự sáng sủa.

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2014 nhìn chung tăng trưởng so với năm trước nhờ vào thu nhập lãi thuần - chệnh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động. Duy trì ngơi vị dẫn đầu qua nhiều năm vẫn là VietinBank với lãi trước thuế là 7.302 tỷ đồng, cách biệt khá xa so với các ngân hàng cịn lại.

Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của các ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế năm 201 4 cùa các ngân hàng

Nguồn: bizlive.vn

Một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng là chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trích lập trong năm. Đây là năm các ngân hàng phải gánh chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu, do phải mạnh tay trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu này nên lợi nhuận đã bị giảm đáng kể. Đặc biệt với EximBank và SHB, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng quá lớn khiến lợi nhuận giảm mạnh.

Hinh 2.2: Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng

Nguồn: bizlive.vn

2.2.5. Tình hình nợ xấu

Từ sau khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2008 cùng với tình hình bong bóng trên thị trường bất động sản, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng luôn ở mức cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w