Những thành công

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 77 - 82)

Thứ nhất, tín dụng cho người nghèo đã vận động được nhiều chủ thể trong xã hội tham gia vào thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới.

Xóa đói giảm nghèo khơng chỉ là nhiệm vụ của riêng một Chính phủ, một chính quyền địa phương, một tổ chức kinh tế hay một cá nhân mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Chỉ khi vận động được các chủ thể trong nền kinh tế và đi kèm với đó là các nguồn lực có tính đa dạng thì cơng cuộc xóa đói giảm nghèo mới có thể diễn ra thuận lợi theo đúng mục tiêu. Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội..., hai Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thơng qua hình thứckết hợp sự tham gia của 04 tổ chức chính trị - xã hội với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm uỷ thác một số cơng việc trong quy trình nghiệp vụ

tín dụng chính sách.

Việc uỷ thác một số công đoạn quản lý cho các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện trên cơ sở các văn bản Liên tịch được ký kết giữa NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn với tổ chức chính trị - xã hội các cấp, làm căn cứ cho phòng giao dịch cấp huyện ký hợp đồng uỷ thác với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và hợp đồng uỷ nhiệm một số công việc với Tổ TK&VV hoạt động theo địa bàn thôn, bản. Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động nhận ủy thác từ ngân hàng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động của Hội, tăng số lượng hội viên, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp người nghèo có điều kiện được sinh hoạt tại các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó được tiếp cận với nhiều hoạt động lồng ghép khác như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cơng tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe...

Thứ hai, tín dụng chính sách có tác động đa chiều, giúp xây dựng nơng thơn mới bền vững.

Nguồn vốn tín dụng cho người nghèo đã giúp người nghèo khắc phục được trở ngại thiếu vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho họ mua sắm vật tư, công cụ để lao động. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi người nghèo đã có thể sử dụng sức lao động của mình, biến sức lao động thành của cải, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống khó khăn mà họ đang gặp phải.

Không chỉ mua sắm vật tư, cơng cụ lao động cần thiết, nhờ có nguồn vốn tín dụng mà người nghèo đã tham gia vào các hoạt động góp phần cải thiện khả năng lao động của mình như được chia sẻ, trao đổi, học tập các phương thức sản xuất, kinh doanh tiên tiến, được hỗ trợ về thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất... Cùng với đó, việc vay vốn ngân hàng tạo điều kiện cho hộ nghèo được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, do đó đã thay đổi cơ bản về nhận thức từ việc được cấp phát, cho khơng chuyển sang đi vay vốn có hồn trả. Họ đã biết chủ

động tính tốn làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất luợng cuộc sống, từng buớc hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Thơng qua hoạt động gửi tiền tiết kiệm khi vay vốn, hộ nghèo đã rèn luyện ý thức tiết kiệm, chắt chiu dành dụm để tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tuơng lai.

Đa phần hộ nghèo nhận định vốn vay ngân hàng giúp cho họ gia tăng thu nhập. 60,1% hộ đuợc khảo sát trả lời tín dụng góp phần làm tăng thu nhập của họ, 26,75 hộ trả lời tín dụng góp phần làm tăng thu nhập nhung mức tác động không nhiêu.

Biểu đồ 2.18 Mức tăng thu nhập Biểu đồ 2.19 Ảnh hướng tới tiết kiệm

Nguồn: Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2016) [7]

Tín dụng cũng góp phần gia tăng mức độ tiết kiệm của nguời nghèo khi 66,4% hộ nghèo nhận định mức tiết kiệm của họ tăng trong đó có 42,5% hộ nghèo nhận định mức tiết kiệm của họ tăng mạnh và 23,9% hộ nghèo nhận định mức tiết kiệm của họ tăng ít.

Số luợng thành viên trong hộ đuợc phổ cập giáo dục trung học cơ sở cũng tăng đáng kể, có 67.9% hộ nghèo nhận định số học sinh tốt nghiệp THCS tang (tiêu chí 14.1). Tuơng tự, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục đuợc học trung học (bao gồm cả học nghề) cũng gia tăng phù hợp với định huớng của Chính phủ tại Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới (tiêu chí 14.2). Có 71,2% hộ nghèo có con em họ đuợc tiếp tục theo học cấp trung học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Số luợng thành viên là lao động đã đuợc qua đào tạo (tiêu chí 14.3) cũng tăng

lên nhưng chưa nhiều

Biểu đồ 2.20 Ảnh hưởng tới giáo dục (% hộ)

Nguồn: Tơ Ngọc Hưng và cộng sự (2016) [7] Có thể nói, hai chương trình mục tiêu quốc gia trọng điểm là Chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 là hai chương trình có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Theo đó, chương trình giảm nghèo góp phần để chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đạt được mục tiêu trực tiếp và gián tiếp đối với người nghèo, do đa số người nghèo sống tập trung tại và là là bộ phận không thể tác rời trong đời sống KT - XH của nông thôn. Ở chiều hướng ngược lại, chương trình nơng thơn mới khi thực hiện cải thiện đời sống và vị thể của người dân tại nơng thơn trong nhiều khía cạnh, trong đó có người nghèo và những tiêu chí trực tiếp, gián tiếp liên quan đến người nghèo.

Biểu đồ 2.21 Hiệu quả sau vay vốn tín dụng chính đến các tiêu chí khác của hộ gia đình nơng thơn

Nguồn: Tơ Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung (2016) [9]

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, tiêu chí đánh giá trực tiếp liên quan đến hộ nghèo là tiêu chí số 11 và nhiều tiêu chí đánh giá gián tiếp liên quan tới hộ nghèo như tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục, tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 17 về mơi trường. Tín dụng góp phần giúp hộ nghèo tham gia lao động, cải thiện thu nhập, và tăng tích lũy, đây là ảnh hưởng tích cực mang tính trực tiếp để giúp hộ nghèo vượt qua những khó khăn về tài chính trong cuộc sống. Nếu như khơng có nguồn vốn tín dụng chính sách một cách kịp thời, đại bộ phận người nghèo sẽ không cơ hội tiếp cận với đồng vốn ưu đãi và khó lịng thốt nghèo được.

Tổng hợp lại, mỗi chương trình tín dụng chính sách đều có một vai trị riêng nhưng đã bổ trợ nhau, giúp cải thiện đời sống nông thôn trên nhiều mặt, phát huy vai trị tích cực trong xây dựng nơng thơn mới trên nhiều phương diện, giúp người nghèo tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tiến tới hồn thành các tiêu chí nơng thơn mới.

Thứ ba, tín dụng chính sách có tác động gián tiếp giúp người nghèo cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi gián tiếp ảnh hưởng tích cực tới đời sống văn hóa, tinh thần của người nghèo. Một cuộc sống khấm khá hơn sẽ là nền tảng cơ bản

để bảo đảm những vấn đề đáng trăn trở về văn hóa xã hội được củng cố tốt hơn. Người nghèo có thời gian sinh hoạt văn hóa với cộng đồng, duy trì, bảo tồn và phát triển được bản sắc văn hóa của vùng miền một cách bền vững.

Biểu đồ 2.22:Tác động gián tiếp của tín dụng chính sách tới hộ gia đình nơng thơn

Nguồn: Tơ Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung (2016) [9]

Việc phải tham gia vào các Tổ TK&VV khi vay vốn đã tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội được trao đổi, chia sẻ những khó khăn về mặt tinh thần trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng của những người có chung hồn cảnh khó khăn trên cùng địa bàn để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, sự cam kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ viên trong Tổ TK&VV trong việc sử dụng vốn vay, trả lãi, trả gốc đúng hạn và sự giám sát lẫn nhau trong quá trình sử dụng vốn vay góp phần nâng cao ý thức sử dụng vốn vay và chất lượng sử dụng vốn của chính những người vay vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w