Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 76 - 80)

Hình 2.2 : Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.3. Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý

Việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng sau sáp nhập rất quan trọng để đàm phán giá mua. Hệ thống khách hàng của ngân hàng mục tiêu có thể sẽ khơng đảm bảo tính ổn định lâu dài, chất lượng đội ngũ nhân sự của ngân hàng có thể sẽ không phù hợp với nhu cầu phát triển.. .Do vậy khi đánh giá giá trị tương lai của ngân hàng sau sáp nhập phải đảm bảo loại trừ hết các yếu tố rủi ro và có phịng ngừa đến sự thay đổi do điều kiện hoàn cảnh khách quan và chủ quan.

Xác định giá thâu tóm một cách hợp lý tức là vừa đủ thuyết phục được các cổ đông của ngân hàng mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngân hàng thực hiện thâu tóm, là điều rất khó khăn so hệ thống tài chính -ngân hàng Việt Nam cịn chịu nhiều tác động của các chính sách vĩ mơ mang tính hành chính cao. Tuy nhiên để đảm bảo đưa ra giá mua một cách hợp lý cho các cổ đơng của ngân hàng sáp nhập thì việc hoạch định và lượng hoá hết tất cả các yếu tố rủi ro trong điều hành ngân hàng mới là rất quan trọng song chi phí lớn và tốn kém thời gian.

Do vậy, sử dụng các sản phẩm tư vấn của các tổ chức tài chính, mơi giới, tư vấn là giải pháp khá an toàn và tiết kiệm trong việc đưa ra giá thâu tóm một cách hợp lý.

Có ba phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trong thương vụ M&A:

- Định giá theo phương pháp giá trị tài sản thuần:

Theo phương pháp này, giá trị của ngân hàng mục tiêu tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà nó nắm giữ.

Cơng thức: V0=Vt-Vn. Trong đó:

• V0 giá trị tài sản thuần thuộc về ngân hàng

• Vt tổng giá trị tài sản mà ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh • Vn giá trị các khoản nợ

• Ưu điểm: Đây là cách tính đơn giản, dễ làm

• Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua rất nhiều giá trị của ngân hàng. Ngồi những tài sản hữu hình thì ngân hàng cịn có những tài sản vơ hình góp phần tạo ra lợi nhuận của ngân hàng như nhân lực, thương hiệu, uy tín đối với khách hàng.. .chính vì thế mà phương pháp này chỉ có giá trị tham khảo đối với các nhà phân tích tài chính

- Định giá ngân hàng theo phương pháp tỷ số.

Phương pháp giá trị tài sản thuần đòi hỏi nhà đầu tư phải có thể nắm giữ được những thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp trên lại bỏ lỡ khá nhiều giá trị tiềm năng của ngân hàng mục tiêu. Phương pháp tỷ số đánh giá là phương pháp đơn giản có thể giúp nhà đầu tư xác định giá một cách tương đối hiệu quả. Một số tỷ số thường dùng:

+ Tỷ số P/E= Giá trị thị trường/thu nhập của một cổ phiếu + Tỷ số P/BV= giá trị thị trường/giá trị sổ sách

+ Tỷ só P/S= giá trị thị trường/doanh thu

Việc sử dụng các chỉ số này khá đơn giản., các dữ liệu đầu vào thường có sẵn. Tuy nhiên, khi sử dụng các tỷ số này cần phải lưu ý một số điểm:

Các tỷ số nên được so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành ngân hàng làm tham chiếu. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu tham chiếu sẽ khơng phản ánh chính xác được giá trị thực của ngân hàng mục tiêu do việc tính tốn chỉ tiêu trung bình

ngành là dựa trên số liệu bình qn của tồn ngành, trong khi mỗi ngân hàng có đặc trưng riêng với những tiềm năng riêng có. Để khác phục nhươc điểm này ta có thể tham chiếu chỉ tiêu của ngân hàng có cùng qui mơ về vốn, mạng lưới hoạt động với ngân hàng mục tiêu hoặc các ngân hàng trong khu vực có trình độ phát triển tương đương như các nước ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng khi lựa chọn ngân hàng để so sánh, ta cần lưu ý đến sự khác nhau về dòng tiền, rủi ro, và khả năng tăng trưởng. Bởi vì những biến này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỷ số. Khi so sánh giữa các ngân hàng mục tiêu, cần tìm hiểu xem sự khác biệt đó có phải do những nguyên nhân kể trên khơng. Từ đó chúng ta mới có thể kết luận được ngân hàng nào đang bị định giá thấp hay định giá cao.

- Phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu

Mơ hình định giá bằng phương pháp DCF dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất là ước tính giá trị hiện tại của tất cả các luồng thu nhập tự do mà ngân hàng sẽ thu được trong tương lai và qui chúng về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các luồng thu nhập này theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng đó. Thực hiện phương pháp này trên thực tế, người ta thực hiên bằng cách chỉ xác định giá trị cụ thể của luồng thu nhập trong một giai đoạn nhất định bắt đầu từ thời điểm định giá(thông thường giai đoạn này thấp nhất là 5 năm). Sau giai đoạn trên, luồng thu nhập được định giá và giả định là ổn định hoặc tăng đều theo một tỷ lệ nhất định.

-I- Các ngân hàng thường sai lầm khi nghĩ rằng các giá trị của các phương pháp tốn học tính ra là một con số duy nhất cho giá trị của các ngân hàng thương mại. Trên thực tế giá trị của một ngân hàng là giá được thoả thuận giữa các bên và giá chỉ có thể nhận ra sau khi hai bên tiến hành thoả thuận. Cho nên các ngân hàng TMCP khi định giá nên chú ý ba điều:

- Lựa chọn phương pháp định giá thích hợp

Kinh nghiêm các thương vụ M&A thế giới cho thấy dịng tiền chứ khơng phải thu nhập theo kế toán quyết định giá trị. Phương phương pháp thu nhập ngân hàng mục tiêu dựa nhiều trên thu nhập trên kế tốn do đó các con số này hầu hết khơng có ý nghĩa lắm

Khơng chỉ thu nhập trong năm tới, năm nay hay năm trước là có ý nghĩa, do đó, chỉ mình hệ số P/E chưa nói lên hêt tồn bộ chu trình kinh doanh. Một ngân hàng có thể làm ăn tồi trong năm nay, có thể làm ăn hiệu quả nổi bật trong năm kế tiếp. Do đó, cần sử dụng phương pháp định giá thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện, thực trạng của mỗi ngân hàng để đưa ra được mức giá hợp lý nhất.

- Nên sử dụng nhiều hơn một phương pháp định giá

Do khơng có gì được gọi là giá trị đúng nên cả hai bên đều nên sư dụng hơn một phương pháp định giá. Ba biện pháp thường được cho là mang lại con số chính xác khi thể hiện một liên hệ tam giác giá trị. Do vậy cần thiết nên sử dụng các trọng số tỷ lệ đối với các phương pháp để đưa ra một kết quả hợp lý, đảm bảo tính thực tiễn cao hơn.

- Lựa chọn các phương thức thanh toán của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng phù hợp

Phương thức thanh tốn trong các thương vụ thâu tóm vá sáp nhập ngân hàng thường được sử dụng là bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu. Ngân hàng thâu tóm sẽ thanh tốn cho cổ đơng của ngân hàng bị thâu tóm bằng tiền theo giá đã được thoả thuận trước, phương thức này chỉ áp dụng khi ngân hàng thâu tóm có lượng tiền thặng dư lớn hoặc huy động từ nguồn bên ngoài.

Tuy nhiên, trong trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thì phương thức thanh tốn bằng cổ phiếu sẽ hiệu quả cao hơn do điều kiện thị trường Việt Nam rất khó tìm kiếm đơn vị tài trợ để huy động đủ lượng tiền đáp ứng nhu cầu thâu tóm hơn nữa qui mơ vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngân hàng thâu tóm sẽ phát hành một lượng cổ phiếu cho cổ đơng ngân hàng bị thâu tóm để đổi lấy cổ phiếu của ngân hàng thâu tóm theo một tỷ lệ xác định trước, cổ đơng ngân hàng bị thâu tóm sẽ trở thành cổ đơng của ngân hàng thâu tóm. Tỷ lệ trao đổi chính là giá thâu tóm của thương vụ. Các cổ đơng của ngân hàng mục tiêu nếu không muốn nắm giữ cổ phần của ngân hàng mới có thể bán cổ phần của mình cho nhà đầu tư khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 76 - 80)

w