2.2. THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CHÍNHSÁCH GẮN
2.2.3. Các chương trình cho vay giải quyết việc làm
Đối tuợng vay vốn của Chuơng trình cho vay giải quyết việc làm là các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình (trong đó uu tiên cho vay nguời lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp). Cơ sở sản xuất, kinh doanhbao gồm các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuát kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và chủ trang trại. Để được vay vốn Chương trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có (1) dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án; (3) dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo đảm tiền vay theo quy định. Trong khi đó, hộ gia đình phải: (1) đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới; (2) có dự án được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận; (3) cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. Mức vay vốn tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình nhưng khơng q 500 triệu đồng/dự án, khơng q 20 triệu đồng/1 lao động thu hút mới và không quá 20 triệu đồng/hộ.
Quy mô dư nợ —Tốc độ tăng trưởng
Biểu đồ 2.12 Quy mơ khách hàng chương trình cho vay giải quyết
việc làm
Dư nợ bình quân —Khách hàng (tr.người)
Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng NHCSXH về kết quả cho vay, dư nợ tín dụng từ mức gần 2 nghìn tỷ vào năm 2003 đã
tăng lên 10,84 nghìn tỷ năm 2017, số lượng khách hàng cịn dư nợ của chương trình
là 402 nghìn khách hàng với dư nợ bình quân hơn 27 triệu đồng/khách hàng.
Biểu đồ 2.13 Số lượng lao động được tạo việc làm mới nhờ vốn vay của các chương trình tín dụng phân theo địa lý
Nguồn: Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2016) [7]
Tính đến thời điểm cuối năm 2016, đã có hơn 8,7 triệu lao động được tạo việc làm mới nhờ vốn vay của các chương trình tín dụng, tập trung chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 25,5%), Đồng bằng sông Hồng (chiếm 18,2%) và Đơng Bắc (chiếm 15,6%). Gần 90 nghìn lao động (chiếm 1,1%) trong số này đã đi lao động ở nước ngoài và tập trung chủ yếu tại vùng Đơng Bắc và Bắc Trung Bộ.
Có thể nói, chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, góp phần khơi phục các ngành nghề truyền thống, đã hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là người lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, lao động nữ, lao động là người tàn tật, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nơng thơn đã làm thay đổi nhận thức của một bộ phận những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ chưa bắt kịp với phương thức sản xuất lớn. Thơng qua chương trình cho vay giải quyết việc làm, nhiều điển hình về làm
kinh tế giỏi, khơng chỉ ở khu vực thành thị mà cịn có ở khu vực nơng thơn, vùng khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Riêng đối với chuơng trình cho vay xuất khẩu lao động, nguời lao động đi xuất khẩu lao động bản thân đã có việc làm, tăng thu nhập, có điều kiện gửi tiền về cho gia đình để trả nợ ngân hàng và tích lũy tiền vốn để làm ăn sau khi về nuớc. Ngoài ra, nhờ tiếp cận đuợc với khoa học, kỹ thuật và phong cách sản xuất, kinh doanh tiên tiến ở nuớc ngoài, nguời lao động đã thay đổi đuợc nhận thức về phuơng thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nhờ phong trào đi lao động ở nuớc ngoài đuợc huởng ứng tích cực từ phía nguời lao động và sự trợ giúp của ngân hàng, một luợng lớn ngoại tệ đã đuợc chuyển về nuớc, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nuớc đuợc mở rộng và đua Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Cuộc sống của nguời dân tại các huyện nghèo, nguời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đã đuợc cải thiện đáng kể, đặc biệt là khu vực nông thôn hẻo lánh vốn xa lạ với việc đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm việc làm ở các khu vực khác địa phuơng của mình.