KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNHSÁCH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 63 - 66)

Tính đến 31/12/2017, NHCSXH đã quản lý gần 30 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 171.789 tỷ đồng, trong đó có 07 chương trình tín dụng có dư nợ lớn chiếm gần 95% tổng dư nợ là: Cho vay hộ nghèo 22,8%; cho vay hộ cận nghèo 17,5%; cho vay HSSV 8,7%; cho vay NS&VSMTNT 15,2%; cho vay SXKD VKK 10,5%; cho vay giải quyết việc làm 5,8% và cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 2,9%

Biểu đồ 2.1 Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng tại NHCSXH

0.50ớ/ o 0.45ớ/ o 0.40ớ/ 0.35ớ/ 0.30ớ/ 0.25ớ/ 0.20ớ/ 0.15ớ/ 0.10ớ/ 0.05/ 0.00/ 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 2015 2016 2017 200000 180000 Tổng dư nợ (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ nợ quá hạn Tỉ lệ nợ khoanh 0

Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng NHCSXH

Xét về hiệu quả kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH đang ở mức thấp. Nợ quá hạn trung bình khoảng 0,35%, nằm trong ngưỡng 0-5% và ổn định cho thấy mức độ rủi ro mất vốn của NHCSXH là trong tầm kiểm sốt được và nó đảm bảo cho NHCSXH hoạt động an toàn, bền vững. Tốc độ tăng của tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ nợ khoanh thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, điều đó cho thấy NHCSXH đã hạn chế được tổn thất của nợ quá hạn, thu hồi và quản lí được nợ khoanh, bảo toàn được nguồn vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài ra việc tăng cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối tượng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho NHCSXH.

Xét về hiệu quả xã hội, tất cả những chương trình tín dụng NHCSXH thực hiện đều nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Bên cạnh những chương trình đề cập cụ thể trên cịn có chương trình cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngồi, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo, cho vay trả chậm nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, cho vay làm chịi tránh lũ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung... Trong số các chương trình trên, nội bật có 4 chương trình quy mơ dư nợ lớn, đem lại hiệu quả xã hội gắn liền với các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, đó là: Chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo; Chương trình cho vay

HSSV có hồn cảnh khó khăn; Chương trình cho vay giải quyết việc làm; Chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nhà ở. Khát

quát một số đặc điểm các chương trình trên như sau: * Chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo

Trong số các chương trình tín dụng ưu đãi, đây là chương trình có quy mơ dư nợ lớn nhất trong các chương trình tín dụng đang thực hiện tại NHCSXH. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn đạt gần 18%/năm, góp phần vào cơng cuộc XĐGN của cả nước. Thực hiện cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đến tận các xã, phường trong cả nước đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người nghèo, giúp người nghèo SXKD, từ đó tăng dần vị thế của người nghèo trong xã hội.

Để giảm nghèo bền vững, ngày 23/02/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Theo đó, NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD, góp phần thực hiện chính sách ASXH, giảm nghèo bền vững. Mức cho vay hộ cận nghèo không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ SXKD áp dụng với hộ nghèo và lãi suất cho vay bằng 120% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Tính đến 31/12/2017, tổng dư nợ của chương trình đạt 39.060 tỷ đồng. Tuy mới triển khai nhưng chương trình đã được đón nhận và ủng hộ rất nhiều từ phía cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân và hiện nay có quy mơ lớn thứ hai.

* Chương trình cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn.

Đây là chương trình tín dụng có quy mơ lớn thứ ba sau chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV, thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg. Mục đích của chương trình là thực hiện cho vay ưu đãi HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học thơng qua hộ gia đình của HSSV hoặc vay trực tiếp nếu là sinh viên mồ côi.

NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ GD&ĐT trong quá trình triển khai chương trình này. Tính đến 31/12/2017, có gần 641.918 khách hàng dư nợ chương trình này tại NHCSXH với tổng dư nợ là 15.812 tỷ đồng. Có thể nói đây là một chương trình tín dụng ưu đãi rất có ý nghĩa về cả mặt kinh tế và mặt xã hội khi là cầu nối để các em HSSV ở vùng nơng thơn, khó khăn, là con em gia đình nghèo, cận nghèo... được vay vốn tiếp tục đi học, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong cả nước. Với phương châm thực hiện ưu đãi về giảm lãi của chương trình tín dụng HSSV đã thúc đẩy ý thức trả nợ của người vay. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn vốn cho vay HSSV sẽ dơi dư và vịng quay vốn nhanh, có thể đáp ứng cho vay nhiều hộ nghèo, chính sách có nhu cầu cho con em đi học.

* Chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Tiếp quản chương trình cho vay giải quyết việc làm từ KBNN chuyển sang với dư nợ là 1.963 tỷ đồng. Đến 31/12/2017, dư nợ chương trình đạt 10.834 tỷ đồng. Đối tượng vay vốn chương trình là Cơ sở SXKD và hộ gia đình nhằm mục đích mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật ni, thanh tốn các dịch vụ phục vụ SXKD.

* Chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đây là chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) được thực hiện theo Quyết định

số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là chương trình tín dụng xuất hiện khá sớm trong quá trình hoạt động của NHCSXH. Tổng dư nợ ban đầu khi mới thực hiện năm 2004 là 122 tỷ đồng với 32.778 khách hàng có dư nợ. Đến 31/12/2017, chương trình đã có dư nợ 26.572 tỷ đồng và có số khách hàng dư nợ trên 2.5 triệu khách hàng. Mức cho vay tối đa ban đầu là 4 triệu đồng/1 cơng trình và từ 01/5/2014, mức vay này đã được nâng lên 6 triệu đồng/1 cơng trình. Mặc dù mức vay tối đa khơng được nhiều nhưng cũng góp phần hỗ trợ người dân vùng nông thôn cải thiện được nhu cầu về NS&VSMTNT. Tổng dư nợ kèm theo số khách hàng tăng lên chứng tỏ chương trình tín dụng về NS&VSMTNT được người dân rất ủng hộ và chương trình tín dụng này đã góp phần tích cực vào phát triển chiến lược mục tiêu quốc gia về NS&VSMT NT mà Chính phủ đã đề ra.

* Chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo về nhà ở

Đây là một chương trình tín dụng góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người nghèo, đối tượng chính sách, góp phần thực hiện đảm bảo ASXH. Đây cũng là một trong chương trình có dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Có thể nói nhu cầu về nhà ở kiên cố cũng là nhu cầu chính đáng của người nghèo và các đối tượng chính sách. Chương trình có dư nợ 4.746 tỷ đồng, xây dựng đươc hơn 480 nghìn ngơi nhà cũng là thành quả của NHCSXH và Chính phủ trong giai đoạn 2006-2016, góp phần tích cực vào chương trình xóa nhà tranh tre dột nát, đảm bảo ASXH.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w