Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 104 - 106)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới xây dựng nông thôn

Trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo là một trong các tiêu chí quan trọng để xác định xem xã đó có đạt chuẩn nơng thơn mới hay khơng. Do đó, để đẩy nhanh thời gian được cơng nhận là nơng thơn mới nhằm lấy thành tích thi đua của địa phương, việc xác định số lượng hộ nghèo có thể sẽ bị điều chỉnh giảm. Điều này dẫn đến NHCSXH có thể bỏ sót khơng cho vay được các đối tượng nghèo nhưng lại không nằm trong danh sách nghèo được đưa lên. Vấn đề nữa là, nếu có tiêu cực trong cơng tác xác định hộ nghèo, ví dụ hộ khơng nghèo nhưng lại được xác định nghèo để tiếp cận với vốn chính sách giá ưu đãi, hậu quả là, NHCSXH cho vay không đúng đối tượng. Kết hợp của hai sai sót trên dẫn đến, danh sách hộ nghèo được đưa lên sẽ giảm về số lượng nhưng tăng tỷ trọng số hộ không thực sự là nghèo. Để hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề này, trước tiên Chính phủ khơng nên đưa tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo ra làm tiêu chí bắt buộc để đạt nơng thơn mới. Thay vào đó có thể là các tiêu chí số lượng hộ có nhà vệ sinh tự hoại, số hộ có thu nhập trên mức 4 đô la/ngày... Bên cạnh đó, Chính phủ cần yêu cầu Bộ LĐTBXH rà soát lại cách đánh giá hộ nghèo, báo cáo sai số trong điều tra hộ nghèo kịp thời để có những chính sách điều chỉnh, ví dụ như tăng tiếp cận tín dụng đối với hộ được xác định là cận nghèo hoặc hộ có khả năng tái nghèo cao do thu nhập khơng ổn định.

3.2.3. Phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp và các dịch vụ tài chính hỗ trợ

Thứ nhất, phát triển thị trường bảo hiểm nơng nghiệp

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn địi hịi phải có một tổ chức kiểm soát tốt những rủi ro đối với hoạt động nơng nghiệp, nơng thơn, từ đó giảm thiểu rủi ro đối với các khoản tín dụng được các ngân hàng cấp cho khách hàng có cuộc sống sinh hoạt và lao động gắn với nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều rủi ro về thời tiết, dịch bệnh trong khi thị trường bảo hiểm nông nghiệp thường phát triển sau các ngân hàng.Bảo hiểm nông nghiệp là lĩnh vực phức tạp, tốn kém và khả năng sinh lời thấp, rất dễ bị lỗ nên cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.Để phát triển thị trường bảo hiểm, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thông qua các cơ chế ưu

đãi trong quá trình hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia bảo hiểm thơng qua phí bảo hiểm.

Thứ hai, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ

Nguời nghèo, đặc biệt ở các vùng nơng thơn ít đuợc tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại thuờng ngần ngại giao dịch mặc dù nhu cầu sử dụng của họ rất lớn. Do đó, việc cung cấp thêm nhiều dịch vụ tài chính phục vụ nguời nghèo khơng chỉ làm gia tăng tiện ích mà còn giúp họ hội nhập đuợc với sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống nhu cho vay, tiết kiệm, các ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh các dịch vụ khác nhu chuyển tiền, quản lý tài chính, cấp thẻ tín dụng nơng nghiệp, ...

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, việc mở tài khoản và thẻ ngân hàng cho tất cả nguời nghèo với các dịch vụ tài chính tích hợp nhu tiết kiệm, tín dụng, uu đãi mua hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nguời nghèo. Với chiếc thẻ này, nguời nghèo giảm đuợc rủi ro mất cắp tiền do nắm giữ tiền mặt; các khoản trợ cấp, phúc lợi xã hội cũng đuợc trả trực tiếp vào tài khoản, làm giảm tình trạng tham nhũng của các cán bộ chuyên trách tại nhiều vùng nơng thơn. Với chức năng của thẻ tín dụng, nguời nghèo đuợc quyền thấu chi theo một hạn mức nhất định; từ đó làm tăng độ tự chủ tài chính của nguời nghèo trong những truờng hợp khẩn cấp, giảm sự lệ thuộc vào các chủ nợ cho vay nặng lãi. Để làm đuợc điều này, Nhà nuớc, các ngân hàng, doanh nghiệp và địa phuơng cần có sự phối hợp để xây dựng hệ thống tài chính tồn diện, hiện đại và một hệ thống nhà cung cấp và tiêu thụ sản phẩm chấp nhận thẻ ngân hàng của nguời nghèo. Việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng cần đuợc chú trọng nhằm giúp nguời nghèo biết, hiểu và sẵn sàng sử dụng dịch vụ.

3.2.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động tín dụng chính sách

Đây đuợc xem là điều kiện hàng đầu để NHCSXH thực hiện quản lý tín dụng chính sách có hiệu quả. Hồn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của NHCSXH trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành chức năng xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với nguời nghèo và

các đối tượng chính sách khác, hồn thiện cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế quản lý tài chính ..., đảm bảo cho ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững:

Hoàn thiện quy định về cơ chế “ân hạn” đối với một số chương trình đã thực hiện và những chương trình phát sinh mới (nếu có). Theo đó, nên quy định trong thời gian ân hạn, khách hàng chỉ chưa phải trả nợ gốc. Hiện nay, một số chương trình quy định, trong thời gian ân hạn khách hàng chưa phải trả nợ (cả gốc và lãi). Điều đó khiến cho việc trả nợ của khách hàng sau này khó khăn hơn. Bởi ngồi khoản tiền gốc, khách hàng còn phải trả số lãi tồn phát sinh kể từ ngày nhận tiền vay rất lớn. Ngoài nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, cịn khó khăn cho ngân hàng trong q trình quản lý món vay. Do vậy, nên nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế này để có thể tạo thành một cơ chế pháp lý trong cho vay của NHCSXH.

Hồn thiện quy trình, thủ tục về hồ sơ cho vay đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách. Hiện nay, mục đích cho vay hộ gia đình để sử dụng vào mục đích chung nhằm phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các cá nhân trong hộ. Cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp lý về thừa kế để thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ chung của những người thừa kế trong hộ đối với món vay. Hiện nay, những quy định đó là chưa rõ ràng, nên trong những trường hợp chủ hộ chết, mất tích mà người thừa kế khơng có ý thức thực hiện tiếp nghĩa vụ đối với khoản vay sẽ dẫn đến khó khăn trong xử lý nợ.

Làm tốt khâu bình xét đối tượng vay vốn, mức vốn vay ở các Tổ TK&VV, hạn chế dần và đi đến xóa bỏ tình trạng chia đều, sẻ mỏng, bình qn chủ nghĩa như hiện nay. Đối tượng có khả năng sử dụng vốn, có điều kiện sử dụng vốn, có phương án sản xuất kinh doanh tốt hơn... phải được bình xét mức vay cao hơn. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, người vay có điều kiện sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn hơn, phù hợp với năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh. hiệu quả đem lại cao hơn sẽ giúp ngân hàng giảm nợ xấu, người vay có cơ hội thốt nghèo bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w