Hình 2.2 : Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng
5. Kết cấu của khóa luận
3.2.2. Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực tế
Việc xây dựng tiêu chí để lựa chọn ngân hàng mục tiêu rất cần thiết trong quá trình thực hiện thương vụ M&A ngân hàng. Mỗi ngân hàng có những đặc trưng riêng. Vì vậy Ban điều hành ngân hàng thâu tóm phải xác định chiến lược phát triển dài hạn cho mình, đồng thời tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế vĩ mơ, cùng với chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để điều chỉnh các mục tiêu phát triển phù hợp hoàn cảnh khách quan. từ chiến lược phát triển dài hạn của mình, các ngân hàng nên sư dụng phân tích SWOT đánh giá những điểm mạnh điểm yều cơ hội cũng như những thách thức mà ngân hàng sẽ phải đối đầu trong tương lai qua đó xem xét tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để thực hiện thâu tóm, sáp nhập, mua lại
Thơng thường, ở các thị trường tài chính ngân hàng phát triển lâu đời như ở Mỹ, Châu Âu ... thì các tiêu chí ngân hàng thường lực chọn là vốn, thị phần, hệ thống khách hàng, chiến lược sản phẩm, danh mục đầu tư.. .Tuy nhiên ở thị trường việt Nam mới phát triển và hội nhập được hơn 10 năm, do vậy các tiêu chí để xây dựng nhằm lực chọn được các ngân hàng mục tiêu sẽ khác hơn như về mạng lưới hoạt động, nhân sự, năng lực tài chính, hệ thống khách hàng, sản phẩm hay phân khúc thị trường.....
+ về mạng lưới hoạt động
Đối với các ngân hàng lớn thường có mạng lưới hoạt động giao dịch rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, tuy nhiên ở những vùng nơng thơn, miền núi chỉ có rất ít chi nhánh, điểm giao dịch của các NHTM nhà nước. Do đó, việc phát triển các dịch vụ tín dụng, cho vay đối với hộ kinh doanh các thể, các cá nhân không thể bằng so với khu vực thành thị. Đối với các ngân hàng nhỏ chuyển đổi từ ngân hàng nơng thơn thì đa số có mạng lưới giao dịch ở một số các địa phương như NH TMCP Việt Nam thương tín thì hoạt động ở tỉnh Sóc Trăng, NHTMCP Đại Dương trước khi chuyển đổi thành ngân hàng đơ thị thì hoạt động chủ yếu ở tỉnh Hải Hưng (nay la Hải Dương và Hưng Yên), NHTMCP Mỹ xuyên hoạt động chính ở tỉnh An Giang.. Do vậy các NHTMCP lớn phát triển quá nhanh và mạnh ở khu vực thành thị nhưng lại có ít hoặc khơng có thị phần ở khu vục nơng thơn thì mục
tiêu nhắm đến là các NHTMCP nhỏ có mạng lưới giao dịch mà NH thâu tóm chưa thâm nhập được thị trườngtiềm năng này.
+ về nguồn nhân sự
Trong thời gian gần đây, nguồn nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng đang trở nên khan hiếm đặc biệt là nguồn nhân sự trung và cao cấp thiếu trầm trọng. Vì thế bài toán nguồn nhân lực thực sự là vấn đề nhức nhối của các ngân hàng. Việc phát triển quá nhanh mạng lưới hoạt động, việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng tạo nên nhiều áp lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và khối NHTMCP Việt Nam nói riêng. Từ đó các NHTMCP đều xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển sản phẩm mới làm cho việc tuyển dụng nhân sự càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì nguồn cung nhân lực cho ngành NH-TC cịn thiếu và yếu cho nên để giải quyết bài toán nhân sự các NHTMCP thường ‘câu kéo’người của nhau hoặc của ngân hàng TM nhà nước, nguồn nhân lực tài chính tăng lên khơng đáng kể mà chủ yếu là sự dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, càng tạo nên cục diện khó khăn hơn cho tồn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do vậy mục tiêu nguồn nhân sự có thể được các ngân hàng TMCP lớn tính đến là mục tiêu sáp nhập khi muốn mở rộng hoạt động hoặc các ngân hàng nhỏ thiếu đội ngũ nhân tài để điều hành ngân hàng của mình vượt qua cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì con đường sáp nhập lại với nhau sẽ được cân nhắc đến.
+ về năng lực tài chính
Đối với các ngân hàng việt Nam tiêu chí này rất quan trọng. Khi nhìn vào thực tế tình trạng hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam cho thấy tuy phát triển nhanh trong khoảng 5 năm trở lại đây song các ngân hàng chưa đủ mạnh năng lực quản lý còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng yếu, sản phẩm, dịch vụ nghèo, chất lượng lại không cao trong khi thiếu sự liên kết và chịu sự cạnh tranh gay gắt của khối ngân hàng nước ngoài. Do vậy, các chỉ tiêu về năng lực tài chính chính là điều kiện để cho các ngân hàng lớn thâu tóm và sáp nhập các ngân hàng nhỏ, đồng thời cũng là cơ hội cho các ngân hàng nhỏ nên tìm đến với ngân hàng lớn trước khi gánh chịu tổn thất cừ cuộc khủng hoảng mang lại nhiều hơn là tự nguyện bị sáp nhập.
Cịn đối với ngân hàng cỡ trung bình thì áp dụng tiêu chí này để thực hiện thương vụ M&A sẽ tạo nên ngân hàng lớn hơn, làm tăng khă năng cạnh tranh trên thị trường tài chính việt Nam trước nguy cơ bị ngân hàng nước ngoài giành giật thị phần.
+ về hệ thống khách hàng
Các ngân hàng lớn tại Việt Nam chuyên cho vay những Tập Đoàn, Tổng cơng ty, các doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường do vậy thị phần cho vay đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất thấp. Theo Bộ Ke hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là nhỏ và vừa. Đây chính là phân khúc thị trường đầy tiềm năng trong tương lai đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy các ngân hàng lớn thường tìm kiếm các ngân hàng nhỏ có năng lực về cho vay cá nhân để khai thác hết tiềm năng trên thị trường này. Vậy nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng TMCP nên lựa chọn mục tiêu là hệ thống khách hàng để thực hiên hoạt động thâu tóm sáp nhập của mình.