Các giải pháp khác để sáp nhập và mua lại ngân hàng hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 80 - 83)

Hình 2.2 : Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2014 của các ngân hàng

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.4. Các giải pháp khác để sáp nhập và mua lại ngân hàng hiệu quả

về chính sách nhân sự

Khi sáp nhập diễn ra sẽ thay đổi nhân sự cả bên mua và bên bán. Môi trường làm việc mới, các mối quan hệ mới, quy trình làm việc mới sẽ tác động đến tất cả từ cán bộ quản lý cao cấp đến nhân viên và khơng phải ai cũng hài lịng và thích ứng được ở vị trí mới. Ngân hàng cần tăng cường năng lực quản trị, điều hành, bộ máy kiểm soát từ hội sở đến lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch: tức là sắp xếp, đào tạo lại, đào tạo mới, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, có chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm phù hợp và hình thành nên cơ chế tự giám sát hiệu quả, giúp nâng cao công tác quản trị hiện đại trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng sau sáp nhập cần xây dựng được một đội ngũ các nhà quản lý giỏi, xác định được người có khả năng vào các vị trí quản lý trong ngân hàng, tránh việc các bên đều muốn tiến cử người của mình vào mà khơng đủ năng lực. Các lãnh đạo của ngân hàng mục tiêu thường có tâm lý bị thua thiệt và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Ban lãnh đạo cần khuyến khích động viên, nắm được tâm tư nguyện vọng của họ và có chế độ đãi ngộ phù hợp như chế độ về lương thưởng, cơ hội thăng tiến, chính sách đào tạo, mơi trường làm việc để duy trì đội ngũ nhân sự tốt làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Nhân viên sa thải sau khi sáp nhập cần được giải thích lý do rõ ràng và có chế độ bồi thường thỏa đáng để tạo sự yên tâm cho người ở lại.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng gắn liền với phân khúc thị trường. Việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nên gắn liền với việc chuyên mơn hóa các dịch vụ mà khách hàng của mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải; xác định được dịch vụ cốt yếu và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó; Việc phát triển các sản phẩm hiện đại chỉ nên được thực hiện một cách từ từ và có chọn lọc. Đồng thời, mỗi ngân hàng phải thực hiện được phân khúc thị trường mục tiêu của mình, tránh việc chạy đua cạnh tranh khách hàng một cách thiếu định hướng để tập trung nguồn lực, tiết kiệm chi phí marketing

và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng của mình; rút bài học kinh nghiệm điển hình như ngân hàng Nhật Bản MUFG (Mitsubishi UFJ Financial Group).

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng, thận trọng cho vay chứng khốn, bất động sản, đẩy mạnh cho vay sản xuất. Tăng cường năng lực thẩm định dự án cho vay, năng lực quản lý vốn khả dụng. Cần chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ. Các dịch vụ truyền thống cũng như dịch vụ mới (như thanh toán tự động, chiết khấu, ngân hàng điện tử, bao thanh tốn, thẻ tín dụng, thấu chi, sản phẩm phái sinh...) phải bảo đảm chất lượng, an tồn, nhanh chóng, đơn giản thủ tục. Các ngân hàng phải khơng ngừng tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể trong từng giai đoạn. Mỗi ngân hàng phải có chiến lược marketing phù hợp, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các tiện ích để khách hàng nhận thức được và mong muốn sử dụng. Để có thể triển khai các sản phẩm ngân hàng hiện đại, các ngân hàng cần đầu tư công nghệ hiện đại, cơng tác an tồn bảo mật cần được đảm bảo.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nếu công nghệ được xem là yếu tố tạo ra sự đột phá thì nguồn nhân lực được xem là yếu tố nền tảng, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng; xây dựng vào đào tạo lực lượng cán bộ kế thừa với chiến lược phát triển của ngân hàng hiện đại.

- Các ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn. Chương trình đào tạo phải thiết thực, cụ thể nhằm

trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại.

- Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và trên thế giới vào làm việc tại Việt Nam,

có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực người lao động. Các NHTM

NN cần mạnh dạn áp dụng cơ chế đãi ngộ dựa trên kết quả cơng việc. • Xây dựng và phát triển thương hiệu

của ngân hàng.

Xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới, xây dựng thương hiệu

Chiến lược phát triển mạng lưới phải gắn liền với việc nghiên cứu kỹ lưỡng hiệu quả hoạt động và khả năng quản lý để đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và nâng cao tầm ảnh hưởng của ngân hàng. Với một thương hiệu mạnh, ngân hàng có thể duy trì cũng như phát triển thị phần của mình một cách thuận lợi và vững chắc. Các ngân hàng TMCP cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ qua các hình thức quảng cáo khuyến mãi mà chính là chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ và uy tín của ngân hàng để từ đó hình thành nên giá trị ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Các ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ có thể liên kết và hợp tác với các ngân hàng khác hoặc với các tổ chức kinh tế nhằm tranh thủ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo khả năng tiếp thu và quản lý tốt cơng nghệ, có khả năng ứng dụng khai thác các tiện ích của cơng nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ tương thích trên nền tảng cơng nghệ hiện đại. Xây dựng hệ thống dự phịng dữ liệu, hồn thiện hệ thống an ninh mạng, bảo mật thông tin. Việc đổi mới công nghệ nên tập trung vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin như hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), Internet-banking, mobile-banking, quản lý hệ thống dữ liệu khách hàng; đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đảm bảo tính an tồn và chính xác trong các giao dịch. Cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống. đảm bảo khả năng tiếp thu và quản lý kiểm sốt được cơng nghệ, Đảm bảo tốt công tác an ninh mạng. Tạo và giữ được lòng tin của khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Tăng cường liên kết giữa các NHTM trong nước

- Các ngân hàng cần tiếp tục tăng cường liên kết qua việc kết nối hệ thống thanh toán thẻ, cho vay đồng tài trợ, thanh toán, liên kết theo loại nghiệp vụ

để sử

dụng hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

- Các ngân hàng quy mô nhỏ cần tranh thủ học hỏi, tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, cơng nghệ từ các cổ đông chiến lược là NHTM trong nuớc hay

đó có thêm sức mạnh về tài chính, củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ.

- Thông tin khách hàng cần minh bạch và hỗ trợ giữa các ngân hàng giúp cho việc quản trị rủi ro được tốt hơn.

- Các ngân hàng cần liên kết với nhau thay vì cạnh tranh nhau trong cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn để giúp hoạt động của các ngân hàng ổn định hơn. Hiệp

hội ngân hàng cần phát huy vai trò cầu nối giữa các ngân hàng Một giải pháp mà

các ngân hàng trên thế giới đang tiến hành mạnh mẽ trong việc liên kết tạo sức

mạnh là hình thức mua bán, sáp nhập ngân hàng.

Những giải pháp đã nêu đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình xác định. Điều cần thiết là tự thân các ngân hàng phải đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn nhận một cách tồn diện các cơ hội và thách thức, hoạch định cho mình một chiến lược phát triển tương thích dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng tiềm lực vốn có và tiềm ẩn để có khả năng cạnh tranh bình đẳng ở mơi trường hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mua bán và sáp nhập đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 693 (Trang 80 - 83)

w